Cách dụng nước súc miệng Betadine

Hiểu và dùng đúng nước súc miệng

Dùng nước súc miệng đã trở thành thói quen của nhiều người nhưng rất cần chọn lựa loại phù hợp

  • Dùng nước súc miệng thế nào cho hiệu quả?

  • Công dụng bất ngờ từ nước súc miệng

Nước súc miệng là dung dịch được pha chế dùng để sát khuẩn và làm sạch vùng miệng, họng bằng cách ngậm và làm cho dung dịch này chuyển động trong miệng nhiều lần trước khi phun bỏ.

Chỉ hạn chế sâu răng, sát khuẩn

Nước súc miệng thường có các chất sát khuẩn như: boric acid, kẽm sulfat, menthol, cetylpyridinium, chlorhexidine… và pha chế dưới dạng dung dịch. Khi mua nước súc miệng, bạn cần kiểm tra hàm lượng cồn [ethanol, với tỉ lệ biến đổi từ 6% đến 27%] vì nếu dung dịch chứa lượng cồn quá lớn thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn bị khô khoang miệng.

Có nhiều nước súc miệng chứa fluor được xem là thành phần thiết yếu giúp phòng ngừa bệnh sâu răng. Khi sử dụng nước súc miệng loại này, nhất là cho trẻ, bạn nên chú ý tới hàm lượng fluor phải thật phù hợp. Mặc dù có nhiều loại khác nhau nhưng nước súc miệng chỉ có tác dụng hạn chế sâu răng, sát khuẩn chứ không chữa được sâu răng hay làm trắng răng như một số người lầm tưởng.

Một số loại thường dùng

- Nước súc miệng chứa muối NaCl: Muối NaCl trong dung dịch với nồng độ thích hợp có tác dụng sát khuẩn và bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng, giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại ở hầu họng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt nên pha dung dịch muối thật mặn để súc miệng, làm như thế thường xuyên là không tốt. Nồng độ nước muối NaCl 0,9% gọi là nước muối sinh lý hay dung dịch muối đẳng trương được cho là thích hợp nhất để súc miệng. Dung dịch muối đẳng trương mới không gây tổn thương đến các tế bào vùng miệng. Dùng nước muối NaCl 0,9% sau khi đánh răng vào buổi sáng và tối là biện pháp góp phần bảo vệ răng miệng.

- Nước súc miệng Listerine: Có nhiều loại với thành phần chủ yếu là thymol nồng độ 0,064% và một số tinh dầu lý bách hương, bạc hà, bạch đàn và methyl salitylat có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề nhẹ niêm mạc. Dung dịch này được chỉ định súc miệng, ngậm trong 30 giây với 2 lần/ngày.

Nước súc miệng chỉ có tác dụng hạn chế sâu răng, sát khuẩn chứ không chữa được sâu răng.Ảnh: Hoàng Triều

Hai loại nước súc miệng sau đây thường được giới nha khoa chỉ định dùng khi bị các bệnh đường miệng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, nấm họng, nấm thanh quản, viêm quanh răng..., chứ không dùng thường xuyên chỉ để vệ sinh răng miệng. Đó là:

- Nước súc miệng Povidone-iod [Betadine]: Chứa chất sát khuẩn povidone- iodine 1%. Khi tiếp xúc chất bẩn trong miệng, chất i-ốt trong hợp chất povidone-iod được giải phóng từ từ, có tác dụng sát khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Dung dịch Betadine súc miệng chỉ có nồng độ i-ốt thấp hơn dung dịch sát khuẩn ngoài da hoặc vệ sinh phụ nữ [10% i-ốt]. Vì vậy, khi dùng Betadine súc miệng, cần xem kỹ đúng nồng độ và chỉ nên sử dụng trong trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm họng.

- Dung dịch Givalex: Là một chế phẩm được chỉ định rộng rãi trong viêm họng, viêm quanh răng, có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề. Khi sử dụng nên pha loãng 1/10 với nước ấm để tăng thêm hiệu quả vì trong thành phần của dung dịch còn có menthol, nếu dùng với nồng độ cao sẽ gây tổn thương niêm mạc họng.

Cách dùng hiệu quả

Nước súc miệng không phải là vô hại mà vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng. Cũng như kem đánh răng, bạn không nên lạm dụng nước súc miệng mà chỉ dùng không quá 2-3 lần/ngày. Dùng quá nhiều, không theo chỉ dẫn sẽ làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng và diệt những vi khuẩn có lợi ở miệng.

Chỉ nên coi nước súc miệng là một “vũ khí” hỗ trợ kem đánh răng để làm sạch răng miệng và loại bỏ các mảng bám trên răng thay vì sử dụng nó để thay thế kem đánh răng. Để đạt hiệu quả, nhất thiết phải đánh răng trước khi sử dụng nước súc miệng.

Nên ngậm khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng và không nên dùng quá 3 lần/ngày. Sau khi dùng nước súc miệng, bạn không nên ăn trong khoảng nửa giờ.

Lưu ý không được nuốt nước súc miệng. Nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.

PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức

  • Cập nhật 20/01/2020

    Nước súc miệng Betadine hay còn có tên gọi khác là nước súc họng Betadine. Sản phẩm có tác dụng 2 trong 1 vừa phòng ngừa và điều trị tốt nhiều bệnh lý trong khoang miệng, cũng như các bệnh tại cổ họng mà không cần dùng đến thuốc.

    Nước súc miệng betadine điều trị các bệnh miệng lưỡi và viêm họng hiệu quả.

    Tác dụng của nước súc miệng Betadine có thể điều trị nhiệt miệng, loét miệng lưỡi, áp xe răng, viêm lợi, chảy máu chân răng, nhiễm trùng miệng do nhiễm nấm Candida.

    Sản phẩm còn đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị viêm Amidan, sau khi cắt Amidan, viêm họng mãn tính, viêm họng do thời thiết, cảm lạnh,…

    2. Cách sử dụng nước súc miệng betadine

    Nước súc miệng Betadine cách dùng hơi đặc biệt hơn so với các loại nước súc miệng khác bởi chúng có nhiều thành phần từ thuốc phát huy công dụng rất mạnh.

    Nước súc miệng Betadine có sẵn cốc đo dung lượng để bạn dễ dàng sử dụng.

    Cách dùng nước súc miệng betadine như sau:

    • Lắc nhẹ sản phẩm trước khi dùng.
    • Đổ khoảng 20ml nước súc miệng Betadine nguyên chất ra chén.
    • Súc miệng ít nhất trong khoảng 30 phút mỗi lần. Chú ý đảo bên liên tục để dung dịch tràn vào khắp miệng, cuốn trôi đi mọi vi khuẩn còn sót lại, sau đó nhổ ra.
    • Lặp lại khoảng 3 – 4 lần rồi khò kỹ cổ họng trong trường hợp bạn mắc các bệnh về mũi họng hay đường hô hấp.
    • Cuối cùng, nhớ chải răng lại bằng kem đánh răng và nhớ súc miệng lại bằng nước sạch.

    !Chú ý:

    – Bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm tối đa 14 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân niềng răng hoặc dùng răng giả sử dụng nước súc họng betadine có thể làm đổi màu răng.

    – Sản phẩm chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bút.

    – Không nên sử dụng nếu bệnh nhân có vết thương hở hoặc tiền sử bị suy gan thận. Nếu có biểu hiện kích ứng nướu, khó thở, phồng rát miệng nên ngừng sử dụng và đến kiểm tra bác sĩ.

    – Bảo quản nơi khô ráo, tháng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

    3. Nước súc miệng betadine giá bao nhiêu tiền?

    Giá nước súc miệng Betadine đắt hơn các sản phẩm nước súc miệng truyền thống và ngang bằng một số loại thuốc chấm trị sâu răng của Đông y.

    Giá cho 1 sản phẩm nước súc họng Betadine 125 ml là khoảng 60.000 – 65.000 đồng. Bạn có thể tìm mua nước súc miệng này tại các quầy thuốc hoặc các trang thương mại điện tử lớn như: Tiki, Lazada, Shopee,… để có mức giá hợp lý.

    Giá nước súc miệng Betadine dao động từ 60.000 – 65.000 đồng/1 chai.

    II – Cách pha nước súc miệng betadine

    Thành phần của nước súc miệng Betadine bao gồm: povidone – Iodine 1%, Glycerol, Methol, Methyl salicylate, Saccharin Sodium, Ethanol 96% và nước tinh khiết.

    Cách pha nước súc miệng Betadine có công thức riêng từ nhà sản xuất giúp an toàn khi sử dụng cho bạn. Do đó, bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 60.000 đồng để mua sản phẩm chứ không cần sưu tập đủ nguyên liệu để pha chế phức tạp.

    Thông thường nước súc miệng Betadine có thể sử dụng được ngay. Nhưng nếu bạn khó chịu với mùi của sản phẩm thì có thể pha thêm với nước sạch theo tỉ lệ 1:2 để làm sản phẩm loãng hơn và thực hiện nhiều lần.

    III – Nước súc miệng betadine xanh hay vàng tốt hơn? Review từ người dùng

    Có hai loại nước súc miệng betadine xanh và vàng. Mỗi loại có chức năng riêng nhưng đều có công dụng chung là khử vi khuẩn và điều trị các vẫn đề răng miệng và cổ họng.

    1. Nước súc miệng betadine xanh

    Nước súc miệng Betadine xanh là sản phẩm được biết đến nhiều nhất với công dụng đặc trị các bệnh về răng miệng, nhiễm nấm và sử dụng sau phẫu thuật cắt amidan rất hiệu quả.

    Bao bì nước súc miệng Betadine chính hãng.

    Đánh giá nước súc miệng betadine có tốt không, anh Hoàng Anh Quân [Hải Phòng] chia sẻ: “Trước đây mình rất hay bị mốc lưỡi và lở miệng, từ ngày được người bạn khuyên dùng nước súc miệng betadine này mình thấy đỡ hẳn, lâu rồi chưa thấy bị lại nữa”.

    Bạn Nguyễn Thị Ninh [Hà Nội] cho biết: “Ngoài mùi hương hơi khó ngửi ra thì mình thấy nước súc miệng Betadine xanh rất tốt, mình cảm thấy răng sạch hơn và vết thương mau lành hơn”.

    2. Nước súc họng betadine vàng

    Ngoài tác dụng diệt khuẩn khoang miệng, nước súc miệng Beatadine vàng có tác dụng diệt trùng các vết thương trên da và niêm mạc như lở miệng, chốc mép, Zona, nhiễm nấm Candida,… Ngoài ra, sản phẩm có tác dụng điều trị viêm họng, khản tiếng rất tốt.

    Nước súc miệng Betadine vàng đặc trị viêm họng.

    Bạn Bùi Khánh Chi [Hà Nội] cho biết: “Mấy ngày gió mùa mình rất hay bị viêm họng, rát họng và phải uống thuốc kháng sinh mới đỡ. Nhưng khi sử dụng nước súc họng betadine vàng này được 3 ngày, mình thấy tình trạng viêm họng được cải thiện đáng kể. Chắc chắn mình sẽ giới thiệu loại thuốc này cho những người thân của mình”.

    Qua khảo sát ý kiến của các khách hàng đã sử dụng nước súc miệng Betadine thì cả hai sản phẩm màu xanh và màu đỏ đều có công dụng tuyệt vời. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ khuyên sử dụng sản phẩm phù hợp.

    Nước súc họng Betadine có tác dụng tốt trên thực tế. Tuy nhiên, sử dụng nước súc miệng cũng không thể loại bỏ triệt để vi khuẩn và mảng bám cao răng. Vì vậy, khi có các vấn đề răng miệng nên đến nha khoa để được điều trị đúng cách.

    Hãy chia sẻ tình trạng răng miệng của bạn ngay dưới phần bình luận, hoặc gọi điện đến trung tâm nha khoa Paris để được các chuyên gia nha khoa tư vấn miễn phí!

    Video liên quan

    Chủ Đề