Cách xử lý khi bị bỏng hóa chất

Có thể vì bất cẩn hoặc lý do không may nào đó bạn sẽ rơi vào tình trạng bỏng axit, bỏng hóa chất. Bỏng hóa chất nhẹ thường liền mà không cần điều trị gì thêm. Nếu hóa chất gây bỏng da gây tổn thương nặng, hãy làm theo các bước sau:

Khi hóa chất, axit dính trên da

Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách: Rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Nếu hóa chất gây bỏng là chất dạng bột như vôi, hãy chải sạch nó khỏi da trước khi rửa.

Chú ý không cởi quần áo người bị bỏng không vì như thế rất dễ gây lột da. Khi tiếp xúc nhớ không tiếp xúc bằng tay không.

Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch.

Đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu luôn.

Khi hóa chất, axít bắn vào mắt

Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt sẽ khá nguy hiểm đặc biệt gây đau đớn và hoảng sợ cho người bị nạn. Việc đầu tiên cần làm là trấn tĩnh người bị nạn.Tránh tuyệt đối dụi mắt, vì dụi mắt có thể gây tổn thương thêm cho mắt.

Không cho bất kì thứ gì ngoài nước hoặc nước muối sinh lý để rửa kính áp tròng vào mắt, và không dùng thuốc nhỏ mắt trừ khi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy.

Sau đó hãy thực hiện ngay các bước sau:

Thực hiện rửa sạch mắt bằng nước: Dùng nước sạch chảy từ vòi nước ấm trong ít nhất 20 phút. Có thể dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.

Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.

Rửa bằng nước vùng bị dính axít hay hóa chất nhiều lần và thật lâu bằng nước

Với trẻ em, tốt nhất là cho trẻ nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu vào bồn rửa trong khi bạn phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc vào chỗ sống mũi giữa hai mắt. Nhớ rửa trong ít nhất 20 phút cho dù bạn dùng cách nào.

Tự rửa tay bạn hoặc giúp người bị nạn rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước. Rửa tay thật kỹ để đảm bảo không còn hóa chất hoặc xà phòng dính trên đó. Mục tiêu trước nhất của bạn là loại bỏ hóa chất ra khỏi bề mặt mắt, nhưng sau đó bạn cần đảm bảo loại bỏ hóa chất ra khỏi tay để tránh hóa chất gây tổn hại những vùng khác trên cơ thể.

Nếu bạn hoặc người bị nạn có đeo kính áp tròng thì phải tháo ngay kính áp tròng ra, nếu kính chưa bị tuột ra trong khi rửa mắt bằng nước.

Sau khi làm theo các bước ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu. Mang theo hộp đựng hóa chất hoặc tên hóa chất khi bạn đến cơ sở y tế. Nếu có thể, hãy đeo kính râm vì mắt bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.Tuy nhiên, trong trường hợp nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất, da xanh tái hoặc thở nông. Vết bỏng hóa chất thâm qua lớp da ngoài cùng, và gây bỏng độ 2 trên diện tích có đường kính trên 5 – 8cm.

Bỏng hóa chất xảy ra ở mắt, bàn tay, bàn chân, mặt, bẹn hoặc mông hoặc ở khớp lớn thì phải gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bị nạn tới bệnh viện gần nhất…

Trong trường hợp nếu bạn không biết chắc liệu chất đó có độc hay không, hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc. Nếu bạn đến cơ sở y tế, hãy mang theo hộp đựng hóa chất hoặc bản mô tả đầy đủ về hóa chất đó để nhận dạng.

VTV.vn - Bỏng hóa chất là loại bỏng thường gây nên những tổn thương sâu, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Hình minh họa [Ảnh: Safetyandhealthmagazine]

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, bỏng hóa chất xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng như acid hoặc kiềm… Bỏng hóa chất được xếp vào loại bỏng ăn da. Nó có thể gây ra các phản ứng trên da hoặc trong cơ thể và gây bỏng cơ quan nội tạng nếu nạn nhân nuốt phải hóa chất.

Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn phát hiện ra có người bị bỏng hóa chất và bị bất tỉnh.

Nguyên nhân gây bỏng hóa chất

Acid và kiềm mạnh là các chất hóa học chủ yếu gây bỏng hóa chất. Ngoài ra, phốt pho dùng trong công nghiệp hoặc vôi mới tôi có thể gây nên tổn thương bỏng nặng và làm nạn nhân rất đau đớn. Bỏng có thể xảy ra tại trường học, nơi làm việc hoặc bất cứ địa điểm nào có hóa chất.

Một số sản phẩm có thể gây bỏng hóa chất: acid trong ắc qui xe hơi, thuốc tẩy trắng, amoniac, chất làm sạch răng giả, các sản phẩm làm trắng răng, sản phẩm khử trùng nước hồ bơi chứa clo

Những đối tượng có nguy cơ bị bỏng hóa chất

Những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị bỏng do hóa chất là trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người tàn tật. Những nhóm đối tượng này có thể không đủ khả năng xử trí khi tiếp xúc với các hóa chất.

Bạn cũng sẽ có khả năng bị bỏng hóa chất nếu tiếp xúc với các chai lo đựng hóa chất mà không có dụng cụ bảo vệ.

Các triệu chứng của bỏng hóa chất

Các triệu chứng của bỏng hóa chất khác nhau tùy theo hình thức bị bỏng: bỏng do nuốt phải hóa chất hay bỏng do tiếp xúc trên da.

Ngoài ra, các triệu chứng biểu hiện của bỏng hóa chất còn phụ thuộc vào:

- Thời gian tiếp xúc với hóa chất.

- Nạn nhân nuốt hay hít phải hóa chất.

- Hóa chất tiếp xúc với vết thương hở trên da hay da lành lặn.

- Vị trí tiếp xúc.

- Lượng hóa chất và độ mạnh của loại hóa chất.

- Dạng tồn tại của hóa chất là rắn, lỏng hay khí.

Ví dụ như nếu bạn nuốt phải dung dịch kiềm, dạ dày của bạn có thể bị bỏng.

Các triệu chứng phổ biến nhất của bỏng hóa chất

- Vùng da tiếp xúc với hóa chất bị đen sạm và trở thành vùng da chết [chủ yếu do bỏng acid].

- Kích ứng, đỏ hoặc bỏng rát ở khu vực bị ảnh hưởng.

- Tê cứng và đau ở vị trí bỏng.

- Mất thị giác hoặc thay đổi thị giác nếu hóa chất tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Các triệu chứng có thể gặp phải nếu nuốt phải hóa chất: loạn nhịp tim, đau đầu, hạ huyết áp, ngừng tim hoặc cơn đau tim, khó thở, ho, co giật, hoa mắt, co giật cơ, chẩn đoán bỏng hóa chất.

Bác sĩ sẽ phân loại bỏng hóa chất dựa theo mức độ tổn thương và độ sâu của vết bỏng:

- Tổn thương ở phần da trên cùng, hoặc lớp biểu bì, gọi là bỏng nông. Đây là bỏng cấp độ 1.

- Tổn thương ở lớp da thứ hai, hoặc ở lớp hạ bì gọi là bỏng dầy cục bộ. Đây là bỏng cấp độ 2.

- Tổn thương ở lớp da thứ ba, hoặc lớp mô dưới da, được gọi là bỏng dầy toàn bộ. Đây là bỏng cấp độ 3.

Điều trị bỏng hóa chất

Cấp cứu sơ bộ ban đầu đối với bỏng hóa chất cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt, bao gồm: loại bỏ hóa chất gây bỏng và rửa sạch vùng da bị tổn thương dưới vòi nước chảy từ 10-20 phút. Nếu hóa chất tiếp xúc trực tiếp với mắt, hãy rửa mắt liên tục trong ít nhất 20 phút trước khi được cấp cứu bởi nhân viên y tế.

Loại bỏ tất cả các lớp quần áo hay đồ trang sức có dính hóa chất trên người. Quấn lỏng vùng da bị bỏng bằng băng gạc khô tiệt trùng hoặc miếng vải sạch nếu có thể. Nếu vết bỏng nông, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, bạn nên tới trung tâm y tế ngay lập tức nếu vết bỏng sâu và nghiêm trọng hơn.

Bạn có thể phòng tránh các tai nạn bỏng do hóa chất bằng cách tuân thủ theo những quy tắc an toàn khi tiếp xúc với hóa chất, bao gồm:

Để hóa chất xa tầm tay trẻ em.

Bảo quản hóa chất trong các bình chứa phù hợp và an toàn sau khi sử dụng.

Sử dụng hóa chất trong phòng thoáng khí.

Hóa chất phải được giữ trong đúng bình chứa và có ghi nhãn rõ ràng bên ngoài.

Nếu có thể nên tránh sử dụng hóa chất.

Không nên trộn lẫn các loại hóa chất với nhau.

Chỉ mua những hóa chất được đựng trong những bình chứa còn nguyên vẹn.

Bố trí vị trí bảo quản hóa chất xa đồ ăn thức uống.

Đeo găng tay và các thiết bị bảo hộ khi sử dụng hóa chất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Chủ Đề