Cách sử dụng phần mềm bảng tương tác

Bảng tương tác là một trong những thiết bị công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy như bộ môn tiếng Anh thông qua việc nâng cao tính tương tác giữa thầy và trò, tận dụng triệt để các nguồn tư liệu, tài nguyên sẵn có.

Bên cạnh đó, sử dụng bảng tương tác cũng mở ra những định hướng mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, hướng tới một lớp học tích cực, năng động sáng tạo, và không bụi phấn.

     Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những việc làm được ưu tiên hàng đầu nhằm xây dựng lớp học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, nói đến ứng dụng công nghệ thông tin người ta thường nghĩ ngay đến soạn giảng trên powerpoint và những tiết học trình chiếu trên màn hình TV hoặc sử dụng overhead projector. Những công cụ này nặng về tính trình chiếu, những nội dung bài giảng được soạn sẵn và lập trình để chiếu theo một quy trình nhất định và hiếm khi có những thay đổi theo tình hình lớp học. Nếu muốn thêm nội dung vào bài giảng, giáo viên cần thêm một bảng phụ. Đôi lúc, do những phần lý thuyết, bài tập không liền mạch, phần được viết trên màn hình, phần được thêm trên bảng đen khiến cho học sinh lúng túng trong việc ghi chép dẫn đến học sinh không hiểu được bài.

     Bảng tương tác lại là một khái niệm khá mới mẻ với giáo viên và học sinh. Đây là một thiết bị thiên về tính tương tác, có nghĩa là không chỉ giáo viên mà còn học sinh đều có thể tác động vào bài giảng. Nội dung bài học có thể thay đổi tùy ý theo từng đối tượng học sinh. Giáo viên có thể trực tiếp thay đổi chương trình trên bảng mà không cần phải thông qua bảng phụ. Ngoài ra, có những tiết học giáo viên không cần phải soạn bài giảng điện tử ở nhà mà chỉ cần dùng phần mềm sách giáo khoa và trực tiếp phân tích, ghi chú trên đó.

     Hệ thống bảng điện tử activeboard bao gồm 1 bảng cảm ứng đơn điểm có thể kết nối với máy tính[ bảng này chỉ có thể tác động bằng bút cảm ứng chứ không thể chạm bằng tay như các thiết bị  cảm ứng đa điểm như điện thoại , Ipad], bút cảm ứng, một máy chiếu, loa, máy chiếu vật thể dùng để ghi hình, chụp ảnh lớp học và bài tập của học sinh, và các thiết bị phản hồi trắc nghiệm activevote.

     Có thể nói, bảng điện tử activeboard là sự kết hợp khá hoàn hảo giữa bảng viết và máy chiếu, khắc phục được những tồn tại của màn hình TV như chữ nhỏ, âm thanh không rõ, bài giảng khuôn mẫu…

     Activeinspire là phần mềm cơ bản trên bảng điện tử. Chúng  ta có thể sử dụng phần mềm activeinspire để chiếu một nội dung đã soạn sẵn trên activestudio [chương trình soạn giảng dành cho khối Trung học Phổ thông] hoặc viết trực tiếp lên màn hình. Đơn giản hơn, chúng ta có thể chiếu trực tiếp một file powerpoint như cách chúng ta vẫn thường làm khi sử dụng overhead projector, nhưng với hiệu quả cao hơn nhờ màn hình lớn hơn và khả năng phản sáng tốt hơn giúp chữ viết trên bảng vẫn rõ mà không phải tắt điện hay che bớt ánh sáng. Ngoài ra, có thể kết hợp activeinspire với powerpoint để thêm bớt nội dung trên bài giảng điện tử mà không phải dùng bảng phụ, những kiến thức cần thiết có thể được chèn vào đúng vị trí giúp bài giảng linh hoạt mà vẫn đảm bảo tính liền mạch.

     Thông qua activeinspire, chỉ cần dùng cách thao tác chạm – kéo thả, chúng ta có thể sao chép và lấy bất ký thông tin, đoạn văn, hình ảnh, video nào từ máy tính, mạng internet để đưa vào bài giảng. Các bước copy và download tốn thời gian và cần nhiều phần mềm hỗ trợ khi sử dụng máy tính thông thường như trước đây đã được giản lược. Nhờ vậy không chỉ việc giảng dạy trên lớp có nhiều chuyển biến mà việc soạn giảng ở nhà cũng trở nên đơn giản hơn nhiều.

Phần lớn các giáo viên đều có khả năng tin học thành thạo, có thể tiếp cận và sử dụng các chương trình trên bảng điện tử.

     Phòng thực hành tiếng Anh được trang bị khá đầy đủ. Các chương trình tương tác trên bảng đều đã được cài đặt sẵn, thuận tiện cho việc sử dụng. Kèm theo bảng điện tử là một máy tính xách tay có tốc độ xử lý cao, cấu hình mạnh, đảm bảo cho việc dạy học không gặp trục trặc về kỹ thuật do virus máy tính hoặc malware gây ra.

     Học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ mới từ bảng điện tử nên các em tỏ ra hứng thú, thích học hỏi và khám phá trên chương trình mới này

     Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất phải kể đến chính là tâm lý e ngại  một bộ phận giáo viên. Một số thầy cô cho rằng phần mềm Active isnpire là một phần mềm rất phức tạp nên ngại ứng dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, thời lượng cho các buổi tập huấn soạn giảng trên activinspire không nhiều, do đó các hiệu ứng, chương trình chỉ được dạy lướt qua. Do chỉ có một bảng điện tử nên không phải thầy cô nào cũng có điều kiện thực hành. Thực tế cho thấy, tỉ lệ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chỉ khoảng 20%, trong đó đa số là sử dụng màn hình máy chiếu, còn lại số ít là sử dụng bảng tương tác. 

   Môn tiếng Anh là một phân môn đặc biệt kết hợp giữa hai yếu tố: học ngôn ngữ và học văn hóa. Ngôn ngữ quốc tế này thường xuyên thay đổi theo hướng đơn giản hóa để phục vụ việc giao tiếp liên văn hóa, đảm bảo tính phổ biến toàn cầu. Học ngôn ngữ của một quốc gia cũng có nghĩa là phải học văn hóa, tập tục của quốc gia đó để hiểu hết ý nghĩa từng hành động, lời nói của người nói, tránh những hiểu lầm gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của người nói và người nghe. Văn hóa cũng theo sự phát triển không ngừng của các quốc gia dân tộc mà thay đổi. Do đó, người dạy và học tiếng Anh phải cực kỳ nhạy bén để có thể tiếp thu những thay đổi từng ngày của ngôn ngữ mà mình theo học.

Ngoài ra Tiếng Anh là một bộ môn cần đến nhiều hình ảnh trực quan sinh động nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng tiếp thu và ghi nhớ từ vựng. Những file âm thanh mẫu cũng là phần không thể thiếu trong hầu hết các tiết dạy tiếng Anh. Nội dung bài học khá dài, nhiều bài tập thực hành nên việc sử dụng bảng viết tay mất nhiều thời gian, thỉnh thoảng lại xảy ra trường hợp học sinh chép bài chưa chính xác do đọc nhầm chữ viết tay của giào viên. Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, bảng điện tử trở thành một yêu cầu quan trọng trong việc giảng dạy phân môn này.  

Phương pháp dạy và học tiếng Anh đang không ngừng được đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm. Các bài giảng được thiết kế hướng tới mục đích tăng tính tương tác giữa học sinh và giáo viên, học sinh và học sinh. Giáo viên gợi ý đề tài,  khuyến khích các em tự tìm tòi, giải quyết vấn đề. Những bài giảng bằng giáo án powerpoint soạn sẵn những nội dung cố định phục vụ cho việc trình chiếu đang dần được thay thế bằng những bài giảng đơn giản, nội dung có thể được chính học sinh thêm vào.

Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Anh có nhiều kiểu phương ngữ với những giọng đọc, ngữ điệu, cách diễn đạt khác nhau. Việc đưa thêm những đoạn hội thoại mẫu của người bản xứ là vô cùng cần thiết để tiếng Anh mà các em được học mang tính thực dụng cao, có thể sử dụng linh hoạt tronng giao tiếp thực tế. Những đoạn hội thoại như thế được cung cấp qua nhiều trang tiếng Anh trực tuyến mà giáo viên hoàn toàn có thể mang vào bài giảng thông qua chương trình Activeinspire – việc mà trước đây nếu không có chương trình tương tác giáo viên hoàn toàn không làm được do cần phải trả phí bản quyền và dùng những chương trình download phức tạp.

Khoa học kỹ thuật- công nghệ thông tin đã đóng vai trò như chiếc đòn bẩy, còn giáo viên với những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình là điểm tựa để đưa học sinh tiếp cận với chân trời tri thức. Tất nhiên, nếu không có khoa học kỹ thuật mới thì chúng ta vẫn có thể đưa học sinh đến đích nhưng cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn. Trên thực tế, không phải tiết học nào cũng nhất thiết phải dùng đến máy tính và bảng tương tác, nếu có thể sử dụng hợp lý các công cụ này thì bài giảng sẽ sinh động và đạt hiệu quả tốt hơn nhiều.

     Nói đến bảng tương tác, người ta nghĩ ngay đến công cụ soạn giảng kết hợp trình chiếu activeinspire. Tuy nhiên, bảng tương tác cũng có thể đóng chức năng đơn giản tương tự như một màn hình máy chiếu bình thường dành cho những ai vừa tiếp cận và chưa thành thạo các phần mềm soạn thảo mới cũng như chưa biết cách điều chỉnh bút tương tác.

    Với những bài giảng powerpoint sẵn có, người dạy chỉ cần kết nối bảng với máy tính thông qua cáp màn hình và dây nối với loa thì đã có thể sử dụng bảng tương tác để trình chiếu. Ưu điểm của thiết bị này là có thể trình chiếu với cỡ chữ Times New Roman 24 mà vẫn đủ to và rõ đối với học sinh ở cuối lớp – thông thường cỡ chữ phù hợp trên màn hình TV là khoảng từ 28-32. Điều này giúp nội dung bài giảng ít bị ngắt quãng. Bên cạnh đó, âm lượng của bảng tương tác cũng lớn hơn nhiều so với âm lượng phát ra từ một màn hình TV bình thường nên khi dạy kỹ năng nghe giáo viên không cần thiết phải mang theo máy nghe đĩa.

   Tuy nhiên, đối với bộ môn tiếng Anh, cách sử dụng này có mặt hạn chế vì giáo viên và học sinh không thể viết lên bảng do không có bảng phụ. Do đó nếu không sử dụng bút tương tác thì chỉ nên dùng cách này khi dạy kỹ năng nghe hoặc nói, còn với những kỹ năng khác thì ta nên sử dụng active inspire hoặc kết hợp chương trình này với các ứng dụng hữu ích khác.

    IQ BOARD là một ứng dụng có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn so với các phần mềm soạn thảo và trình chiếu khác như Violet hay Powerpoint. Để sử dụng chức năng tương tác, giáo viên cần kết nối máy tính và activeboard thông qua cả 2 cổng USB và cổng màn hình. Chức năng cuả dây cáp màn hình là truyền tải hình ảnh từ máy tính lên máy chiếu và hắt lên bảng, còn cáp USB giúp kết nối tất cả các chương trình của máy tính với bảng, nhờ đó khi chạm vào bảng thông qua bút điện tử ta cũng có thể điều khiển được máy tính. Điểm đặc biệt là với máy tính có cài đặt activeinspire, tất cả mọi đối tượng xuất hiện trên màn hình bao gồm cả văn bản, kí tự, hình ảnh, âm thanh… đều có thể kéo thả vào bài giảng điện tử - điều mà máy tính thông thường không làm được.

     Nói đến ứng dụng của activeinspire, đầu tiên phải kể đến nguồn dữ liệu phong phú được sắp xếp hợp lý trong gói trình duyệt tài nguyên của activeinspire. Không chỉ có hình ảnh theo từng chủ đề, phần mềm này còn trang bị rất nhiều file âm thanh theo chủ đề, giúp tiết kiệm tối đa thời gian tìm hình ảnh trực quan và chèn âm thanh khi soạn giảng. Thư viện ý tưởng sư phạm cũng là nơi giáo viên có thể lấy ra nhiều tài liệu thú vị hoặc những hiệu ứng được làm sẵn và thay đổi sao cho phù hợp với bài giảng của mình. Đồng thời các bước thực hiện phức tạp trong powerpoint đã được hoàn toàn đơn giản hóa trong active inspire.

         Ví dụ: trong powerpoint, nếu muốn chèn hình ảnh vào slide, ta phải đến hình ảnh đó, nhấp lệnh chọn, copy [hoặc Ctrl +C], sau đó trở về slide và nhấp lệnh paste [ Ctrl +V], trong activeinspire, ta chỉ cần di chuột vào hình ảnh cần chọn, bất kể là trong thư mục nào hay trên mạng internet, kéo về activeinspire và thả vào trang cần thiết.

     Việc chèn âm thanh lại càng đơn giản, không cần phải vào insert à hyperlink, chọn file cần chọn, rồi mới chèn vào slide; tất cả các quá trình đó được thay bằng động tác kéo thả trong activeinspire. 

Sử dụng bảng tương tác để nâng cao hiệu quả giảng dạy tại các trung tâm, trường học

Activeinspire cho phép trình chiếu những bài hội thoại mẫu mang tính độc quyền [không cho phép tải về] tại những trang dạy tiếng Anh trực tuyến như tienganh123.com, livemocha.com. Trước đây, giáo viên có thể gặp khó khăn khi không thể tải và phát lại đoạn hội thoại phù hợp với chương trình và mang tính giáo dục cao. Nếu muốn, trong quá trình trình chiếu, giáo viên phải ngừng nửa chừng, thoát khỏi slide, sau đó mở đoạn phim đó trên kênh phát trực tiếp.  Hiện nay, chúng ta có thể chèn liên kết và đặt chế độ phát video trực tiếp ngay trên bài giảng.

     Soạn bài tập, câu đố, trò chơi trên activeinspire đơn giản hơn hẳn so với trên powerpoint do giáo viên không cần phải đánh máy đáp án trước rồi dùng hiệu ứng hình ảnh che đi mà chỉ cần trình chiếu bài tập sau đó khi giảng có thể tự để học sinh khoanh tròn đáp án. 

Sau đó giáo viên cho hiện đáp án, học sinh không tương tác trực tiếp với bảng

Học sinh có thể dùng bút tương tác để kéo các từ về đúng vị trí và sắp xếp thành câu hoàn chỉnh

     Sử dụng activeinspire, giáo viên vừa có thể trình chiếu, vừa có thể tạo điều kiện để học trò tự tìm tòi và tăng tính tương tác trong quá trình giảng dạy. Việc tương tác  trực tiếp lên bảng giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn với bài học, trong các tiết dạy viết hoặc ngữ pháp còn có thể khuyến khích các em viết lên bảng, cả lớp cùng phát hiện lỗi sai và rút kinh nghiệm thay vì phải sửa lỗi từng em một.  

KẾT HỢP IQ BOARD VỚI CÁC PHẦN MỀM KHÁC

     Sử dụng chức năng chú giải trên màn hình, ta có thể kết hợp sử dụng bảng tương tác với nhiều phần mềm khác như Microsoft Word, PDF, và powerpoint. Nhờ vào ghi chú bằng IQ BOARD, giáo viên có thể để lớp mà không cần những bài giảng điện tử lập trình sẵn mà chỉ cần tài liệu soạn sẵn trên word, phần mềm sách giáo khoa hoặc pdf sách giáo khoa tiếng Anh.

     Trong quá trình học ngoại ngữ và làm bài tập, đôi khi chỉ nói thôi chưa đủ để học sinh nắm được bài, một số học sinh có thể nghe sai ý của giáo viên dẫn đến ghi chú sai. Sử dụng phần mềm sách giáo khoa điện tử kết hợp với bút tương tác, giáo viên có thể chỉ rõ từng điểm quan trọng, gạch chân dưới vị trí từ vựng cần thiết giúp học sinh dễ dàng theo kịp bài. Với những tiết ôn tập hay testyourself, giáo viên không nhất thiết phải soạn bài giảng điện tử và ghi sẵn đáp án mà có thể thông qua bảng điện tử để phóng to nội dung sách giáo khoa hoặc bài tập rồi để học sinh trực tiếp sửa bài trên bảng và chiếu cho cả lớp xem. Như vậy, bài giảng sẽ dễ hiểu hơn.

Ngoài những phương tiện kể trên, activeinspire có thể dùng kết hợp với nhiều phương tiện khác như windows media để trình chiếu video và dừng lại ở những điểm quan trọng, dùng viết ghi chú giải lên hình ảnh đang được chiếu; kết hợp với Google chrome để hướng dẫn học sinh tra cứu tư liệu mạng hay tham gia các diễn đàn học tiếng Anh trực tuyến…

Để có một giờ dạy hiệu quả trên activeboard, mỗi giáo viên cần phải trang bị những kỹ năng cơ bản về sử dụng bảng. Bảng điện tử không phải là thiết bị mà chúng ta có thể sử dụng thành thạo trong một sớm một chiều, cũng không thể tìm hiểu hết chức năng của nó qua sách vở. Cũng giống như thời gian đầu khi powerpoint và máy chiếu được đưa vào sử dụng, các giáo viên mất khá nhiều thời gian cho những bài giảng điện tử soạn sẵn đầu tiên. Thực hành thường xuyên là điều kiện quan trọng để chúng ta có thể hiểu rõ hơn những tính năng của bảng và những tình huống sư phạm có thể phát sinh trong quá trình giảng dạy trên thiết bị này.      

  Bảng tương tác ngoài những chức năng đã trình bày còn có thêm chức năng ActiView được thực hiện thông qua máy chiếu vật thể. Chức năng này tương tự với máy chiếu hắt sử dụng cùng với overhead projector nhưng lại có thể chụp ảnh và phóng to vật thể, nhờ vậy mà rất hữu ích trong giảng dạy kỹ năng viết tiếng Anh. Nếu có thiết bị này, học sinh không cần phải viết theo nhóm lên bảng hay giấy A0, mà có thể viết độc lập lên giấy, phát huy tính chủ động của từng học sinh, bài viết của các em có thể được chiếu trên bảng tương tác để cả lớp cùng tham gia sửa chữa. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí, thiết bị này vẫn chưa được đầu tư.

   Việc sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy môn tiếng Anh nói chung đã đạt kết quả khá khả quan. Hầu hết các em tỏ ra thích thú với việc có thể trực tiếp tham gia vào bài giảng và viết lên bảng cảm ứng nên tỏ ra tích cực tham gia xây dựng bài hơn. Đặc biệt trong những tiết viết, học sinh hoạt động nhóm sôi nổi hơn và nghiêm túc hơn. Mặc dù thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ và chưa quen với việc việc bảng, song các em đã nhanh chóng thích nghi và cải thiện chữ viết và kỹ năng thao tác trên bảng.

Điện Máy Star Giải pháp bảng tương tác thông minh tiện ích cho giảng dạy lớp học, trung tâm anh ngữ, cho hội họp, trình chiếu văn phòng, công ty, doanh nghiệp....hàng đầu Việt Nam. Cung cấp, phân phối bảng tương tác giá rẻ, thiết bị tương tác thông minh , bảng tương tác thông minh của các hãng như : Panasonic, IQboard, Hitachi, Hitevison, Baro, Novastar, U-Pointer……

Điện Máy Star cam kết mang đến những sản phẩm có giá trị phù hợp với Khách Hàng !

Video liên quan

Chủ Đề