Cách xử lý nhân viên gian lận

Công ty chấm dứt hợp đồng do nhân viên gian lận tiền của công ty. Quyền bí mật đời tư của cá nhân bị xâm phạm phải làm thế nào?

Công ty chấm dứt hợp đồng do nhân viên gian lận tiền của công ty. Quyền bí mật đời tư của cá nhân bị xâm phạm phải làm thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi công ty luật Dương Gia, xin nhờ công ty tư vấn giúp tôi trường hợp như bên dưới, thì tôi có khởi kiện được không? Ngày 31/05/2016 tôi có nhận làm công việc bán vé máy bay cho 1 công ty sắp thành lập, với mức lương 7 triệu động. Do thời gian đầu công ty chưa có tk giao dịch nên tôi đã giao dịch với khách hàng qua tài khoản cá nhân của chồng tôi. Đến ngày 17/06/2016 công ty thông báo đã có tài khoản, tôi đã chuyển mọi giao dịch của mình qua tài khoản công ty để tiện làm việc. Ngày 19/07/2016 công ty tôi có nhận thêm 1 nhân viên nữa vào làm việc cùng với tôi. Đến ngày 22/07/2016 sếp của tôi có nhắn tin cho tôi báo nên nghỉ dưỡng ở nhà thư giãn, sắp xếp công việc nhà đến hết tháng 7 rồi vào làm lại. Tôi đã đồng ý, đến ngày 01/08/2016 tôi nhận được thông báo từ khách hàng là công ty đã thông báo tôi nghỉ việc, do tôi gian lận tiền công ty. Ngày 2/08/2016 tôi có vào công ty để yêu cầu sao kê tài khoản của công ty, sau đó tôi đã làm giải trình ra từng thanh toán, giao dịch với khách hàng mà tôi đã từng làm trong thời gian nhận công việc, để chứng minh tôi không lừa đảo gian lận. cũng trong ngày đó, khi đem máy tính cá nhân của tôi từ công ty về tôi đã phát hiện ra sếp của tôi, đã dùng máy tính cá nhân của tôi để lục lọi tin nhắn viber, zalo, faceook, email …. và đem ra để bàn tán với một nhân viên khác trong công ty các việc cá nhân của tôi. Nay tôi muốn khởi kiện sếp tôi về việc vu khống, xâm phạm quyền riêng tư cá nhân và cho nghỉ việc không có thông báo khi không gây bất ký tổn hại nào cho công ty thì có được không? Và nếu khởi kiện thì bên kia sẽ bị xử lí vi phạm như thế nào? Chân thành cám ơn mong nhận được tin sớm từ quý công ty.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– “Bộ luật lao động 2019”

2. Giải quyết vấn đề:

Do bạn không nêu rõ nguyên nhân chấm dứt hợp đồng với bạn nên có thể chia 2 trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất, theo quy định tại Điều 38, “Bộ luật lao động 2019” Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

Xem thêm: Mẫu quyết định cho thôi việc, nghỉ việc, sa thải nhân viên mới nhất năm 2022

"Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a] Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b] Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c] Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d] Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a] Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b] Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c] Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."

Như vậy, công ty bạn đang đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với bạn.

Trường hợp thứ hai, theo quy định tại Điều 123 “Bộ luật lao động 2019” về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động:

"1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a] Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b] Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c] Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d] Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a] Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

… "

Có thể thấy dù bạn có thực hiện hành vi gian lận tiền của công ty thì công ty của bạn cũng chưa thể áp dụng ngay hình thức kỷ luật là sa thải đối với bạn, muốn áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào thì công ty của bạn phải có căn cứ rõ ràng chứng minh được việc bạn đã gian lận tiền đồng thời công ty còn phải tổ chức họp kỷ luật có sự tham dự của bạn để điều tra rõ sự việc cũng như đưa ra các biện pháp để giải quyết. Nếu không thực hiện những bước này mà công ty tiến hành sa thải bạn ngay mà không cho bạn cơ hội giải trình thì công ty đã làm sai theo quy định của pháp luật lao động. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể khởi kiện công ty ra Tòa án do đã vi phạm pháp luật lao động và xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, về việc Tòa sẽ xử như thế nào thì tùy thuộc vào việc xác định sai phạm của công ty bạn, thiệt hại thực tế của bạn và yêu cầu mà bạn đưa ra. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự 2005 về quyền bí mật đời tư:

"1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."

>>> Luật sư tư vấn chấm dứt hợp đồng lao động khi trộm tiền công ty: 1900.6568

Giám đóc của bạn trong trường hợp này đã có hành vi tự ý dùng máy tính cá nhân của tôi để lục lọi tin nhắn viber, zalo, faceook, email …. và đem ra để bàn tán với một nhân viên khác trong công ty các việc cá nhân của bạn thì đã trực tiếp xâm phạm nôi dung về quyền đảm bảo về bí mật đời tư. Bạn có thể xử lý bằng cách tố giác với cơ quan công an về hành vi này, để có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người giám đốc theo quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự 1999 [sửa đổi bổ sung 2009] về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác:

"1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị  xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c]  Phạm tội nhiều lần;

d] Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ] Tái phạm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. "

Chủ Đề