Cách giữ bình tĩnh khi thuyết trình

Khi phát biểu trước đám đông, nhiều người bị căng thẳng, chân tay lẩy bẩy, thậm chí giọng nói run khi nói trước đám đông. Lúc đó, bạn sẽ thấy ngại và muốn tìm cách hóa giải mặc cảm để tự tin hơn. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những cách giữ bình tĩnh trước đám đông mà ai cũng có thể làm được.

1. Rèn luyện giọng nói của mình

Giọng nói và ngữ điệu chiếm số phần trăm lớn trong buổi thuyết trình

Dù đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng, thế nhưng khi lên phát biểu, thuyết trình, bạn sẽ cảm thấy giọng bị khàn, run hoặc không thể nói rõ được ý mà mình muốn truyền đạt. Đó không phải là vì lo lắng, mà do cổ họng bạn chưa sẵn sàng. Thế  nên, trước khi thuyết trình, bạn cần tập nói để cổ họng quen với mức độ và âm lượng mà mình mong muốn. Đồng thời, việc làm này sẽ luyện cho chất giọng của bạn được thu hút hơn với những người đối diện.

Dựa theo nghiên cứu của một công ty truyền thông ở Texas – Mỹ đã cho rằng: giọng nói có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mọi người nhận định về người đó. Các nhà nghiên cứu đã dùng ứng dụng trong phần mềm máy tính để phân tích giọng nói của người thuyết trình. Sau đó họ thu thập phản hồi từ nhóm chuyên gia và người nghe để đưa ra kết quả về chất lượng giọng nói của người đó. 

Bởi vậy, giọng nói của người thuyết trình sẽ chiếm 23% từ sự đánh giá của người nghe và 11% là nội dung thuyết trình. Ngoài ra, còn những yếu tố nhận định khác là kiến thức, niềm đam mê và ngoại hình, thao tác của người phát biểu.

2. Hãy hít thở sâu, uống nhiều nước và thả lỏng cơ thể

Thông thường, những người nói nhiều và liên tục sẽ có cảm giác khát khô cổ họng, hơi thở bị ngắt quãng và khó nói lên lời. Thậm chí giọng thều thào. Để hạn chế sự hồi hộp và những hành động mất bình tĩnh khi phát biểu trước đám đông, bạn hãy uống một ly nước lọc để làm lỏng và ẩm cổ họng. 

Tuy nhiên, bạn cần hạn chế những loại đồ uống có chứa caffeine hoặc có chứa nồng độ cồn. Điều này có thể làm tăng nhịp tim và làm cho bạn hồi hộp, mất tự tin hơn. 

Cách giữ bình tĩnh trước đám đông là bạn cố gắng tập trung vào nhịp thở để điều hòa nhịp tim của mình. Những động tác làm giãn cơ miệng như xoay miệng theo chuyển động tròn khoảng 15s hay rung môi liên tục sẽ hạn chế được việc nói lắp, nói vấp trong khi thuyết trình. 

Động tác đi bộ chậm, đều sau cánh gà sẽ giúp cơ thể thiết lập một nhịp điệu với tác dụng tích cực trong việc giảm sản xuất adrenaline [một loại hormone được tiết ra ở tuyến thượng thận] sẽ làm cho nhịp tim tăng nhanh và cơ thể có những phản ứng chống lại sự nguy hiểm.

3. Tập luyện mỗi ngày

Tập luyện mỗi ngày sẽ cho bạn kết quả khả quan

Sau khi đã lên được ý tưởng và soạn thảo nội dung hấp dẫn, bạn hãy tập luyện và thực hành bài thuyết trình đó ngay tại nhà mỗi ngày. Bởi để nói được một loại ngôn ngữ nào đó một cách trơn tru thì con người ta cần phải tiếp xúc ít nhất 10.000h. Vì không có bất cứ cái gì tự dưng đến nếu như bạn không kiên trì thực hiện từ những bước đầu tiên.

Trước tiên, bạn cần chọn không gian tập luyện ở những nơi quen thuộc nhất với mình như phòng ngủ, trong WC hay bất cứ nơi đâu mà bạn thấy thoải mái nhất. Bạn có thể đứng trước gương để thực hiện với một bài phát biểu đơn giản ngắn gọn và đồng thời quan sát cử chỉ, điệu bộ của bản thân. Bạn cũng có thể quay lại clip để theo dõi hành trình tập luyện và tự điều chỉnh những chi tiết sao cho phù hợp ở những lần tiếp theo.

Tiếp đó, bạn cần mạnh dạn hơn là trình diễn trước mặt người thân, bạn bè của mình để lắng nghe góp ý của họ.Tiếp đến, bạn có thể thử thực hành tại những nơi có nhiều người qua lại như công viên. Số lượng người tiếp xúc xung quanh bạn cứ thế nhân lên. Khi tiếp xúc trong không gian lớn, bạn cảm thấy dần thoải mái và tự tin hơn.

Cứ như thế, việc tập luyện, lắng nghe ý kiến, rút kinh nghiệm và tập luyện sẽ là cầu nối giúp bạn thêm bình tĩnh, tự tin vào khả năng của chính mình. Lâu dần, bạn sẽ tự nhận thấy được cảm giác đứng trước đám đông trở nên quen thuộc và không còn gì phải lo lắng. Khi càng giao tiếp với nhiều người, bạn sẽ càng tăng thêm phần tự tin và dễ dàng kiểm soát được lời nói, sự bình tĩnh ở bên trong con người của mình.

4. Có sự tương tác về ánh mắt với những người xung quanh có phản ứng tích cực

Tự tin nói trước nhiều người là cả một quá trình

Khi thuyết trình trước đám đông, nhiều người thường tránh ánh nhìn trực diện với khán giả vì như thế sẽ làm họ bớt căng thẳng. Để vượt qua nỗi sợ đó, bạn cần nhìn thẳng để tìm ra phương pháp khắc phục. Nếu việc tương tác ánh mắt với khán giả sẽ làm bạn lo lắng thêm thì hãy lựa chọn một người khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi nhìn vào họ.

Thêm nữa, nếu có thể, bạn hãy đến sớm hơn thời gian quy định để làm quen, chào hỏi, nói chuyện phiếm với mọi người. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, điều này không chỉ tạo điều kiện cho bạn nắm được tâm lý mọi người và bầu không khí ở trong phòng trước khi bắt đầu buổi thuyết trình.

5. Kiểm soát tốt năng lượng của bản thân

Kiểm soát tốt năng lượng của bản thân để diễn giải tốt hơn

Năng lượng của chính mình luôn làm cho bạn cảm thấy lo lắng. Trên thực tế, chính những vấn đề nhỏ này lại khiến bạn căng thẳng hơn. Việc quan sát đám đông sẽ giúp bạn để ý được những chi tiết nhỏ nhặt nhất đang xảy ra ở xung quanh mình.

Bạn có thể biến đổi những dòng năng lượng tiêu cực thành tích cực để thu hút sự chú ý của mọi người. Nếu thấy nguồn năng lượng tiêu cực đang lấn át, bạn nên cẩn thận, đừng nên biến mình trở thành một chú hổ trước mặt mọi người vì căng thẳng.

6. Thử sử dụng ánh sáng mờ

Điều chỉnh không gian là một trong những thủ thuật nhỏ, giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Nếu được phép, bạn chỉ cần mở ít đèn hoặc tắt hẳn và bật máy chiếu. Lúc này, khán giả sẽ chú ý vào màn hình sáng thay vì chú tâm đến bạn. Bạn sẽ thấy thoải mái hơn, khi mình không còn là trung tâm của mọi ánh nhìn.

Tuy cách thức này không thể giúp bạn vượt qua hoàn toàn nỗi sợ khi nói trước đám đông, nhưng cũng phần nào làm giảm bớt nỗi lo lắng của bạn khi có nhiều người đang tập trung vào mình.

7. Không nên cố gắng ghi nhớ chính xác từng từ, câu chữ, đoạn văn

Không nên ghi nhớ chính xác từng từ ngữ, như thế trả lời phỏng vấn sẽ linh hoạt hơn

Khi thuyết trình, bạn mới là người biết được chính xác nội dung mình đang nói là gì. Dù có quên hay nói sai từ thì những người ngồi bên dưới sẽ không thể phát hiện ra. Quan trọng là bạn có thể nắm vững được những ý chính của bài thuyết trình và thể hiện nó bằng cách diễn đạt tự nhiên của riêng mình.

Trong quá trình thuyết trình, bạn hãy luôn nhớ rằng mình đang nói để cho người khác nghe hiểu chứ không phải “trả bài”. Việc bắt buộc phải học chính xác từng từ ngữ trên văn bản sẽ làm cho bạn lo lắng vì phải cố gắng nhớ mọi thứ. Nếu như lỡ thiết từ hoặc nói sai thì bạn không được ngừng lại, mà cứ lướt qua đến các mục khác.

8. Tham gia những khóa học giao tiếp, thuyết trình cơ bản 

Bạn luôn đặt câu hỏi, tại sao những chuyên gia, MC luôn tự tin khi đứng trước hàng nghìn khán giả mà vẫn nói chuyện lưu loát và trơn tru? – Câu trả lời là họ đã trải qua quá trình học tập và thực hành mỗi ngày một cách chuyên nghiệp nhất. 

Nếu thuyết trình là công việc thường xuyên phải làm hoặc chỉ là muốn vượt qua thì bạn hãy thử đăng kí và tham gia một khóa học giao tiếp phù hợp với mình. Khi học tập, ngoài việc chế ngự được cảm xúc, bạn còn có thể linh hoạt điều phối ngôn ngữ, tránh xảy ra những sai lầm không mong muốn. 

9. Chuẩn bị trước những câu hỏi và tình huống bất ngờ

Chuẩn bị trước câu hỏi sẽ giúp bạn tự tin hơn khi thuyết trình

Chính những tình huống bất ngờ sẽ khiến chúng ta bị lung lay và đánh mất sự bình tĩnh trước đám đông. Do đó, trong khi chuẩn bị bài phát biểu của mình thì cố gắng đưa ra những dự đoán, giả thuyết có thể xảy ra, bao gồm cả những quan điểm đối lập và thách thức. Sau đó, bạn đưa ra hướng giải quyết và xử lý tình huống đó phù hợp. 

Đối với trường hợp người đặt ra tình huống không trong phạm trù mà bạn đã chuẩn bị thì đừng cố trả lời ngay mà hãy dùng thời gian suy nghĩ một lát rồi hãy trả lời, đừng trả lời ngay lúc đó.

Mặt khác, bạn cũng có thể đưa ra hướng giải quyết bằng cách hỏi ngược lại quan điểm của người đối diện. Khi đó, bạn có thể tham khảo, so sánh và đưa ra đáp án cho riêng mình. 

Ngoài ra, nếu trí nhớ không tốt, bạn cũng có thể note những ý chính ra và dán nó vào lòng bàn tay. Trong khi đang trình bày, tờ note đó cũng giải pháp hữu ích mỗi khi chẳng may bạn quên bài hoặc chuyển nội dung chính của phần thuyết trình tiếp theo.

Qua bài viết trên là những cách giữ bình tĩnh trước đám đông, mọi người có thể áp dụng thực hiện trong việc thuyết trình của mình. Hy vọng bạn sẽ có những phút giây trải nghiệm buổi diễn thuyết suôn sẻ và đạt kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề