Cách hầm ngải cứu không đắng

  1. Trang chủ
  2. Nấu ăn
  3. Món trứng
  4. Trứng vịt lộn

Cách làm trứng vịt lộn hầm ngải cứu thơm ngon, không tanh

27 Tháng 10, 2021 5 phút đọc
Nguyên liệu Cách làm
Trứng vịt lộn hầm ngải cứu

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu là món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, có tác dụng hoạt huyết, trị chứng đau đầu, cải thiện cân nặng, tăng cường sinh lý...

Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều dưỡng chất như canxi, sắt, vitamin A, B, C, protein, betacarotene...

Trong khi đó, rau ngải cứu có chứa những tinh dầu quan trọng như athuyon, cineol... Chính vì vậy, khi kết hợp trứng vịt lộn và ngải cứu sẽ tạo ra món ăn vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt nó có thể tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện những triệu chứng liên quan đến đau đầu vì có tác dụng điều hòa khí huyết, điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới và tăng khả năng sinh lý đối với nam giới. Đồng thời, trứng vịt lộn hầm ngải cứu chứa hàm lượng dinh dưỡng lớn đồng thời tăng khả năng hấp thụ, rất tốt cho người bị suy nhược cơ thể, gầy yếu thiếu cân.

Tuy nhiên, trứng hầm ngải cứu có độ ngậy và vì nó chứa nhiều dinh dưỡng nên các chuyên gia cũng khuyên chỉ nên ăn 2 quả/lần/tuần để tốt cho sức khỏe.

Đặc biệt, bà bầu cần có sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa về liều lượng ăn trứng vịt lộn và ngải cứu phù hợp để vừa tốt cho mẹ và bé cũng như bảo vệ thai nhi an toàn.

Khẩu phần ăn: 3
Thời gian chuẩn bị: 25 phút
Thời gian nấu: 30 phút

Nguyên liệu

  • 6 quả trứng vịt lộn
  • 1 bó rau ngải cứu
  • 1 đốt gừng to
  • 1 gói gia vị thuốc bắc
  • 1 bó rau răm nhỏ
  • Muối hạt
  • Gia vị: Bột canh, bột ngọt
Nguyên liệu

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu

Rau ngải cứu nhặt lá non, ngọn non, bỏ những lá già, sâu vàng và cọng già cứng. Rửa qua rồi ngâm nước muối loãng 5 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại, để ráo.

Gừng cắt bỏ những phần héo, thâm đen, rửa thật sạch, 1 nửa đập dập, băm nhỏ còn 1 nửa thái sợi để lát ăn kèm trứng. Phần gừng thái sợi có thể ngâm trong nước lọc hoặc bọc kín sau khi thái để không bị thâm và khô.

Gói gia vị thuốc bắc rửa qua, để ráo nước.

Rau răm nhặt rửa sạch, để ráo.

Luộc trứng vịt lộn

Cho trứng vịt lộn vào nồi, đổ nước ngập trứng, thả thêm chút muối hạt vào, luộc ở nhiệt độ vừa phải, tránh lửa quá lớn gây nứt vỏ trứng. Khi nước sôi, hạ bớt nhiệt độ xuống, để sôi liu riu và luộc thêm tầm 15 phút là trứng vịt lộn chín. Tắt bếp, ủ trứng thêm 5-10 phút nữa rồi vớt ra.

  • Cách luộc trứng vịt lộn ngon ngọt không bị nứt vỡ
  • Luộc trứng vịt lộn bao nhiêu phút?

Không nên bóc trứng vội, chỉ bóc khi chuẩn bị cho trứng vào hầm để trứng vịt lộn không bị tanh.

Hầm trứng vịt lộn với ngải cứu

Cho thuốc bắc vào nồi, đổ khoảng 1,2 lít nước và cho vào ít lát gừng thái mỏng rồi đun sôi.

Ở bước này, nhiều người hay phi thơm dầu ăn rồi xào qua rau ngải cứu. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của Cookbeo, khi làm món hầm liên quan đến thuốc bắc thì không dùng dầu. Vì hầm thuốc bắc cần có sự ngọt thanh, không ngấy, bản thân chính nguyên liệu tiết ra mỡ nên bạn có thể bỏ qua bước cho dầu.

Khi nước sôi, nấu thêm tầm 5 phút để vị thuốc bắc tỏa ra, sau đó cho ngải cứu vào, nấu 10 phút.

Sau 10 phút, bạn đập trứng vịt lộn vào, khi nước bùng sôi trở lại, nêm gia vị gồm có bột canh và bột ngọt, liều lượng nêm giống như ăn canh là được. Tiếp tục nấu thêm 10-15 phút để vị thuốc bắc và ngải cứu thấm vào trứng.

Trong lúc đợi hầm trứng ngải cứu, bạn pha chế 1 ít muối tiêu chanh ớt để chấm trứng [nếu như thích ăn đậm].

Múc trứng vịt lộn hầm ngải cứu ra bát, ăn lúc nóng.

Ăn nguội trứng và cả rau ngải cứu đều có vị tanh. Ăn kèm với rau răm, gừng và chấm với muối tiêu để món ăn thêm phần đậm đà.

Hình ảnh món trứng vịt lộn hầm ngải cứu:

Video liên quan

Chủ Đề