Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế kinh tế vĩ mô

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của mỗi nước. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tăng trưởng kinh tế là gì, cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế ra sao. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng các thông tin liên quan, mời bạn đọc cùng khai thác khái niệm tăng trưởng kinh tế là gì?

Theo Wikipedia, Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội [GDP] hoặc tổng sản lượng quốc dân [GNP] hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người [PCI] trong một thời gian nhất định.

Theo đó, sự tích lũy tài sản và đầu tư tài sản ấy có năng suất hơn giá trị ban đầu chính là hai quá trình mà sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc. Nói rõ hơn, các tài sản tích lũy có thể là vốn, lao động, đất đai… và một số yếu tố khác.

Nhiều chuyên gia khẳng định, hai yếu tố trọng tâm gồm tiết kiệm và đầu tư hiệu quả chính là điều thúc đẩy mạnh sự tăng trưởng. Và sự tăng trưởng kinh tế thường bị ảnh hưởng bởi chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục….

Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tính Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để đo lường tăng trưởng kinh tế bạn có thể áp dụng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.

Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.

Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là phần chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Đơn vị sử dụng cho tốc độ tăng trưởng là: %.

Để dễ nhìn, dễ hiểu ta có thể xem công thức sau đây:

y = dY/Y × 100[%],

Trong công thức này, ta có Y tương ứng với quy mô của nền kinh tế, còn y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP [hay GNP] danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP [hoặc GNP] danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP [hay GNP] thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP [hay GNP] thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. 

Với cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế như trên trên người ta có thể tính toán được một cách dễ dàng, tùy theo những trường hợp/ví dụ cụ thể mà thay thế số liệu để đạt được kết quả chính xác nhất. 

Các yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Những nhà nghiên cứu về kinh tế học đã tìm ra được động lực của sự tăng trưởng kinh tế – Một trong những thông tin mà tất cả những người quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế không thể bỏ qua. Trong đó, các chuyên gia đã chỉ ra rất rõ ràng bốn nhân tố gồm nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, tư bản và trí tuệ công nghệ.

Nguồn nhân lực

Người ta luôn nói “con người là yếu tố cốt lõi” và trong việc phát triển kinh tế cũng vậy. Những yếu tố như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ kỹ thuật rất quan trọng và giúp ích trong thời đại 4.0 như hiện nay. Tuy nhiên chúng chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả khi có sự tham gia tác độc của con người, hay chính xác là đội ngũ lao động. Và đội ngũ này đòi hỏi có trình độ, kỷ luật, sức khỏe và thái độ lao động tốt. Và điều đó chứng minh một điều rằng chất lượng đầu vào của lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế. 

Tài nguyên thiên nhiên

Yếu tố quan trọng tiếp theo, không thể không nhắc đến tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên chính là yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Không thể sản xuất hiệu quả nếu thiết yếu tố này. Người ta cũng đã liệt kê những tài nguyên quan trọng hàng đầu chính là đất đai, nguồn nước, khoáng sản… Tuy nhiên theo thực tế nhiều nước trên thế giới cho thấy, cũng có thể nói rằng các yếu tố này có một vai trò quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với nền kinh tế. Rõ ràng rất nhiều ví dụ chứng minh cho ta thấy, nhiều quốc gia tuy thiên nhiên không ưu đãi nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể.

Vốn tư bản

Tư bản ở đây chính là những trang thiết bị, cơ sở vật chất được dùng trong quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ. Đây là là một trong những nhân tố tạo tiền đề cho việc tối ưu năng suất lao động và thương mại phát triển. 

Với sự phát triển kinh tế dài hạn, tư bản có vai trò đặc biệt quan trọng trong. Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tư bản tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng bền vững.  

Tri thức công nghệ

Không thể phủ nhận, sự góp sức của tri thức công nghệ cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, sản xuất có hiệu quả hơn. Đặc biệt, tri thức công nghệ là yếu tố giúp mức chi phí trong sản xuất tối ưu hơn – Điều mà tất cả các quốc gia đều quan tâm.

Thời nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ chính là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Nhất là đối với công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học… đang có những bước tiến lớn mạnh góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. 

Yếu tố phi kinh tế

Phần trên là những yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Ngoài ra chúng ta có thể thấy, sự tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phi kinh tế như Thể chế chính trị, Văn hóa – xã hội, Dân tộc, Tôn giáo, Các quy định của pháp luật và khung phổ pháp lý..  

Khám phá:

Với những thông tin tổng hợp trên, hy vọng bài viết giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế và có thêm thông tin hữu ích liên quan đến đề tài này như khái niệm, yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn… Chúc bạn thành công! 

Tin tức / Thông tin Kinh tế – Xã hội

A+ | A | A-

Nói thêm về cách tính GDP

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 9:46 | 10/11 Lượt xem: 82520

Trên diễn đàn Quốc hội tuần qua, các đại biểu Quốc hội thắc mắc về mức tăng trưởng GDP trong quí 3-2017 mà Tổng cục Thống kê công bố, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phát biểu giải đáp phần nào thắc mắc này. Tuy nhiên, dưới góc độ người quan sát, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần thảo luận xung quanh cách tính GDP hiện nay, TBKTSG xin giới thiệu bạn đọc. Nói thêm về cách tính GDP

Số liệu GDP chín tháng theo ngành cho thấy giảm phát của giá trị gia tăng [VA deflator]
của ngành giáo dục cao hơn giảm phát GDP [GDP deflator] gấp rưỡi và của ngành y tế
cao hơn hơn gấp đôi. Ảnh: THÀNH HOA

Tại phiên họp Quốc hội ngày 31-10-2017, trước thắc mắc của đại biểu Quốc hội rằng số liệu tăng trưởng GDP không hợp lý, tăng trưởng giữa các quí lên xuống đột ngột không theo logic thông thường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư [KH&ĐT] đã đưa ra lời giải thích về chu kỳ tăng trưởng GDP trong năm. Bộ trưởng khẳng định tốc độ tăng trưởng GDP có sự khác biệt, tăng giảm trong giữa các quí trong một năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP là một chỉ tiêu về kết quả và chịu sự tác động của yếu tố chu kỳ sản xuất, chu kỳ tăng trưởng và yếu tố mùa vụ của các hoạt động kinh tế.

Theo tôi, cách giải thích này là khó hiểu và không hoàn toàn chính xác, gây nên hàng loạt câu hỏi muốn Bộ trưởng giải thích rõ hơn.

Những thắc mắc

Thứ nhất, tính toán tốc độ tăng trưởng GDP quí phải được tính theo giá so sánh bằng cách lấy GDP quí theo giá so sánh của năm sau so với năm trước, hiện nay Tổng cục Thống kê [TCTK] lấy năm cơ bản là năm 2010. Câu hỏi đặt ra là TCTK sử dụng chỉ số giá nào để giảm phát [deflator] GDP quí từ giá thực tế sang giá so sánh và phương pháp giảm phát là gì? Số liệu trong trang web của TCTK cho thấy tăng trưởng giá trị sản xuất và tăng trưởng giá trị gia tăng của các ngành sản xuất vật chất hầu như bằng nhau, có nghĩa là sự thay đổi về giá của sản phẩm đầu ra và chi phí đầu vào là như nhau. Trên thực tế, điều này dường như không bao giờ xảy ra. Cũng số liệu ngay trong trang web của TCTK, nhưng ở phần chỉ số giá, cho thấy chỉ số giá đầu vào và đầu ra là hoàn toàn khác nhau.

Hơn nữa, TCTK lấy chỉ số giá nào? Giá bình quân năm hay chỉ số giá bình quân quí để chuyển GDP về giá năm gốc [2010].

Thứ hai, tăng trưởng chính là sự thay đổi GDP quí của năm sau so với năm trước thì tính mùa vụ hầu như đã bị loại trừ. Năm nào chẳng có Tết âm lịch rơi vào quí 1, nhưng vì sao năm nào cũng giải thích quí 1 tăng trưởng thấp là do có Tết âm lịch?

Thứ ba, tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất ngày càng sụt giảm. Trong 12 năm từ năm 2005-2016 tỷ lệ này giảm gần 15 điểm phần trăm, tức là mỗi năm giảm bình quân hơn một điểm phần trăm. Như vậy, dù do bất kỳ lý do gì thì phần giá trị gia tăng mà Việt Nam được hưởng cũng nhỏ hơn. Năm 2005 nếu làm ra 100 đồng thì phần giá trị gia tăng khoảng 35 đồng nhưng đến năm 2016, nếu làm ra 100 đồng thì phần giá trị gia tăng chỉ có 20 đồng [điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, phần Việt Nam nhận được chỉ là công gia công lắp ráp]. Do đó, khi giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến tăng 12,8% [như TCTK thông báo] thì phần giá trị gia tăng không thể tăng cùng với tốc độ tăng của giá trị sản xuất!

Lo ngại

Trong nhóm ngành dịch vụ, những ngành sử dụng tiền ngân sách như quản lý nhà nước, y tế, giáo dục có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của nền kinh tế trong cả chín tháng đầu năm 2016 [trên 7% so với 6%] và chín tháng đầu năm 2017 [7,2% so với 6,41%] và xu hướng này cũng là “năm sau cao hơn năm trước”. Như vậy, việc tinh giản biên chế vẫn chỉ là khẩu hiệu và chi ngân sách vẫn tiếp tục phải chịu áp lực nuôi bộ máy khổng lồ. Điều này còn cho thấy tăng chi thường xuyên sẽ làm tăng GDP từ phía cung và phía cầu nhưng nền kinh tế sẽ bất ổn hơn.

Hơn nữa, số liệu GDP chín tháng theo ngành cho thấy giảm phát của giá trị gia tăng [VA deflator] của ngành giáo dục cao hơn giảm phát GDP [GDP deflator] gấp rưỡi và của ngành y tế cao hơn hơn gấp đôi. Thu nhập của người lao động chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị gia tăng hai ngành này. Như vậy mức độ tăng về thu nhập hoặc lợi nhuận của hai ngành này rất cao so với mặt bằng chung. Đối với ngành nào cũng thế, vấn đề là việc phân bổ thu nhập không đều giữa các bộ phận/con người! Phân bổ nguồn lực về vốn và con người đã bị chảy ngược không chỉ trên giác độ vĩ mô mà trong từng ngành!

Và câu hỏi về phương pháp tính GDP

GDP tính từ phía cầu bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình [C], chi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ [G], đầu tư/tích lũy gộp tài sản [I] và chênh lệch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ [E - M].
GDP từ phía cung bằng tổng giá trị gia tăng theo giá cơ bản + thuế sản phẩm. GDP mà Bộ KH&ĐT công bố là GDP tính từ phía cung.

Từ số liệu của Bộ KH&ĐT cho thấy GDP từ phía cung và phía cầu của ba tháng, sáu tháng và chín tháng là hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên, tất cả sự chênh lệch giữa hai phương pháp tính GDP được đưa vào phần gọi là sai số. Nhưng điều quan trọng cần nói là tăng trưởng GDP quí, sáu tháng, chín tháng là hoàn toàn khác nhau.

Bảng dưới đây cho thấy GDP từ phía cầu của quí 1 chỉ tăng trưởng 3,88%, quí 2 tăng 3,21%, quí 3 tăng 4,67% và chín tháng chỉ tăng trưởng 3,93%. Theo ý niệm gốc mà Keynes đưa ra, GDP chính là tổng cầu cuối cùng. Vậy con số tăng trưởng nào là đúng và hợp lý?

Cũng như một con bệnh, giấu đi những bệnh tật của mình càng lâu càng khó chữa. Theo tôi, việc đầu tiên cần làm là minh bạch những con số vĩ mô để phản ánh thực sự nền kinh tế đang ở đâu, trong tình trạng nào, như vậy mới có thể sửa chữa. Việc này cần làm càng sớm càng tốt.

Tác giả: Bùi Trinh[ theo báo thesaigontimes]

Nguồn tin: //www.thesaigontimes.vn/166393/Noi-them-ve-cach-tinh-GDP.html

[Trở về]

Các tin mới:

12345678910...

Bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV [Ngày đăng: 9:52 | 17/06 ]
Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường khảo sát thực địa Trạm Dược liệu sâm Ngọc Linh [Ngày đăng: 8:16 | 15/06 ]
Một số bất cập trong pháp luật về giải quyết tranh chấp địa giới hành chính [Ngày đăng: 13:58 | 14/06 ]
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Xác định giá trị cốt lõi của Quảng Nam [Ngày đăng: 10:51 | 05/06 ]
Kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm nhiều khởi sắc [Ngày đăng: 8:52 | 06/05 ]
Phục hồi đà tăng trưởng sau đại dịch [Ngày đăng: 15:00 | 05/05 ]
Nhiều ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết hỗ trợ đầu tư, tu bổ di tích [Ngày đăng: 16:39 | 06/04 ]

Các tin khác:

12345678910...

Cần thể chế đặc biệt và đột phá [Ngày đăng: 9:40 | 10/11 ]
Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh [Ngày đăng: 9:06 | 10/11 ]
Tin khẩn cấp: Bão số 12 tiếp tục tăng cường độ [Ngày đăng: 10:37 | 03/11 ]
Chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” [Ngày đăng: 10:28 | 03/11 ]
1.554 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề theo Nghị quyết 12 [Ngày đăng: 10:23 | 03/11 ]
Thu nội địa 10 tháng đạt 82,2% dự toán [Ngày đăng: 10:01 | 02/11 ]
Thu nội địa đạt hơn 82% [Ngày đăng: 10:18 | 03/11 ]

Video liên quan

Chủ Đề