Cách ngâm hạt ngô giống

Thứ Tư 15/08/2012 , 10:43 [GMT+7]

Giống ngô nếp lai F1 HN88 của Cty CP Giống cây trồng TƯ [NSC] đang được bà con nông dân tin dùng vì cho giá trị kinh tế cao, ngắn ngày và khả năng thích ứng rộng...

Giống ngô nếp lai F1 HN88 của Cty CP Giống cây trồng TƯ [NSC] đang được bà con nông dân tin dùng vì cho giá trị kinh tế cao, ngắn ngày và khả năng thích ứng rộng... 

Nhằm nâng cao tỷ lệ nảy mầm, bộ rễ mới ít bị ảnh hưởng, bám đất ngay, chúng tôi xin lưu ý bà con về kỹ thuật ngâm và thời điểm tra hạt như sau:

Chỉ nên ngâm nước trong thời gian từ 2-3 giờ, bởi hạt ngô nếp có vỏ mỏng; bản thân phôi của hạt ngô là loại phôi trần. Sau khi chắt kiệt nước, chỉ cần đậy nhẹ bằng khăn hoặc lớp cát mỏng [chú ý khăn và cát chỉ đủ ẩm], qua 20-24 giờ tỷ lệ nứt nanh nảy mầm sẽ đạt khoảng 80% và đem tra hạt gạt đất ngay. Số hạt còn lại, được giấm tiếp tục bằng khăn hoặc cát ẩm từ 15-20 giờ nữa, sau đó tuyển chọn số hạt nứt nanh nảy mầm đem tra riêng ở diện tích khác cho tiện việc chăm sóc sau này.

KS. Nguyễn Hữu Vân

Hướng dẫn bà con cách ngâm ủ hạt giống hiệu quả nhanh nảy mầm.

* Chuẩn bị:

  • Lượng hạt giống vừa đủ để gieo
  • Nước ấm: 2 sôi 3 lạnh
  • Ly hoặc vật có thể chứa nước để ngâm hạt
  • Mảnh vải để ủ hạt giống

* Tiến hành

Sau khi đã chuẩn bị cho nước ấm vào hạt giống. Ngâm hạt giống từ 2 – 4 tiếng. Tùy theo loại hạt giống mà có thời gian ngâm thích hợp. Nếu hạt giống to, vỏ dày thì thời gian ngâm dài [4 tiếng]. Nếu hạt giống có vỏ mỏng thì thời gian ngâm ngắn hơn [tối thiểu 2 tiếng].

Sau khi ngâm hạt với thời gian thích hợp, rửa sạch hạt với nước lạnh [đối với hạt dùng trồng rau mầm]. Cho hạt giống vào miếng vải đã chuẩn bị, cột kín miệng rồi để vào 1 gốc tối. Sau 12 tiếng, hạt giống bắt đầu nảy mầm thì gieo được.

* Chú ý:

Một số loại hạt giống có kích thước nhỏ thì không cần ngâm ủ: cài ngọt, cải bẹ xanh, xà lách, bông cải xanh, tần ô, cải đuôi phụng, rau đay, dền.

Nếu ngâm hạt trong thời gian quá ngắn [ít hơn 2 tiếng] hoặc quá lâu [nhiều hơn 6 tiếng] sẽ làm ảnh hưởng đến độ nảy mầm của hạt.

Khi ủ không nên để hạt giống mọc mầm quá dài, cây sẽ mọc yếu.

Một số hạt giống sau khi ngâm ủ đúng thời gian trên vẫn không mọc mầm [cà chua, cà tím, cà pháo, mồng tơi, ngò rí] nhưng vẫn mang gieo bình thường.

Nguồn: Sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

  • cach u ngo nay mam
  • cách ngâm ủ hạt giống ngô
  • cách ngâm hạt giống ngô
  • cách làm hạt nảy mầm nhanh
  • cách ủ ngô mầm
  • cách ngâm ủ hạt mồng tơi
  • cách ngâm ủ hạt tần ô
  • cách ủ mầm ngô
  • cách ủ hạt nảy mầm
  • cách ủ hạt giống hoa

Là giống nếp lai F1, do Công ty CP Giống cây trồng TW nhập nội và tuyển chọn. Đây là giống ngô nếp có nhiều triển vọng, tạo ra sự khác biệt đối với các giống đang trồng phổ biến trong sản xuất.

I. NGUỒN GỐC: Là giống nếp lai F1, do Công ty CP Giống cây trồng TW nhập nội và tuyển chọn. Đây là giống ngô nếp có nhiều triển vọng, tạo ra sự khác biệt đối với các giống đang trồng phổ biến trong sản xuất.
II. ĐẶC ĐIỂM GIỐNG - Giống thời gian từ gieo đến thu hoạch ăn tươi: vụ Xuân 85- 90 ngày; vụ Hè Thu 70-75 ngày; vụ Thu Đông 75- 80 ngày, vụ Đông 80- 85 ngày.  - Chiều cao cây 180 - 200 cm, chiều cao đóng bắp 75-90 cm. Bộ lá thoáng, xanh đậm, bền đến khi thu hoạch. Bắp dài 18- 20 cm, đường kính 4,5- 5,0 cm, bắp đậu kín hạt,  kín lá bi. Hàng hạt thẳng, mịn, hạt sâu cay. Số hàng  hạt/bắp 12- 14 hàng, số hạt/hàng 35- 40 hạt. Tiềm năng năng suất bắp tươi 12-14 tấn/ha. - Một số đặc điểm nông học nổi bật: Chịu hạn, chịu rét khá, chống đổ tốt, bộ lá xanh, thoáng; chất lượng ăn tươi rất ngon [dẻo – ngọt – đậm], có hương thơm đặc trưng. Phổ thích nghi rộng ở các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước. Có thể trồng quanh năm đều cho năng suất và chất lượng cao. Đặc biệt bắp có hạt màu trắng và tím xen kẽ nhau, những hạt màu tím chiếm khoảng 15-25 %, giàu sắc tố anthocyan – là hợp chất 3C tăng vị thơm đậm, có tác dụng chống lão hóa rất tốt.  - Giống có thời gian cho thu hoạch bắp thương phẩm dài. - Giống rất phù hợp với các khu vực ven đô, gần thành phố, thị xã [nơi mà người dân luôn yêu cầu cao về tiêu chuẩn giống ngô quà].

III. YÊU CẦU KỸ THUẬT


1. Thời vụ: Có thể trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động, tuy nhiên cần gieo trồng để ngô trỗ cờ - tung phấn - phun râu vào giai đoạn có thời tiết thuận lợi nhất [tránh các tháng quá khô, quá nóng hoặc quá lạnh] để đảm bảo năng suất. Yêu cầu trồng cách ly thời gian và không gian với các giống ngô tẻ, ngô đường để đảm bảo chất lượng ăn tươi và màu hạt. 
2. Phương pháp gieo trồng a. Ngâm ủ hạt giống trước khi gieo. - Trước khi  đưa hạt giống vào ủ, cần ngâm ngô giống trong nước sạch 7- 8 giờ [nếu là mùa đông nên ngâm bằng nước ấm vừa tay]. - Trước khi ủ cần phải đãi sạch. Có thể ủ bằng 1 trong 2 cách sau: *Ủ bằng vải  ẩm: Nếu ủ bằng vải ẩm cần nhiều lớp. Nhúng vải cho ẩm sau đó cho ngô vào ủ [nhúng cho vải đủ ẩm], ủ trong 24 - 30 giờ. Khi ngô nứt nanh đem ngô vào bầu. *Ủ bằng cát  ẩm: Nên sàng cát trước khi làm ẩm cát. Trộn cát với nước sạch sao cho đủ ẩm [nghĩa là: Khi nắm 1 nắm cát trong lòng bàn tay mà xoè tay ra không bị vỡ hoặc nước không chảy qua kẽ tay là được]. Tuyệt đối không để cát quá ẩm làm cho ngô sẽ bị chua, thối, ngô không nứt nanh được. Sau đó trải một lớp cát, một lớp ngô. Trên cùng trải một lớp cát ẩm, ủ trong 24 - 30 giờ. Khi ngô nứt nanh đem gieo vào bầu. Chú ý: - Về mùa Đông khi ủ cần giữ nhiệt độ khoảng 30oC.               - Không nên để ngô mọc quá dài trước khi gieo vì khi gieo rẽ ngô hoặc mầm ngô dễ bị gãy, ảnh hưởng đến cây con. b. Cách làm bầu ngô [bầu mê]   - Đất bùn ao trộn với phân chuồng ủ hoai mục theo tỷ lệ 2:1 [2 phần bùn ao, 1 phần phân chuồng hoai mục] và 3 kg supelân cho số bầu/1 sào Bắc Bộ. Lót lá hoặc giấy ở dưới - rải bùn lên trên dầy khoảng 5 cm. Khi bùn se thì dùng dao thước đo cắt đứt rời từng bầu kích thước 4  4  4 cm hoặc nếu thời gian lâu hơn thì bầu ngô cần to hơn. Dùng ngón tay chọc lỗ và gieo ngô đã nứt nanh vào bầu, bên trên phủ một lớp đất bột trộn với trấu [hoặc tro bếp nếu khi vào bầu gặp trời rét đậm]. Sau khi gieo ngô vào bầu 5- 7 ngày thì đưa bầu ngô ra ruộng trồng. * Chú ý: + Cần làm bầu dự phòng để dặm khi mất cây con.  + Phòng chống chuột, tưới nước, giữ ẩm thường xuyên và phun phòng trừ sâu bệnh trước khi đưa bầu ra ruộng sản xuất. + Có thể sử dụng Cruiser để xử lý hạt mầm trước khi gieo hoặc vào bầu c. Kỹ thuật trồng: - Đất sau khi làm kỹ, sạch cỏ dại, san phẳng, rạch hàng, bón phân lót [nếu chân đất thấp có thể lên luống, để tránh úng khi gặp mưa to]. - Dùng Regent 800WG liều lượng 20-25 kg/ha xử lý đất trước khi trồng, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh d, Mật độ, khoảng cách: 5,1 vạn cây/ha [65-70 cm  x  28-30 cm/cây].

3. Phân  bón và cách bón cho 1 ha
3.1. Đối với phân NPK nung chảy Văn Điển

- Bón lót [trước khi đặt bầu hoặc gieo hạt]: Bón 650- 700 kg/ha phân NPK [4:9:5] vào hốc cây. - Khi cây ngô được 3 - 4 lá, bón thêm 80 kg phân urê/ha [3kg/sào]. - Bón thúc lần 2 [giai đoạn xoắn nõn]: bón 300 - 350 kg/ha phân NPK [14:8:7] kết hợp xới, vun cao để lấp kín phân và chống đổ. Lưu ý:  - Nên sử dụng phân bón tổng hợp NPK thay thế  phân đơn -  Có thể sử dụng các phân bón NPK khác theo hướng dẫn có trên bao bì của nhà sản xuất.

3.2. Đối với phân đơn

- Lượng phân bón cho 1 ha: 8 - 10 tấn phân hữu cơ [hoặc 3 tấn phân vi sinh] + 280- 320 kg đạm Urê [130 – 150 N] + 450- 500 kg Supe lân [70 – 80 P2O5] + 110 - 130 kg Kaliclorua [60 – 70 K2O]. - Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 1/4 lượng đạm - Bón thúc lần 1:  khi ngô 4 - 5 lá: 1/4 lượng đạm  + 1/2 lượng kali - Bón thúc lần 2:  khi ngô 8 - 9 lá: 1/2 lượng đạm  + 1/2 lượng kali

4. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
4.1. Chăm sóc

- Xới xáo, dặm tỉa ngay sau khi mọc để đảm bảo mật độ. - Khi ngô từ 4 đến 5 lá: Làm sạch cỏ dại, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc - Khi ngô từ 8 đến 9 lá: Làm sạch cỏ dại, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ - Có thể dùng thuốc trừ cỏ chọn lọc: Mizin 80WP,... phun khi cỏ chưa mọc hoặc cỏ còn non [2-3 lá].  Lưu ý: Trước khi phun mặt ruộng phải đủ ẩm, sau khi phun nếu gặp mưa không được để ruộng đọng nước.

4.2. Tưới tiêu 

Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt chú ý vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, xoắn nõn, trổ cờ, chín sữa. Sau khi tưới nước hoặc sau mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng ngô.

4.3. Phòng trừ sâu bệnh hại

- Sâu xám: Rắc Regent 800WG sau khi đặt hạt và trước khi lấp đất, cũng có thể dùng Regent 5SC hoặc Peran 50EC phối hợp với Ofatox 400EC để phun sau khi gieo trồng.  - Sâu ăn lá: Dùng Regent 5SC hoặc Peran 50EC phối hợp với Ofatox 400EC. - Sâu đục thân, đục bắp: Rắc 7 - 10 hạt Regent 800WG vào nõn lúc ngô 7- 8 lá và lúc xoáy nõn, cũng có thể dùng Regent 5SC hoặc Peran 50EC phối hợp với Ofatox 400EC và Địch bách trùng để phun phòng trừ]. - Bệnh khô vằn: Dùng Validacin 5L, Anvil 5SC, cần thiết phải loại bỏ các lá gốc nhiễm bệnh. - Bệnh đốm lá: Dùng Daconil 500 SC, Amistar Top 325 EC - Bệnh gỉ sắt: Dùng Anvil 5SC, Bayfidan 250 EC, Amistar Top 325 EC, tốt nhất nên dùng Tilsuper 300 EC. - Bệnh mốc sương: Dùng Ridomil Gold 68 WG, Score 250 EC, Phytocide 50WG. - Bệnh nở cổ rễ: Dùng Ridomil Gold 68 WG hoặc Anvil 5SCđể phun vào gốc. Ghi chú: Sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật hoặc hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

5. Thu hoạch

- Thu hoạch ăn tươi sau phun râu 18 – 20 ngày - Thu hoạch hạt khô khi ngô đã chín [lá bi khô, chân hạt đen], chọn ngày có thời tiết khô ráo để thu hoạch Chú ý: - Vì chủ yếu trồng ăn tươi nên hạn chế số lần sử dụng thuốc BVTV.

 - Không sử dụng hạt thương phẩm làm giống cho vụ sau

Video liên quan

Chủ Đề