Cách tính chiều cao trung bình của quốc gia năm 2024

Bằng một phép so sánh đơn giản ta có thể thấy rằng chiều cao trung bình của Việt Nam so với thế giới là rất thấp, với nam đó là 162 cm đến 164cm và với nữ là 150cm đến 153cm.

Điều này cũng phản ánh được phần nào mức độ phát triển của Việt Nam đặc biệt về mảng chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.

Tại châu Á, hầu như quốc gia nào cũng sở hữu chiều cao trung bình cao hơn chúng ta ít nhất là 3cm. Với quốc gia láng giềng là Lào thì chiều cao trung bình nam giới của họ đã là 1m7 vượt trội hơn hẳn chúng ta đến 6cm. Singapore chiều cao trung bình của phụ nữ là 160cm bỏ xa Việt Nam tới 7cm.

Trong khi đó, chiều cao trung bình của đàn ông đàn ông ở Úc là 180,29 cm sẽ chẳng là gì so với chiều cao trung bình của đàn ông Hà Lan với chỉ số 185cm.

Tại sao người Hà Lan lại có chiều cao cao nhất thế giới?

Hà Lan là mảnh đất của những “người khổng lồ”. Phụ nữ ở đây có chiều cao bình quân khoảng 167,6 cm trong khi chỉ số này ở nam giới là 182,9cm đến 185cm. Hai thế kỷ trước, người Hà Lan thuộc nhóm có chiều cao thấp nhất thế giới.

Vậy nguyên nhân nào khiến họ sở hữu chiều cao vượt trội như ngày nay?

Một lý giải phổ biến là do dinh dưỡng: Họ có chế độ ăn giàu calorie với thịt và các sản phẩm từ sữa. Nhưng các chuyên gia cho rằng đây không phải nguyên nhân duy nhất. Nhiều nước châu Âu khác cũng phát triển tương tự và có mức sống tăng nhưng người dân của họ không cao lên nhanh như vậy.

Theo số liệu quân đội, chiều cao trung bình của nam giới Hà Lan đã tăng 20 cm trong 150 năm qua. Trong khi đó, chiều cao trung bình của nam giới Mỹ sau 150 năm chỉ tăng 6 cm.

Trích dẫn: Tạp chí: Thế giới tàn tật . Ngôn ngữ: Tiếng Anh. Tác giả: Ian Langtree. Ngày xuất bản điện tử: 2017/12/01. Ngày sửa đổi lần cuối: 2019/10/23. Tiêu đề tham khảo: " Biểu đồ chiều cao của nam và nữ ở các quốc gia khác nhau ", Nguồn: Biểu đồ chiều cao của nam và nữ ở các quốc gia khác nhau . Tóm tắt: Biểu đồ cho thấy chiều cao trung bình của nam và nữ ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Truy cập 2019-11-20, từ //www.disables-world.com/calculators-charts/height-chart.php - Số danh mục tham khảo: DW # 286-13157.

– Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới [WHO] dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á [IDI & WPRO] được áp dụng cho người châu Á.

  • Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á, BMI của người Việt Nam từ 18,5 – 22,9.

Cách 2: Tính cân nặng dựa vào chiều cao.

  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao [tính bằng cm] x 9 rồi chia 10. [[VD: cao 1m6, cách tính 60 x 9/10= 54kg [mức cân đối]]
  • Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao [tính bằng cm]. [VD: cao 1m6 cân tối đa 60kg]
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao [tính bằng cm] x 8 rồi chia 10. [VD: 1m60, cách tính 60×8/10 = 48kg]

\=>Như vậy dựa vào số lẻ chiều cao, có thể nhận định ngay mức cân nặng tối đa cho phép. Nếu vượt qua mức cân nặng tối đa tức là bị thừa cân.

Cách 3: Tính tỷ lệ vòng eo/mông [Waist Hip Ratio = WHR]: đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể.

Dựa vào phân bố mỡ trên cơ thể, chia ra:

Cách đo: Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang qua điểm phình to nhất của mông.

Chỉ số WHR ở nam giới < 0,95, còn nữ < 0,85. Chỉ số WHR phản ánh được sự phân bố mỡ trong cơ thể. Nếu mỡ ở vùng bụng và eo nhiều cảnh báo nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tiểu đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch máu,…

Dựa vào phân bố mỡ trên cơ thể, chia ra:

  • Béo phì: Mỡ phân bố đều toàn thân.
  • Béo phì “trung tâm” hay béo phì “phần trên”: Mỡ tập trung nhiều vùng bụng và eo: có dạng “quả trứn
  • Béo phì dạng “quả lê” hay còn gọi là béo phì “phần thấp”: Mỡ tập trung nhiều ở vùng quanh mông, đùi và háng, người béo phì kiểu này ít nguy cơ bệnh tật hơn so với kiểu béo phì trung tâm.

– Nên thường xuyên theo dõi chiều cao và cân nặng, để có các biện pháp điều chỉnh hợp lý như thay đổi chế độ ăn và tăng cường tập thể dục sẽ giúp có thân hình cân đối, khỏe mạnh.

Trên toàn thế giới, các nhà khoa học phát hiện ra rằng có sự khác biệt khoảng 20 cm trong chiều cao trung bình của trẻ em ở các quốc gia cao nhất và thấp nhất, theo BBC.

Với người trưởng thành ở các quốc gia như Hà Lan - được xếp hạng là cao nhất thế giới - chiều cao trung bình lên tới 175,62 cm, nhưng ở quốc gia thấp nhất, chiều cao trung bình của người dân thấp hơn đáng kể.

Trong bảng xếp hạng dữ liệu chiều cao trung bình được tổng hợp bằng cơ sở dữ liệu y tế năm 2020 do NCD Risk Factor Collaboration điều hành, số liệu về chiều cao của nam và nữ ở mỗi quốc gia đã được liệt kê. Giá trị trung bình của 2 con số này được lấy để tính chiều cao trung bình ở mỗi quốc gia.

Trong số 25 quốc gia có dân số có chiều cao trung bình thấp nhất, có 14 quốc gia ở Châu Á. Trong đó, Việt Nam ở vị trí thứ 15. Người Việt Nam có chiều cao trung bình là 159,01 cm. Nam giới Việt Nam cao trung bình 164,44 cm và phụ nữ Việt Nam cao trung bình 153,59 cm.

Trong top 5 nước thấp nhất thế giới có 3 nước ở châu Á, với cả quán quân và á quân. Theo đó, người dân có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới là Đông Timor - cao trung bình 155,47 cm. Với nam giới Timor trung bình cao 159,79 cm và phụ nữ là 151,15 cm.

Lào ở vị trí thứ 2, với chiều cao trung bình 155,89 cm. Nam giới Lào cao trung bình 160,51 cm và phụ nữ Lào cao trung bình 151,26 cm.

Trong khi đó, Philippines, với chiều cao trung bình 156,41 cm, ở vị trí thứ 5. Đàn ông Philippines trung bình cao 163,22 cm trong khi phụ nữ Philippines trung bình cao 149,6 cm.

Các quốc gia châu Á khác trong top 25 nước thấp nhất thế giới gồm: Nepal - quốc gia ở vị trí thứ 6 - chiều cao trung bình 156,58 cm. Vị trí thứ 7 là người Yemen, trung bình cao 156,92 cm. Ở vị trí thứ 9 là người Bangladesh, với chiều cao trung bình 157,29 cm. Ở vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng là Campuchia, với chiều cao trung bình là 158,11 cm. Indonesia ở vị trí số 11, với người dân cao trung bình 158,17 cm.

Ấn Độ ở vị trí ngay sát Việt Nam - vị trí 14 - với chiều cao trung bình 158,76 cm.

Ngoài ra, vị trí 20 thuộc về Bhutan, với chiều cao 159,46 cm. Brunei ở vị trí 21, với người Brunei trung bình cao 159,49 cm. Người Myanmar trung bình cao 159,52 cm, ở vị trí 22 trong bảng xếp hạng. Và Sri Lanka xếp thứ 25, với chiều cao trung bình 160,12 cm.

Sự khác biệt về chiều cao là do đâu? Câu trả lời, theo nhà khoa học Majid Ezzati - người điều hành nghiên cứu NCD tại Imperial College London - chia sẻ với BBC, gene chỉ là một phần.

Về chiều cao trung bình quốc gia thay đổi như thế nào trong nhiều thập kỷ, ông cho biết, khoảng 1/3 lời giải thích có thể là do gene, nhưng các gene không thay đổi nhanh như vậy và chúng không thay đổi nhiều trên toàn thế giới. Vì vậy, những thay đổi theo thời gian phần lớn là do môi trường.

Theo BBC, các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống kém có thể là một phần lý do cho sự khác biệt chiều cao. Hãng tin của Anh dẫn một nghiên cứu cho thấy có sự cách biệt chiều cao tới 20 cm ở trẻ em tại các quốc gia cao nhất và thấp nhất.

Điều này cũng có thể giúp giải thích tại sao chiều cao trung bình ở một số quốc gia tăng trong khi một số quốc gia lại giảm trong những thập kỷ qua.

Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã chứng kiến chiều cao của người dân tăng lên, trong khi số quốc gia châu Phi cận Sahara như Uganda và Sierra lại chứng kiến chiều cao của nam giới giảm đi.

Chủ Đề