Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng giao khoán

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp có đặc thù sản xuất khác biệt nên thường hay sử dụng lao động thời vụ, giao khoán. Tuy nhiên, dù là sử dụng lao động theo hình thức nào thì doanh nghiệp vẫn phải tính thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng đó. Vậy cách tính thuế thu nhập cá nhân từ hợp đồng giao khoán, thời vụ như thế nào? Trong bài viết dưới đây, ACMan sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi trên.

1. Hợp đồng giao khoán là gì?

Hợp đồng giao khoán [còn gọi là hợp đồng khoán việc] là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán [công việc thường mang tính thời vụ, ngắn hạn]. Sau khi hoàn thành công việc, bên nhận giao khoán bàn giao cho bên giao khoán để nhận một khoản tiền thù lao đã thỏa thuận.

Hợp đồng giao khoán nhân công có thể được thực hiện ở các​ dạng như sau:

– Dạng 1: Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán việc với từng người lao động. Khi đó Kế toán có trách nhiệm theo dõi, chấm công, tính lương, tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần đối với từng người lao động.

– Dạng 2: Doanh nghiệp Ký hợp đồng giao khoán với một nhóm người lao động [ký với tất cả các thành viên trong nhóm]. Nhưng có một người đại diện nhóm và được các cá nhân trong nhóm ủy quyền cho người đại diện này thực hiện các giao dịch với Doanh nghiệp.

– Dạng 3: Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với chỉ một người đại diện. [Người này có trách nhiệm tìm kiếm lao động để thực hiện các công việc trong hợp đồng giao khoán]. Trường hợp này người đại diện nhóm như một cá nhân kinh doanh.

2. Tính thuế thu nhập cá nhân đối với từng trường hợp giao khoán

a. Trường hợp 1: Ký hợp đồng giao khoán nhân công với từng người lao động.

Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với từng cá nhân, khi đó Kế toán có trách nhiệm theo dõi, chấm công, tính lương, tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần đối với từng người lao động.

Khi tính thuế thu nhập cá nhân, kế toán tính theo biểu thuế toàn phần 10% trên thu nhập và không được giảm trừ.

b. Trường hợp 2: Ký hợp đồng giao khoán nhân công với một nhóm người lao động.

Ký hợp đồng giao khoán nhân công với một nhóm người lao động. [Ký với tất cả các thành viên trong nhóm]. Nhưng có một người đại diện nhóm và được các cá nhân trong nhóm ủy quyền cho người đại diện này thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp.

Trường hợp này người đại diện của nhóm sẽ là người đứng ra giao dịch với doanh nghiệp. Cung cấp danh sách nhân sự nhóm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng giao khoán với từng cá nhân trong nhóm.

Người đại diện nhóm có trách nhiệm:

– Theo dõi lao động trong nhóm;

– Chấm công;

– Lập bảng thanh toán tiền lương theo lương đã thỏa thuận trong hợp đồng giao khoán, cá nhân trong nhóm nhận lương phải ký nhận đầy đủ;

– Nhận tiền lương theo bảng lương và trả lại cho từng cá nhân trong nhóm;

– Gửi lại toàn bộ hồ sơ trên cho doanh nghiệp để doanh nghiệp là căn cứ tính vào chi phí được trừ.

Với trường hợp này, trước khi trả tổng lương của nhóm cho người đại diện nhóm, kế toán phải thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần 10%.

>>> Xem thêm:

Thuế thu nhập cá nhân từ làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp

Thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ nhận cổ tức

c. Trường hợp 3: Ký hợp đồng giao khoán với chỉ một người đại diện.

Đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh [nộp thuế theo phương pháp khoán] ký hợp đồng khoán việc. Hoặc ký hợp đồng giao khoán với chỉ một người đại diện duy nhất [Người này có trách nhiệm tìm kiếm lao động để thực hiện các công việc trong hợp đồng giao khoán, doanh nghiệp không cần danh sách những cá nhân lao động trong nhóm]. Trường hợp này người đại diện nhóm như một cá nhân kinh doanh. Thì căn cứ Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh nhận thu nhập phải xuất hóa đơn tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1 %; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý:

– Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh [hoặc 1 đại diện nhóm kinh doanh] có mức doanh thu trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN.

– Nếu tổng doanh thu trong năm của người đại diện trên 100trđ/năm. Người đại diện có thể thay mặt nhóm lao động của mình đến cơ quan thuế đề nghị được cấp hóa đơn lẻ theo số tiền trong hợp đồng khoán. Khi đó cơ quan thuế sẽ khấu trừ thuế GTGT và thuế TNCN theo một trong các lĩnh vực ngành nghề trên.

Trên đây, ACMan vừa chia sẻ tới các bạn những vấn đề liên quan tới thuế thu nhập cá nhân từ hợp đồng giao khoán. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc.

Bên cạnh đó, ACMan cũng cung cấp giải pháp phần mềm kế toán chuyên nghiệp giúp quản lý số liệu kế toán, hợp đồng giao khoán hiệu quả và chính xác cho doanh nghiệp. Để được trải nghiệm thử miễn phí, xin các bạn vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ ACMan

Điện thoại: 1900 63 66 85

Hotline: 0966 04 34 34

Email:

Website: acman.vn

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN đối với các lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng như: hợp đồng thử việc, hợp đồnglao động có thời hạn dưới 3 tháng, hợp đồng khoán việc [giao khoán công việc dưới 3 tháng].

Theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC:
Đối với lao động có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc không ký hợp động thì khi trả thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp phải tiến hành khấu trừ 10% trên tổng mức trả thu nhập từ hai triệu [2.000.000] đồng/lần trở lên.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết thu nhập theo mẫu 08/CK-TNCN [Theo thông tư 80/2021/TT-BTC mới nhất] gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Sau đây, Công Ty Đào Tạo Kế Toán Thiên Ưng xin được đưa ra tổng quan về cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cứ trú có ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động như sau:

1. Nếu trả thu nhập thấp hơn 2.000.000 đồng/lần thì không phải khấu trừ thuế TNCN.

2. Nếu trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần mà không làm hoặc không đủ điều kiện làm cam kết thu nhập thì phải khấu trừ 10% trên tổng thu nhập.
3.Điều kiện để thực hiện cam kết thu nhập:

1. Ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng

2. Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.

3. Cam kết 08/CK-TNCN chỉ làm khi cá nhân đó đã có MST. [tại thời điểm làm cam kết]

4. Cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên.

1. Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thử việc:

Việc giao kết hợp đồng thử việc được thực hiện theo Điều 24 của Bộ luật Lao động 2019

Theo đó: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

=> Như vậy, hiện nay có 2 cách để ký hợp đồng thử việc:

+ Cách 1: Thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động [Hợp đồng thử việc chung với hợp đồng lao động]

+ Cách 2: ký riêng hợp đồng thử việc.

* Cách tính thuế TNCN đối với lao động thử việc:

Trường hợp 1: Người lao động thử việc bằng cách ký chung với hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

=> Thuế TNCN của người lao động sẽ được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

Chi tiết xem tại đây:Cách tính thuế thu nhập cá nhân[theo biểu lũy tiễn từng phần].

Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng thử việc riêng hoặc ký thử việc chung với hợp đồng lao động dưới 03 tháng

=> Thuế TNCN của người lao động sẽ được doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Ví dụ 1: ngày 02/01/2022, Công ty kế toán Thiên Ưng ký hợp đồng thử việc trong 2 tháng với nhân viên A:

Thời gian thử việc: từ ngày 02/01/2022 đến hết ngày 28/02/2022.

- Lương thử việc: 4 triệu/ tháng cho 24 ngày làm việc.
- Từ tháng 2 năm 2022: sẽ được nhận thêm phụ cấp tiền ăn là 500.000/24 ngày làm việc

Tình huống 1: Tiền lương dưới 2 triệu => Chưa phải khấu trừ thuế TNCN

Tháng 1/2022: Nhận viên A đi làm 10 ngày => Mức lương nhận được là: 4.000.000 x 10 / 24 = 1.666.667đ

=> Theo quy định thì khi trả thu nhập từ 2 triệu trở lên mới bị khấu trừ thuế TNCN 10% Màmức lương nhận được trong tháng 6 chỉ có 1.666.667đ, tức là dưới 2 triệu
=> Tháng 1/2022 nhân viên A không bị khấu trừ thuế TNCN.

Tình huống 2: Tiền lương trên 2 triệu nhưng không đủ điều kiện làm cam kết phải khấu trừ 10%
Tháng 2/2022: Nhân viên A đi làm 24 ngày => Lương tháng 2/2022 = 4.000.000+ Phụ cấp ăn trưa: 500.000 = 4.500.000đ

Vì Tháng 2/2022 có thu nhập ở ngưỡng từ 2 triệu trở lêntại thời điểm trả thu nhập nhân viên A chưa có mã số thuế TNCNnên không đủ điều kiện làm cam kết 08/CK-TNCN
=>Nhân Viên sẽ bị khấu trừ thuế TNCN theo
tỷlệ 10%:

+ Số thuế TNCN nhân viên A bị khấu trừ: [4.000.000 + 500.000] x 10% = 450.000

+ Số tiền lương còn lại phải trả cho nhân viên A là: 4.500.000 - 450.000 = 4.050.000

+ Số tiền 450.000 khấu trừ của nhân viên A, Công ty kế toán Thiên Ưng sẽ kê khai trên tờ khai thuế TNCN và nộp về ngân sách nhà nước

Ví dụ 2: Công ty Kế Toán Thiên Ưng ký hợp đồng lao động thử việc 1 tháng với Nhân viên Bvới mức thu nhập:Lương thử việc: 5.000.000
Nhân viên B:đã có mã số thuế TNCN, trước đây chưa đi làm ở đâu và bây giờ chỉ có thu nhập tại 1 nơi duy nhất tại công ty Thiên Ưng, và ước tính thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
=>Do đủ điều kiện làm cam kết thu nhập nên Nhân viên B đã làm cam kết thu nhập theo 08/CK-TNCN

Tải mẫu cam kết thu nhập về tại đây:Mẫu cam kết thu nhập thuế TNCN.

Sau khi nhân viên B làm cam kết thu nhập gửi công ty Thiên Ưng thì công ty Thiên Ưng sẽ không khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nữa mà trả đủ lương là 5 triệu đồng


Chú ý:
+ Khoản tiền ăn trưa. Vì đây là thu nhập của cá nhân ký HĐ dưới 3 tháng nên khoản tiền ăn trưa này vẫn phải chịu thuế TNCN theo thuế suất 10% - không được xét miễn thuế giống như ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên.[Theo Công văn số 4217/CT-TTHT của Cục Thuế TP. HCM về thuế thu nhập cá nhân]

+Khi ký HĐLĐ dưới 3 tháng với người lao động, kế toán cần thực hiện kiểm tra MST TNCN của người lao động luôn. Nếu người lao động chưa có thì thực hiện đăng ký ngay để đến cần làm cam kết thì đã có đủ điều kiện để làm cam kết. Chi tiết các bạn xem tại đây:Thủ tục đăng ký mã số thuế TNCN
+ Theo Công văn số 53094/CT-TTHT của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế đối với việc khấu trừ thuế TNCN, Theo đó, đối với những người đang ký HĐLĐ dưới 3 tháng tại Công ty nếu trong năm dương lịch trước khi vào làm việc tại Công ty, các cá nhân này đã đi làm ở nơi khác và có thu nhập tại những nơi này thì không thuộc diện được lập cam kết thu nhập thấp để tạm miễn khấu trừ thuế.

+ Nếu sau khi kết thúc thời gian thử việc, Công ty quyết định ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên với người thử việc thì được khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến cho cả khoản tiền lương thử việc.

Theo các công văn:

+ Công văn số 54155/CT-TTHT ngày 2/8/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế TNCN đối với lương thử việc

+ Công văn số 47484/CT-TTHT ngày 9/7/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc

+Phụ cấp thêm cho lao động thử việc có phải tính thuế TNCN không?

Theo Công văn số 32076/CTHN-TTHT ngày 19/8/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội về thuế TNCN đối với khoản chi trả thêm cho lao động thử việcthì:

Khi chi trả thêm cho người lao động thử việc [không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp] cùng lúc với kỳ lương một khoản tiền được xác định là các khoản lợi ích bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công mà người lao động được hưởng thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân.

2. Cách tính thuế TNCN với lao động thuê khoán [hợp đồng khoán việc]:

- Trường hợp 1:có đăng ký kinh doanh

Thì thực hiện tính thuế TNCN theo quy định của cá nhân kinh doanh tại Thông tư 40/2021/TT-BTC

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Tỷ lệ thuế TNCN:

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

+ Dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

- Trường hợp 1:Khôngđăng ký kinh doanh

Thì thực hiện khấu trừ thuế TNCN với tỷ lệ 10%

Kế Toán Thiên Ưng mời bạn tham khảo 1 số công văn liên quan đến hợp đồng khoán việc
*Thuê khoán nhân công trong xây dựng:

Theo Công văn số 4892/CT-TTHT ngày 30/5/2018 của Cục Thuế TP. HCM về thuế TNCN

Trường hợp Công ty ký hợp đồng khoán với một nhóm nhân công để xây dựng một số hạng mục công trình, nếu nhóm nhân công này không có đăng ký kinh doanh thì thu nhập phát sinh được xem là tiền lương, tiền công.

Trước khi chi trả, Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN với tỷ lệ 10% theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BT

* Thuê khoán nhóm cá nhân:

Theo Công văn số 2547/TCT-TNCN ngày 12/6/2017 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế TNCN đối với hợp đồng nhân công thuê ngoài:

Trường hợp Công ty ký hợp đồng với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt đường ống, duy tu, sửa chữa các công trình cấp thoát nước, chăm sóc cây xanh, xây dựng cầu đường ... thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công.

Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân. Cục Thuế không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này.

Theo Công văn số 69575/CT-TTHT ngày 27/7/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế TNCN:

+ Đối với cá nhân ký loại hợp đồng khoán việc, không phải hợp đồng lao động, khi chi trả thu nhập [từ 2 triệu đồng trở lên] Công ty phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%, không tính theo biểu lũy tiến [điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC].

+ Quy định nêu trên đồng thời áp dụng chung đối với cá nhân là đại diện cho một nhóm cá nhân để ký kết hợp đồng.

* Thuê cá nhân tư vấn thiết kế

Theo Công văn số 2754/TCT-TNCN ngày 23/6/2017 của Tổng cục Thuế về hóa đơn lẻ và thuế TNCN từ hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế.

Trường hợp Công ty ký hợp đồng thuê cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn thiết kế, nếu người này đã được cấp chứng chỉ hành nghề độc lập đồng thời có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thì thu nhập từ dịch vụ tư vấn thiết kế phải chịu thuế TNCN theo quy định đối với cá nhân kinh doanh tại Thông tư 92/2015/TT-BTC. Cá nhân cung cấp dịch vụ tự kê khai nộp thuế.

Ngược lại, nếu người này đã được cấp chứng chỉ hành nghề độc lập nhưng không có đăng ký kinh doanh thì phải chịu thuế TNCN theo quy định đối với tiền lương, tiền công tại Thông tư 111/2013/TT-BTC. Công ty khi trả thu nhập phải khấu trừ thuế TNCN với thuế suất 10% trên từng lần chi trả từ 2 triệu đồng trở lên.

3. Cách tính thuế TNCN với lao động có thời hạn dưới 3 tháng[Từ năm 2021 không còn tên loại hợp đồng thời vụ]

thực hiện tính và khấu trừ thuế TNCN10%khi chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên [Nếu không đủ điều kiện hoặc không làm cam kết].
* Trường hợp phát sinh thu nhập nhiều lần trong tháng hoặc trong năm:

+ Trường hợp Công ty ký hợp đồng theo mùa vụ với người lao động dưới 3 tháng, thanh toán lương theo tuần với mức chi trả dưới 2.000.000 đồng/lần thì vào mỗi lần chi trả [thấp hơn 2.000.000 đồng/lần] Công ty tạm thời không phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi chi trả cho người lao động, nhưng đến cuối tháng Công ty tổng hợp thu nhập đã chi trả cho từng cá nhân trong tháng, tính và kê khai nộp thuế TNCN [theo mức 10%] đối với những cá nhân có tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên.

+ Trường hợp Công ty ký hợp đồng theo mùa vụ với người lao động dưới 3 tháng nhưng trong năm tài chính Công ty ký nhiều lần không liên tục [chỉ ký khi có nhu cầu], cả năm cá nhân đó có tổng thời gian lao động tại đơn vị từ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì Công ty thực hiện tạm khấu trừ thuế của cá nhân theo Biểu thuế lũy tiến từng phần tính trên thu nhập tháng. Người lao động thực hiện đăng ký người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh theo quy định.

Theo Công văn 9611/CT-TTHT của Cục thuế TP Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 11 năm 2013

về chính sách thuế đối với lao động thời vụ ký/làm việc/phát sinh thu nhập nhiều lần trong tháng

4. Cách tính thuế TNCN đối với lao động bán thời gian

Theo Công văn số 947/CT-TTHT ngày 10/2/2020 của Cục Thuế TP. HCM về thuế TNCN thì Quy định về khấu trừ thuế TNCN tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC không phân biệt người lao động làm việc toàn thời gian hay bán thời gian.

b.1] Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba [03] tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba [03] tháng trở lên tại nhiều nơi.

b.2] Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba [03] tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.

Theo đó, đối với người lao động làm việc bán thời gian nhưng giao kết hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì vẫn được khấu trừ thuế theo biểu lũy tiến.

Kế Toán Thiên Ưng mời cách bạn tham khảo thêm:

Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng cộng tác viên


Video liên quan

Chủ Đề