Cách phòng chống núi lửa phun trào

Xây dựng các trạm nghiên cứu, báo động núi lửa

Xây dựng những nơi trú ẩn an toàn,.........

Đề phòng động đất

Nhật Bản hay xảy ra động đất bất thường.

Luôn cần phải nắm rõ những việc phải làm trong trường hợp động đất, để giảm thiệt hại và thương vong đến mức thấp nhất có thể.

Sau đây là một vài hướng dẫn cơ bản để chuẩn bị cho những khi xảy ra động đất và giải quyết những hậu quả sau động đất.

1. Chuẩn bị trước.

[1] Nâng cao sức chống chịu cho ngôi nhà của bạn trong tình huống động đất Đánh giá sức chống chịu của ngôi nhà bạn ở trong tình huống động đất, và nâng cao sức chống chịu đó qua các bước như cố định chắc chắn đồ gia dụng và phủ lớp chống vỡ lên kính cửa sổ.

[2] Dự trữ nước và thực phẩm Bạn nên dự trữ sẵn nước uống và thực phẩm đủ dùng trong ít nhất ba ngày. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn radio và đèn pin.

[3] Tham gia vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa Hiểu rõ hơn về dân cư ở địa phương của bạn bằng cách tham gia tích cực vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa ở địa phương.

[4] Thảo luận với gia đình bạn về sự chuẩn bị sẵn để ứng phó với thảm họa Xác định trước với nhau về cách giữ liên lạc và nơi sẽ trú ẩn.

2. Việc phải làm sau khi xảy ra một trận động đất

[1] Hai phút đầu sau khi xảy ra một trận động đất
  • Tự bảo vệ bản thân.
    Tránh xa các đồ đạc có thể bị đổ, và nấp dưới bàn làm việc hoặc bàn ăn. Không được hoảng loạn và chạy ra ngoài.

[2] Ngay khi xảy ra động đất
  • Phòng chống hỏa hoạn và đảm bảo đường thoát.
    Khóa các van ga và rút phích cắm dây điện. Nếu có sự cố phát lửa thì bình tĩnh dập tắt. Đảm bảo đường thoát bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ.

[3] Ba ngày đầu sau trận động đất
  • Đảm bảo rằng gia đình bạn an toàn, và đề phòng dư chấn.
    Tránh xa nhà cửa đang bắt đầu sập xuống. Gọi hàng xóm của bạn, và tùy theo tình hình mà đi bộ đến nơi trú ẩn.
  • Hỗ trợ hàng xóm trong việc dập lửa, cứu hộ, và cứu viện.
    Phối hợp với hàng xóm của bạn để dập lửa và cứu hộ, chăm sóc những người bị thương.
  • Tự lo liệu cho bản thân.
    Sử dụng nước uống và thực phẩm mà bạn đã dự trữ. Cẩn thận với các tin đồn sai sự thật và chỉ tin vào những thông tin đúng.

[4] Từ ngày thứ tư trở đi
  • Sống sót và Hồi phục
    Ngay cả sau bốn ngày, bạn vẫn nên đề phòng dư chấn. Cập nhật thông tin. Vượt lên khó khăn để đưa mọi thứ trở lại bình thường.

3. Việc phải làm trong khi xảy ra động đất

[1] Ngưng lái xe.
  • Giữ chắc vô-lăng, tấp vào bên trái đường, và tắt máy xe.
  • Đến khi rung chấn giảm bớt, bình tĩnh đánh giá tình hình xung quanh bạn và dùng radio trong xe để cập nhật thông tin.
  • Nếu bạn cần phải đến nơi trú ẩn, hãy để lại chìa khóa trong ổ khóa và không khóa cửa xe. Mang theo các giấy tờ kiểm tra phương tiện và các vật dụng quan trọng khác theo và đi bộ đến nơi trú ẩn.

[2] Khi trên đường
  • Đừng đứng yên một chỗ. Sử dụng túi xách hoặc vật khác để bảo vệ đầu của bạn không bị những vật như kính hay biển hiệu tòa nhà rơi trúng, và tìm kiếm nơi trú ẩn ở khu vực trống hoặc công viên.
  • Đừng đến gần tường gạch không nung [gạch xỉ than] hoặc máy bán hàng tự động.
  • Đề phòng các cột sóng điện thoại sắp đổ và dây điện đang treo lủng lẳng.
  • Nếu không có khoảng trống nào gần đó, hãy bình tĩnh đánh giá tình hình xung quanh bạn và chuyển đến nơi an toàn hơn, tránh xa các tòa nhà cao tầng.

[3] Khi gần bờ biển
  • Nếu bạn cảm thấy rung chấn, ngay lập tức hãy tìm đến vùng đất cao, an toàn. Tránh xa bờ biển cho đến khi báo động và cảnh báo sóng thần được bãi bỏ.

[4] Khi trên tàu điện
  • Nắm chắc thanh tựa hoặc tay vịn.
  • Ngay cả khi tàu điện dừng giữa các trạm cũng không được tự mình thoát ra khỏi tàu qua cửa sổ hoặc cửa ra vào sử dụng cửa thoát hiểm.
  • Hãy bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của nhân viên tàu.

Nhật Bản là quốc gia có nhiều thiên tai như động đất, bão, sóng thần… Khi sống ở đây, bạn nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra và ý thức về nó mỗi ngày. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn các loại thiên tai và nguy cơ có thể xảy ra, những thuật ngữ chuyên môn cần lưu ý trong các bản tin, những điều nên làm khi xảy ra thiên tai, những vật dụng phòng chống thiên tai, website và ứng dụng tiện ích và cả các địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp… Hiểu rõ về thiên tai, thảm họa cũng là cách bảo vệ chính mình khi sống tại Nhật Bản.

Tại sao Nhật Bản lại nhiều thiên tai đến vậy?

Những thảm họa tự nhiên cướp đi sinh mạng con người hay làm tổn thất nặng nề cho cuộc sống như động đất, bão, sóng thần… là nỗi lo thường nhật của tất cả mọi người trên thế giới.
Nhật Bản là có thiên nhiên tươi đẹp với thời tiết bốn mùa rõ rệt, nhưng cũng chính đặc trưng đó khiến cho nơi đây xảy ra rất nhiều thiên tai. Tỉ lệ xảy ra thiên tai ở Nhật Bản so với thế giới là 20,85 số trận động đất cường độ trên 6 độ richter, 7% số trận núi lửa hoạt động, 0,4% số người chết, 18,3% tổng thiệt hại do thảm họa. Mặc dù diện tích Nhật Bản chỉ chiếm chưa đến 0,25% thế giới nhưng tỉ lệ xảy ra thiên tai lại vô cùng lớn, vì thế có thể nói đây là “cường quốc về thiên tai” trên thế giới.

Vậy tại sao Nhật Bản lại xảy ra nhiều thiên tai đến vậy? Lý do là bởi điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, địa chất, khí tượng và cấu trúc đô thị.

Vị trí địa lí
Nhật Bản nằm ở vị trí ranh giới giữa mảng địa tầng đại dương và mảng địa tầng lục địa nên động đất dễ xảy ra do sự chuyển động của mảng địa tầng như nhấn chìm,… Hơn nữa, Nhật Bản được bao quanh bởi biển, đường bờ biển khá dài và phức tạp nên thảm họa sóng thần dễ xảy ra khi có động đất.

Địa hình
Đồi núi chiếm 70% lãnh thổ Nhật Bản với chủ yếu là núi, thung lũng và vách đá dựng đứng. Do địa hình nước sông dễ dàng chảy theo các sườn núi dốc ra biển nên ở đây dễ bị ngập lụt và các thiệt hại khác do lũ lụt.

Địa chất
Nhật Bản nằm trong khu vực núi lửa vành đai Thái Bình Dương, nơi có 108 ngọn núi lửa đang hoạt động, chiếm khoảng 7% tổng số gọn núi lửa đang hoạt động được phân bố trên thế giới. Kết quả là bên cạnh việc được hưởng những đặc ân của tạo hóa thiên nhiên như suối nước nóng, Nhật Bản thường phải chịu những thảm họa như dung nham phun trào, tro núi lửa và động đất.

Khí tượng
Do Nhật Bản nằm phần lớn trong đới ôn hòa nên có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ ràng. Thời điểm chuyển giao từ xuân sang hè thường có mưa nhiều do các tuyến mưa bị dồn ứ; còn thời điểm chuyển giao từ hè sang thu là thời điểm bão đổ bộ đất liền gây ra các trận mưa lớn và giông tố.

Cấu trúc đô thị
Ở Nhật Bản, mặc dù diện tích đất nhỏ nhưng phần lớn lại là đồi núi, cùng với sự gia tăng dân số và đô thị hóa ở một số khu vực, đôi khi người ta phải khai hoang đồi núi và lập các khu định cư gần núi hay vách đá, hoặc lấp biển để xây dựng đô thị. Vì lý do này, nhiều nhà dân được xây dựng gần sông, bờ biển và núi lửa, không ít trường hợp đã gặp thảm họa như sụt lún đất cát hay lở núi…

Có lẽ sự kết hợp của nhiều nguyên nhân như nói ở trên đã gây ra những trận thiên tai lớn đến mức uy hiếp tính mạng con người.

Những thảm họa thiên nhiên xảy ra tại Nhật Bản

Thảm họa ở Nhật Bản được chia thành thảm họa do thời tiết như bão, giông tố, bão tuyết… và thảm họa xảy ra ở những địa điểm cụ thể và nguyên nhân cụ thể như động đất, sóng thần, núi lửa phun trào… Tất cả đều là những thảm họa tự nhiên nên dường như chúng ta đều không kịp chuẩn bị khi chúng xảy ra, thế nhưng kết quả ảnh hưởng đến sinh mạng có thể đến từ ý thức và hành động của bạn. Hãy cùng tìm hiểu khái quát về thiên tai và nguyên nhân xảy ra các loại thảm họa ở Nhật Bản.

Động đất

Nguyên nhân động đất xảy ra là do nhiều mảng địa tầng bao phủ bề mặt trái đất bị dồn nén, bị kéo, bị chồng lên dẫn đến chuyển động. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác là do sự đứt gãy địa chất và hoạt động của núi lửa. Bao quanh quần đảo Nhật Bản có 4 mảng địa tầng va chạm vào nhau và sự chuyển động của các mảng địa tầng này khiến động đất thường xuyên xảy ra.Khi động đất xảy ra, ở Nhật Bản sẽ công bố hai con số là “độ lớn” và “cường độ địa chấn”. Độ lớn biểu thị quy mô của trận động đất [năng lượng] và cường độ địa chấn biểu thị mức độ rung chuyển ở một địa điểm cụ thể. Cường độ địa chấn nằm trong khoảng từ 0 đến 7 và con số này càng lớn thì cường độ của trận động đất càng lớn. Mọi người có thể trải nghiệm sự rung chuyển thực tế ở cấp độ 2,3. Khi lên đến cấp độ 4 sẽ khiến hầu hết mọi người ngạc nhiên, và cấp độ 5 trở lên sẽ làm cho mọi người sợ hãi đến mức không thể đứng vững.

Động đất là loại thiên tai khó dự báo. Tuy nhiên đối với những trận động đất lớn như Nankai Trough [chạy dọc từ vùng Kanto đến Kyushu, được dự báo có cường độ địa chấn 7 và sóng thần cao trên 10m], trận động đất ở ngay sát thủ đô [được cho là xác suất xảy ra cao trong vòng 30 năm], người ta đã công khai các biện pháp đối phó và ước tính thiệt hại trên trang thông tin phòng chống thiên tai của văn phòng Nội các từ sớm.

▼“Biện pháp đối phó đối với trận động đất Nankai Trough” – Cơ quan khí tượng
//www.bousai.go.jp/jishin/nankai/index.html▼“Biện pháp đối phó đối với trận động đất khu vực sát thủ đô” – Văn phòng Nội các

//www.bousai.go.jp/jishin/syuto/index.html

Bão

Bão là một áp thấp nhiệt đới tồn tại trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương hoặc Biển Đông, sức gió cực đại của vùng áp thấp phát triển đến khoảng 17,2 m/s trở lên. Tại Nhật Bản, mặc dù tình hình bão thay đổi theo từng năm nhưng kể từ năm 2011, mỗi năm có khoảng 20 ~ 30 cơn bão và xảy ra chủ yếu từ tháng 7 ~ 10.
Thiên tai do bão gây ra bao gồm triều cường, sóng lớn, mưa lớn trên diện rộng, giông bão, sạt lở đất và lũ lụt. Khác với động đất, dự báo về đường đi và sức mạnh của bão sẽ được công bố nên chúng ta có thể chuẩn bị trước để ứng phó. Bão có thể đi qua quần đảo Nhật Bản, vì vậy bạn nhớ kiểm tra thông tin về bão thường xuyên vào thời gian chúng thường xuất hiện từ mùa hè đến mùa thu.

Giông tố [Ngập lụt, sạt lở đất]

70% diện tích lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi và địa hình chủ yếu là dốc nên rất dễ xảy ra lũ lụt và sạt lở đất do mưa lớn. Vì lý do này, các biện pháp đang được thực hiện để hạ thấp mực nước ở hạ lưu bằng cách tạo đường thoát cho các con sông vừa và nhỏ, chẳng hạn như kiểm soát lũ tại các đập và sân chơi cũng như các kênh thoát nước bên ngoài khu vực thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, theo Cơ quan khí tượng, số lần có mưa lớn trên 50mm trong 1 giờ trên phạm vi toàn quốc trong một năm ngày càng tăng. Số lần mưa trung bình hàng năm [khoảng 327 lần] trong 10 năm gần đây [2010-2019] bằng khoảng 1,4 lần số lần mưa trung bình hàng năm [khoảng 226 lần] trong 10 năm đầu [1976-1985] của kỳ thống kê. Trong những năm gần đây, nhiều trận lũ lụt liên tiếp xảy ra do mưa lớn vượt quá dự báo.
Ngoài ra, mưa lớn, bão và động đất có khả năng gây ra các thảm họa liên quan đến đất đá trên các con đường và nhà dân xẻ qua núi. Những thảm họa về đất đá này gây ra những thiệt hại to lớn có thể nuốt chửng các ngôi nhà hay gây chết người chỉ trong phút chốc.

Sóng thần

Sóng thần xảy ra bởi sự nâng lên và lún xuống của lớp nền đáy biển, hiện tượng lở đất dưới đáy biển do động đất ở đáy biển khiến cho nước biển ở khu vực này chuyển động lên xuống và gây ra hiện tượng sóng thần. Đặc biệt, nếu xảy ra trên diện rộng, nó sẽ trở thành cơn đại sóng thần với sức tàn phá lớn khi tiến vào đến bờ biển. Có lẽ có nhiều người đã biết về trận đại sóng thần khổng lồ do “Trận đại thảm họa động đất Đông Nhật Bản” xảy ra ở vùng Tohoku ngày 11/3/2011.

Núi lửa phun trào

wdeon / Shutterstock.com

Nhật Bản hiện có 111 ngọn núi lửa đang hoạt động, và một trong số đó đã trở thành điểm tham quan thu hút khách du lịch, chẳng hạn như Sakura-jima [ảnh] ở tỉnh Kagoshima vẫn thường xuyên phun trào. Hiện tượng chủ yếu khiến núi lửa trở thành thiên tai là do các tảng nham thạch lớn, nham thạch nhiệt độ cao, dòng dung nham và khí từ núi lửa đổ xuống sườn núi với tốc độ cao, luồng dung nham có dung nham tan chảy chảy xuống sườn núi, luồng bùn núi lửa dạng tuyết tan chảy là tuyết tan chảy do nhiệt độ cao của dung nham và luồng nham thạch núi lửa. Đặc biệt, nham thạch lớn, luồng dung nham núi lửa, luồng bùn núi lửa dạng tuyết tan chảy xảy ra đồng thời với vụ phun trào, vì vậy sẽ không có thời gian để người ta có thể sơ tán và rủi ro về tính mạng cũng cao hơn.

Tín hiệu cảnh báo khi xảy ra thảm họa – “Báo động” & “Cảnh báo” là gì?

Cơ quan khí tượng công bố các mức độ cảnh báo theo mức độ nguy hiểm của 16 loại hiện tượng khí tượng, bao gồm mưa to, lũ lụt, tuyết rơi dày và gió giật mạnh. Ba loại cảnh báo chính là “Báo động đặc biệt”, “Báo động”, “Cảnh báo”, đều được đưa tin trên ti vi, đài phát thanh, tin tức mạng,… và đôi khi được gửi đến điện thoại di động của mỗi người dân dưới dạng thư thông báo khẩn cấp.

Báo động đặc biệtBáo động đặc biệt kêu gọi người dân hành động để bảo vệ sinh mạng khi hiện tượng đã được dự báo có bất thường đặc biệt, có thể dẫn đến nguy cơ trở thành thiên tai nghiêm trọng hoặc thiên tai có thể đang xảy ra.Báo động đặc biệt bao gồm báo động về thời tiết, hiện tượng mặt đất, triều cường và sóng biển. Báo động đặc biệt về thời tiết bao gồm báo động về gió bão, bão tuyết, mưa lớn và tuyết dày.

Báo động đặc biệt có thể về một thảm họa mà bạn chưa từng trải qua, vài thập kỷ mới xảy ra một lần, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu sau khi nhận được báo động đặc biệt bạn mới suy nghĩ đến việc sơ tán lánh nạn.

Báo độngĐây là loại dự báo để cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra thiên tai nghiêm trọng.

Báo động bao gồm các loại báo động về thời tiết, hiện tượng mặt đất, triều cường, sóng biển, ngập úng, lũ lụt. Báo động về thời tiết bao gồm báo động về gió bão, bão tuyết, mưa lớn và tuyết dày.

Cảnh báoĐây là loại dự báo kêu gọi sự cảnh giác khi thảm họa có khả năng xảy ra.

Cảnh báo bao gồm các loại cảnh báo về thời tiết, hiện tượng mặt đất, triều cường, sóng biển, ngập úng và lũ lụt. Cảnh báo khí tượng bao gồm cảnh báo về gió tuyết, gió mạnh, mưa to bão, bão tuyết, mưa lớn và tuyết dày gió và tuyết, gió mạnh, mư, tuyết dày, sấm sét, khô hạn, sương mù dày đặc, sương giá, tuyết lở, nhiệt độ thấp, tuyết rơi, đóng băng và cảnh báo tuyết tan.

Ngoài những điều trên, chính quyền địa phương còn đưa ra các khuyến cáo sơ tán, thông báo chuẩn bị sơ tán, và bắt đầu sơ tán người già. Ngoài ti vi, đài phát thanh và internet, nội dung này cũng được thông tin qua các loa lớn của hệ thống phát thanh phòng chống thiên tai của địa phương.
Ngoài ra, người dân có thể nhận được bản tin động đất khẩn cấp thông báo khi một trận động đất sắp xảy ra. Khi động đất xảy ra, thông tin về động đất sẽ được phân tích ngay lập tức và một báo cáo nhanh về thời gian xảy ra rung chuyển sẽ được gửi đến ti vi hoặc điện thoại di động của mọi người. Thời gian rung lắc rất ngắn nên đôi khi bạn có thể không kịp để chuẩn bị, nhưng trong vòng vài chục giây sau khi bản tin phát ra, bạn hãy kiểm tra các yếu tố gây cháy, chẳng hạn như khóa van gas và nấp dưới bàn làm việc. Còn nếu bạn đang ở một nơi bị đóng kín thì bạn có thể sử dụng khoảng thời gian ngắn ngủi đó một cách hiệu quả bằng cách mở cửa và xác định trước lối thoát hiểm. Sau khi kết thúc động đất, thông tin về nguy cơ sóng thần chắc chắn sẽ được gửi đến người dân [cảnh báo hoặc báo động]. Chúng ra sẽ không thể chủ quan cho đến khi có thông báo về việc không có nguy hiểm sóng thần xảy ra.

Việc cần làm khi thiên tai xảy ra – Đầu tiên, hãy bình tĩnh

Nếu gặp thiên tai, việc cần ưu tiên hơn cả là “bảo vệ tính mạng bản thân”. Nếu bạn sống một mình thì việc đến nơi sơ tán sẽ tốt hơn cả. Ở đó, bạn sẽ luôn được cung cấp đồ dùng như chăn màn, thức ăn, và điều này thật đáng quý vì bạn không phải trải qua khoảng thời gian bất an một mình.Nếu bạn đang di chuyển bên ngoài và gặp thiên tai, bạn hãy đi theo dấu lối thoát hiểm màu xanh lá cây để đến lối ra. Bạn cũng nên tạo thói quen tìm hiểu vị trí của lối thoát hiểm thường xuyên ở nơi bạn đến, chẳng hạn như ở văn phòng làm việc hoặc khách sạn trong chuyến du lịch.Bên cạnh đó, bạn cũng hãy tự đặt tình huống các phương tiện giao thông công cộng sẽ bị dừng giữa đường và bạn sẽ không thể về nhà. Đặc biệt ở khu vực thủ đô Tokyo, ngay cả khi giao thông công cộng hoạt động trở lại, nhiều khi rất nhiều người cùng bị kẹt lại, chưa thể trở về nhà và phải chờ đợi rất lâu. Trong trường hợp đó, bạn hãy nhớ rằng bạn không cần cố gắng để đi thật nhanh, mà có thể sử dụng các địa điểm như trạm xăng, cửa hàng tiện lợi, hộp karaoke…, nơi sẵn sàng tiếp nhận những người gặp khó khăn trở về nhà [kiểm tra website và ứng dụng của chính quyền địa phương để biết chi tiết].

Ngoài ra, khi sơ tán bạn cũng cần lưu ý không xô đẩy, không chạy, không nói chuyện [vì bạn sẽ không nghe rõ lệnh sơ tán], không quay lại hoặc đến gần [không đến gần nơi đã sơ tán vì bất kỳ lý do gì hoặc có quên đồ]. Đây là những gì học sinh tiểu học Nhật Bản được học khi sơ tán khỏi nơi có thảm họa thiên tai. Bạn hãy ghi nhớ và đừng quên điều đó.

● Làm gì khi động đất xảy ra?

Trong trường hợp có động đất, nếu bạn đang ở trong nhà, trước tiên hãy bảo vệ đầu của mình bằng cách chui xuống gầm bàn. Điều quan trọng nữa là hãy trú ẩn ở những vị trí mà giá, kệ và thiết bị gia dụng không đổ vào bạn. Nếu bạn đang ở bên ngoài, bạn hãy bảo vệ đầu bằng các vật cứng như mũ bảo hiểm và đến nơi những nơi trú ẩn không bị đồ vật rơi vào đầu hoặc nơi máy bán hàng tự động, cột điện không bị đổ. Khi thảm họa xảy ra, bạn nhớ luôn sử dụng thang bộ để di tản và không sử dụng thang máy vì nó có thể bị kẹt. Ngoài ra, nếu bạn cảm nhận thấy động đất khi ở bờ biển, hãy nhanh chóng di chuyển ra xa biển và đi đến vị trí đất cao.
Khi bạn bắt đầu cảm nhận thấy sự rung lắc, dù chỉ ở cấp độ rất nhỏ, bạn hãy kiểm tra cường độ địa chấn và tâm chấn qua tin tức.

● Làm gì khi có bão?

Nếu bạn nhận được tin báo một cơn bão đang đến gần, bạn hãy chuẩn bị nước, thức ăn, bếp đun loại gọn nhẹ, pin và pin di động phòng khi mất điện. Nếu có nguy cơ bão đổ bộ vào vị trí bạn đang ở, bạn hãy cân nhắc chuyển đến nơi trú ẩn trước với các đồ dùng chúng tôi đã nói trên. Bạn nên kiểm tra các báo động đặc biệt và thông tin sơ tán, không di chuyển ra ngoài trời khi không cần thiết, trừ khi bạn được thông báo là đang ở một nơi rất nguy hiểm, vì bạn có thể bị gió thổi cuốn bay hoặc bị các vật thể bay va vào người, khiến bạn đến bị thương.

▼“Thông tin thiên tai: Báo động đặc biệt/Cảnh báo” – Cơ quan khí tượng
//www.jma.go.jp/jp/warn/
//www.jma.go.jp/jma/kokusai/multi.html

● Làm gì khi có giông tố [Ngập lụt, sạt lở đất]?

Cũng như bão, thông tin dự báo về giông tố được gửi từ rất sớm, vì vậy bạn có thể chuẩn bị trước cho việc sơ tán và dự trữ. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy nước sông đục hơn, bốc mùi đất thối, đá cuội rơi xuống, nước phun ra từ vách đá, vết nứt… thì rất có thể sạt lở đất sẽ bất ngờ xuất hiện. Vì vậy, bạn cần phải sơ tán đến nơi an toàn càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra các công trình và nơi trú ẩn sau thảm họa dự kiến trên “Bản đồ nguy cơ lở đất” và “Bản đồ nguy cơ ngập lụt” do chính quyền địa phương cung cấp trong khu vực sinh sống của bạn.

● Làm gì khi có sóng thần?

Nếu bạn cảm thấy động đất gần biển, nguyên tắc bắt buộc lúc này là ngay lập tức rời khỏi bờ biển và chạy nhanh đến một đồi đất cao. Cảnh báo sóng thần thường sẽ được phát ra khoảng 3 phút sau trận động đất khi độ cao sóng thần dự kiến từ 0,2 m trở lên, các cơn sóng sẽ liên tục bị đẩy kể từ đợt sóng đầu tiên và kéo bằng lực rất mạnh, do đó con người có khả năng sẽ bị cuốn trôi ngay cả khi độ cao của sóng chỉ là 0,2~0,3 m.
Ngoài ra, sóng thần không chỉ tấn công một lần mà nhiều lần, và trong một số trường hợp, các đợt sóng sau thường cao hơn đợt sóng trước. Khi những đợt sóng thần đầu tiên xuất hiện, bạn hãy sơ tán ở nơi an toàn, không trở về nhà cho đến khi báo động/cảnh báo sóng thần bị hủy bỏ. Thời gian dự báo thường chỉ là tương đối, đôi khi thời gian xảy ra thực tế có thể sớm hoặc muộn hơn dự báo; do đó, chỉ khi báo động hay cảnh báo sóng thần bị hủy bỏ thì bạn mới có thể yên tâm rời khỏi nơi trú ẩn, trở về nhà.

●Làm gì khi có núi lửa phun trào?

Các vụ phun trào núi lửa hầu hết có thể dự đoán được ở một mức độ nào đó, và cơ quan khí tượng công bố các mức báo động/cảnh báo phun trào. Bạn phải cẩn thận với tro núi lửa có thể bị gió cuốn đi hơn vài trăm km tùy thuộc vào quy mô của vụ phun trào. Tro núi lửa có thành phần chủ yếu là thủy tinh và quặng nên dù nhỏ nhưng chúng nhọn và sắc, có thể khiến bạn bị đâu nếu bay vào mắt, hoặc làm tổn thương khí quản và phổi khi hít phải. Lúc này, đeo khẩu trang, kính bảo hộ, kính cận và mặc quần áo dài tay sẽ là biện pháp đối phó thích hợp nhất.
Tro núi lửa có thể tiếp tục rơi xuống, khiến bạn không thể ra ngoài trong một thời gian, để chuẩn bị cho tình huống này, bạn nên chuẩn bị trước nước uống, thực phẩm dự trữ, đồng thời thực hiện các biện pháp như bọc các thiết bị điện tiếp xúc với không khí bên ngoài và dán màng bọc thực phẩm.

▼“Báo động/cảnh báo phun trào” -Cơ quan khí tượng
//www.jma.go.jp/jp/volcano/

Cẩn thận với những thảm họa thứ cấp – Hiểu rõ rủi ro và biện pháp đối phó

Thảm họa thứ cấp là thảm họa không gây thiệt hại trực tiếp như động đất, giông bão, mà xảy ra do hậu quả của một thảm họa tạm thời. Ví dụ điển hình của thảm họa thứ cấp là sự gián đoạn của các tuyến đường huyết mạch do động đất, hỏa hoạn và sạt lở đất sau những trận mưa lớn.Để giảm thiểu các thảm họa thứ cấp, khi động đất xảy ra, bạn hãy tiến hành kiểm tra an toàn và tắt các nguồn lửa như bếp, lò và thuốc lá, … Công ty gas thành phố gần đây áp dụng việc ngừng cấp ga đến đường dẫn gas trong nhà do rung lắc với cường độ chấn từ 5 trở lên, nên khi xảy ra rung lắc, bạn không cần vội vàng đi khóa van gas mà chỉ cần kiểm tra nguồn lửa đề phòng cháy. Khi mua bếp, bạn nên mua kèm thêm thiết bị khóa tự động khi rung lắc hoặc thiết bị ngắt gas khi bị rơi. Nếu bạn đã chuẩn bị ngay từ đầu thì sẽ không cần phải quá lo lắng khi sự việc xảy ra. Ở nơi sơ tán, bạn cũng đừng quên khóa van gas và ngắt cầu dao điện. Trường hợp khí gas bị rò rỉ, và điện được truyền đến các thiết bị điện hỏng khi có điện trở lại sẽ khiến cho nguy cơ cháy nổ xảy ra, rất nguy hiểm.Nếu căn phòng bắt đầu bị ngập do mưa lớn, bạn có thể bị điện giật khi ngắt cầu dao. Khi đó, bạn phải sử dụng găng tay cao su dày hoặc gậy để ngăn tiếp xúc trực tiếp với điện.

Ngoài ra, mặc dù Nhật Bản được cho là đất nước có tình hình trị an tốt, nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng kẻ trộm vào nhà sơ tán để lấy trộm. Vì vậy, bạn phải luôn khóa cửa khi có thể. Tuy nhiên, điều tuyệt đối ưu tiên khi tình hình nguy hiểm xảy ra là hành động nhanh chóng bảo vệ bản thân.

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Video liên quan

Chủ Đề