Cao tốc tphcm trung lương dài bao nhiêu km

Cao tốc dài 62 km nối TP HCM - Long An và Tiền Giang được đề xuất mở rộng lên 8 làn xe, hai làn khẩn cấp, tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 4 năm.

Thông tin được đơn vị tư vấn đưa ra tại buổi làm việc của Ban Quản lý dự án 7, Bộ Giao thông Vận tải [chủ đầu tư] với UBND tỉnh Long An về tiến độ mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương, ngày 5/6.

Cao tốc TP HCM - Trung Lương hiện có 4 làn xe, hai làn khẩn cấp, tốc độ tối đa 100 km/h, khai thác từ 13 năm trước. Từ 2019, tuyến đường dừng thu phí, lượng xe đi qua tăng khoảng 30%, với hơn 50.000 lượt xe mỗi ngày đêm khiến cao tốc thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn.

Cao tốc TP HCM - Trung Lương hiện quá tải, thường xuyên kẹt xe kéo dài khi có va chạm. Ảnh: Hoàng Nam

Theo đơn vị tư vấn, khi mở rộng, cao tốc có tốc độ thiết kế 120 km/h, tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 200 ha đã được giải phóng mặt bằng trong giai đoạn 1. Dự án sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công với kinh phí hơn 9.700 tỷ đồng, khởi công năm 2025 và dự kiến hoàn thành sau hai năm.

Tại buổi làm việc, tỉnh Long An kiến nghị chủ đầu tư sớm chỉnh trang, sửa chữa hai nút giao cao tốc tại TP Tân An và huyện Bến Lức đã bị xuống cấp. Đồng thời, địa phương này cũng đề nghị khi mở rộng cao tốc cần có đường kết nối với huyện Thủ Thừa bởi nơi đây có khu, cụm công nghiệp quy mô hàng nghìn ha.

Trước đó, Tập đoàn Đèo Cả đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng được đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương lên 8 làn xe với tổng vốn hơn 5.300 tỷ đồng, theo phương thức đối tác công tư. Trong đó, vốn ngân sách là 2.650 tỷ đồng [chiếm 50%], vốn chủ sở hữu nhà đầu tư 406 tỷ đồng và vốn từ các tổ chức tín dụng, hợp đồng hợp tác kinh doanh [BCC] 2.300 tỷ đồng.

Giữa năm ngoái, Liên danh Cienco 6 - Coteccons - Thuận Việt cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi dự án mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương theo phương thức PPP. Liên danh này cam kết tự bỏ chi phí lập báo cáo nghiên cứu trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

[ĐCSVN] – Ngày 8/6, Sở GTVT tỉnh Tiền Giang thông tin, tỉnh này đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường bộ cao tốc TPHCM-Trung Lương.

Dự án sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư khoảng 9.765 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 và sang giai đoạn 2026-2030 của Bộ GTVT.

Theo Sở GTVT tỉnh Tiền Giang, đoạn cao tốc TPHCM-Trung Lương dài khoảng 40km, quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, được khởi công năm 2004 và hoàn thành năm 2010. Sau hơn 12 năm khai thác, nhất là sau khi dừng thu phí năm 2019, do lưu lượng xe qua cao tốc này lên đến hơn 50.000 xe/ngày, nên thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn. Vì vậy, việc mở rộng cao tốc này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải hiện tại và trong tương lai.

Theo nghiên cứu tiền khả thi của Ban Quản lý dự án 7 [Bộ GTVT], dự án sẽ mở rộng thêm 4 làn xe cho cao tốc TPHCM-Trung Lương giai đoạn 2 để đạt quy mô 8 làn xe cao tốc và 2 làn dừng khẩn cấp. Dự án có tốc độ thiết kế 120 km/giờ và dự kiến sẽ khởi công trong năm 2025 và tổ chức thi công, đưa vào khai thác trong năm 2027.

Tỉnh Tiền Giang cũng kiến nghị Bộ GTVT quan tâm mở rộng cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận cho đồng bộ với cao tốc TPHCM-Trung Lương sau khi mở rộng. Đồng thời, đề xuất xây dựng các đường đấu nối vào cao tốc trên địa bàn huyện Tân Phước, Châu Thành và bổ sung mở rộng thêm trạm dừng chân trên tuyến cao tốc này nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế.

Đoạn cao tốc TPHCM-Trung Lương cũng kết nối vào cao tốc Bến Lức-Long Thành, tạo trục giao thông trực tiếp từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Được biết, cao tốc TPHCM-Trung Lương đi qua địa phận ba địa phương là TPHCM, Long An, Tiền Giang, là tuyến đường huyết mạch cửa ngõ phía Tây kết nối TPHCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Đoạn TPHCM-Trung Lương là trục quan trọng của cao tốc Bắc-Nam phía Đông [CT01], kết nối liền mạch với các đoạn cao tốc đang và sắp đi vào hoạt động gồm Trung Lương-Mỹ Thuận, Mỹ Thuận-Cần Thơ và Cần Thơ-Cà Mau.

Việc đưa vào khai tuyến đường cao tốc này đáp ứng cho khoảng 50.000 lượt ô tô qua lại mỗi ngày và dự kiến đến Tết Canh Dần lưu lượng xe sẽ có khả năng tăng gấp đôi. Với tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, thời gian từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Tiền Giang được rút ngắn chỉ còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút như trước đó.

Số liệu, thông kê

Phần đường cao tốc khởi đầu từ khu vực nút giao Chợ Đệm – Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh và kết thúc tại khu vực nút giao Thân Cửu Nghĩa – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang với chiều dài 39,8Km. Tuyến được đầu tư xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, cấp 120 ứng với Vtk=120Km/h; mặt cắt ngang quy hoạch 8 làn xe cao tốc và 2 làn dừng xe khẩn cấp [8 x 3,75m + 2 x 3,0m], Bnền = 41m; giai đoạn 1 xây dựng ở giữa 4 làn xe và 2 làn dừng xe khẩn cấp [4 x 3,75m + 2 x 3,0m], Bnền= 25 ÷ 26,0m; phần mặt cắt ngang còn lại trồng cây xanh giữ đất

Để đi lại vào QL.1 hiện hữu, bố trí các tuyến đường nối vào đầu và cuối tuyến cao tốc với tổng chiều dài dao động 22,1Km. Cụ thể gồm các tuyến sau:

– Nút giao Tân Tạo đi Chợ Đệm [TP.HCM] dài: 9,6 Km.

– Nút giao Bình Thuận đi Chợ Đệm [TP.HCM] dài: 3,7 Km.

– Nút giao Thân Cửu Nghĩa với Trung Lương [Tiền Giang] dài: 8,8 Km.

– Tổng chiều dài các tuyến đường nối: 22,1 Km.

Các tuyến nối được xây dựng với 4 làn xe cơ giới [4×3,5m] và 2 làn xe hỗn hợp. Đường gom được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, mặt cắt ngang 2 làn x 3,0m, Bnền= 7,0m, mặt tiền láng nhựa. Công trình cầu được đầu tư xây dựng với qui mô tương ứng với qui mô mặt cắt ngang của tuyến [B=24,5m]. Do đặc điểm tuyến đi qua vùng có điều kiện địa chất phức tạp nên xây dựng 03 đoạn cầu cạn với chiều dài 13,2Km. Trên toàn đoạn đầu tư xây dựng các nút giao: nút Tân Tạo, nút Bình Thuận, nút Chợ Đệm, nút Bến Lức, nút Tân An và nút Thân Cửu Nghĩa.Tổng mức đầu tư theo mặt bằng giá quý I/2008 là 9.884,517 tỷ đồng.

Dự án bắt đầu thực hiện tháng 12/2004 và đưa vào khai thác tạm thời ngày 03/02/2010 tuyến nối Tân Tạo – Chợ Đệm và cao tốc đoạn Chợ Đệm – Trung Lương. Đoạn tuyến nối Bình Thuận – Chợ Đệm đưa vào khai thác ngày 30/3/2011. Khi dự án bất động sản hoàn tất đã rút ngắn thời gian đi lại trên tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, giảm ách tách giao thông trên tuyến QL.1. Tại thời điểm khánh thành năm 2010, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương là tuyến cao tốc hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam.

Đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 61,9 km, bao gồm hai hệ thống đường: Tuyến cao tốc [dài 39,8 km] và các tuyến đường nối [22,1 km]. Điểm đầu là nút giao thông Chợ Đệm, xã Tân Túc, H.Bình Chánh, TP.HCM; điểm cuối là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa, H.Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Những lợi ích kinh tế đạt được

Tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương có điểm kết nối với tỉnh Long An ngay đường ĐT830. Đây là khu vực quan trọng bởi có nhiều khu công nghiệp, cảng sông đang hoạt động. Đường ĐT 830 đang được đầu tư mở rộng, kết nối trực tiếp với các tuyến quốc lộ và cao tốc, thúc đẩy kinh tế khu vực này phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.

Theo ban quản lý dự án, hiện công tác giải phóng mặt bằng đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành toàn tuyến vào cuối năm. Tuyến đường được mở rộng là cầu nối quan trọng kết nối các khu công nghiệp trong tỉnh với nhau và kết nối với Cảng Quốc tế Long An, tạo động lực cho phát triển công nghiệp của tỉnh. Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận Tải Long An, ông Nguyễn Văn Chỉnh cho rằng tuyến đường cao tốc Thành Phố Hồ Minh – Trung Lương là cầu nối quan trọng kết nối các khu công nghiệp trong tỉnh với nhau và kết nối với Cảng Quốc tế Long An, tạo động lực cho phát triển công nghiệp của tỉnh.

Ngoài ra, tuyến đường huyết mạch này còn kéo theo sự phát triển đô thị, hình thành các khu dân cư tập trung, tiền đề phát triển đô thị trong tương lai. Sở GTVT mong các huyện có tuyến đường đi qua đẩy nhanh tiến độ GPMB để hoàn thành công trình đúng thời hạn, nhất là khi Cảng Quốc tế Long An chính thức đi vào hoạt động. Đây sẽ là khu vực phát triển công nghiệp năng động thúc đẩy kinh tế tỉnh Long An tăng trưởng mạnh trong tương lai gần.

Bất động sản được hưởng lợi gì?

Bất động sản được hưởng lợi gì?

Theo nhận định và đánh gia của nhiều chuyên gia, nhiều khách hàng và nhà đầu tư đang có xu hướng dồn về những khu vực thuộc vùng đô thị mở rộng TP.HCM như huyện Đức Hòa và Cần Giuộc [Long An], bởi sự hấp dẫn của khu vực này giá đất còn rẻ, nhiều công trình giao thông trọng điểm quốc gia được đầu tư xây dựng, không khí trong lành với nhiều mảng xanh tự nhiên, đặc biệt sở hữu vị trí thuận tiện kết nối dễ dàng với trung tâm TP.HCM.

Chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập Toàn Cầu [GIBC], Huỳnh Phước Nghĩa cho hay: “Giá đất một số vị trí thuộc địa bàn tỉnh giáp ranh Sài Gòn đang xảy ra tình trạng leo thang ngoài dự báo”. Ông cho hay, trừ Bình Dương không có nhiều biến động, một số khu vực tại Đồng Nai, Long An đã sốt cục bộ, đội giá khá mạnh trong 6-12 tháng qua.

Các yếu tố khác tác động đến giá đất ở tỉnh, theo ông Nghĩa, phụ thuộc vào sức hút của hạ tầng. Khả năng kết nối giữa các khu vực giáp ranh và đô thị lớn càng hoàn thiện thì biên độ tăng giá càng lớn. 1-2 năm trở lại đây thông tin hạ tầng TP HCM kết nối đi các tỉnh lân cận hứa hẹn tốt dần lên đã trở thành lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới đầu tư và đầu cơ.

Các dự án nổi bật

Ngay từ đầu năm, thị trường Long An đã ghi nhận sức tăng trưởng vượt bậc so với các năm trước nhờ sự tác động từ nhiều yếu tố như hạ tầng phát triển, chính sách đầu tư tốt từ nhà nước, dòng vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đổ vào lớn… cùng nhiều dự án mới được công bố, thị trường khu vực này hứa hẹn sẽ vẫn còn giữ nhiệt cao trong thời gian tới.

Với tổng diện tích là 20ha, tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Tân An, vây quanh dự án lại là các mạch đường chính cũng như các khu đô thị sầm uất. Lavilla Green City Tân An là một khu đô thị cao cấp được xây dựng với loại hình nhà phố – biệt thự, 1 trệt 2 lầu xây sẵn đã hoàn thiện. Các tiện ích công cộng được chú trọng phục vụ một cách tích cực cho người sử dụng như nhà văn hóa, sân vận động, khu ẩm thực, chợ, siêu thị cùng hệ thống giáo dục đầy đủ như trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông, cao đẳng, đại học, trung tâm bồi dưỡng chính trị, …

Cập nhật cao tốc TP.HCM – Trung Lương hiện tại

Cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 62 km, được xem là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với khu vực Tây Nam bộ.

Năm 2012, tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương bắt đầu thu phí để hoàn vốn cho ngân sách nhà nước đã ứng trước 9.880 tỉ đồng. Đến ngày cuối năm 2018, cao tốc dừng thu phí do Công ty Yên Khánh hết hợp đồng chuyển nhượng quyền thu phí. Tiếp đó, Tổng cục Đường bộ tiếp nhận cao tốc và giao lại cho Cục Quản lý đường bộ IV.

Ngày 5-8-2019, Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam đã đi khảo sát thực tế cao tốc này. Sau đó, hiệp hội có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ cùng các cơ quan chức năng cảnh báo những nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng của tuyến đường cao tốc khi dừng thu phí.

Tới tháng 6-2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi kiểm tra dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Theo đó, Thủ tướng giao cho Bộ GTVT khẩn trương lập và triển khai phương án thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương để khắc phục tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông.

Cao tốc tp.hcm Trung Lương Mỹ Thuận dài bao nhiêu km?

Thiết kế Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có chiều dài tuyến là 51,5 km; có điểm đầu tiếp nối đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương tại nút giao Thân Cửu Nghĩa và kết thúc tại nút giao An Thái Trung với Quốc lộ 30, nối tiếp với đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 và đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Cao tốc Trung Lương chạy tốc độ bao nhiêu?

HCM - Trung Lương dài 61,9 km theo quy hoạch là đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/giờ, mặt cắt ngang tuyến chính 8 làn cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp. Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc này giúp thời gian đi từ TP.

cao tốc Trung Lương

Cụ thể, theo ông Chương, sau thời gian thu phí chính thức từ ngày 9-8-2022 đến hết tháng 9-2023, dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thu được hơn 984 tỉ đồng [trung bình khoảng 2,354 tỉ đồng/ngày]. Trong năm 2022, dự án thu phí được gần 299 tỉ đồng [trung bình khoảng 2,06 tỉ đồng/ngày].

Đường cao tốc dài bao nhiêu km?

Hệ thống đường cao tốc Việt Nam là một mạng lưới các đường cao tốc kéo dài từ Bắc đến Nam ở Việt Nam và thuộc hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam. Bắt đầu được xây dựng từ cuối năm 1998 đến nay, năm 2023 thì theo tính toán, toàn bộ Hệ thống đường cao tốc Việt Nam có quãng đường khoảng 1.900 km.

Chủ Đề