Cách định khoản nhập kho chưa hóa đơn năm 2024

Hướng dẫn cách hạch toán Tài khoản 151 theo Thông tư 133, cách hạch toán hàng mua đang đi đường, thế nào là hàng mua đang đi đường, kết cấu và nội dung tài khoản 151

1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường

  1. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư [nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa] mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng đến cuối kỳ vẫn còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.
  1. Hàng hóa, vật tư được coi là

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, bao gồm: - Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển; - Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.

  1. Kế toán hàng mua đang đi đường được ghi nhận trên Tài khoản 151 theo nguyên tắc giá gốc.
  1. Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi đường”. Trong kỳ, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 156 “Hàng hóa”.

đ] Nếu cuối kỳ hàng vẫn chưa về thì căn cứ hóa đơn mua hàng ghi vào Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”. Kế toán phải mở chi tiết để theo dõi hàng mua đang đi đường theo từng chủng loại hàng hóa, vật tư, từng lô hàng, từng hợp đồng kinh tế.

2. Kết cấu và nội dung Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường

Bên Nợ: - Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường; - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư mua đang đi đường cuối kỳ [trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ].

Bên Có: - Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng; - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ [trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ].

Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường [chưa về nhập kho doanh nghiệp].

Cùng tham khảo vấn đề Hàng về trước hóa đơn về sau hạch toán như thế nào? Rủi ro thuế có thể phát sinh là gì khi giải trình tồn kho? Hàng về trước hóa đơn về sau có được chấp nhận không?

1/ Hạch toán quá trình kiểm nhận hàng tồn kho

Quá trình này có thể xảy ra 03 trường hợp dưới đây, trong đó, Hàng về trước hóa đơn về sau được xác định tương tự trường hợp 2

Trường hợp [1]Nhập kho cùng thời điểm với hóa đơn [2]Hàng nhập kho trước chưa có hóa đơn [3]Hóa đơn về trước, hàng chưa nhập kho Chứng từ Phiếu nhập kho, hóa đơn Phiếu nhập kho; báo giá; đơn đặt hàng… Hóa đơn Xử lý Nợ TK 15x

Có TK 11x, 33x…

+ Ở thời điểm nhập kho: Chưa ghi sổ

+ Nếu trong tháng hóa đơn về ghi sổ như trường hợp 1

+ Nếu trong tháng hóa đơn chưa về, ghi sổ theo giá tạm tính

Nợ TK 15x

Có TK 11x, 33x…

+ Tháng sau điều chỉnh chênh lệch theo hóa đơn

Nợ TK 15x

Có TK 11x, 33x…

+ Ở thời điểm nhận hóa đơn: Chưa ghi sổ

+ Nếu trong tháng hàng về ghi sổ như trường hợp 1

+ Nếu cuối tháng hàng chưa về, ghi sổ

Nợ TK 151

Có TK 11x, 33x…

+ Tháng sau hàng về

Nợ TK 15x, 6xx…

Có TK 151

2/ Rủi ro khi hàng về trước, hóa đơn về sau

Thông thường khi trường hợp này xảy ra, nếu kế toán không căn cứ vào phiếu thực nhập kho để hạch toán mà đợi tới lúc nhận được hóa đơn mới hạch toán thì có thể xảy ra tình trạng trong thực tế, hàng đã được xuất ra khỏi kho, xuất bán… dẫn tới kho hàng bị âm số liệu và phải giải trình

Hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau bao gồm nguyên tắc ghi nhận, phương pháp hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau & ví dụ cụ thể

Nội dung chính:

Hóa đơn về trước hàng về sau là một trong những trường hợp tương đối đặc biệt mà kế toán cần theo dõi, xử lý số liệu. Trong bài viết dưới đây, Anpha xin được trình bày về một số trường hợp đã nhận hóa đơn nhưng hàng chưa về đến doanh nghiệp, nguyên tắc ghi nhận, phương pháp hạch toán, các lưu ý và một số ví dụ minh họa về hạch toán hóa đơn về trước, hàng về sau.

I. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 133/2016/TT-BTC;
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC.

II. Các trường hợp hóa đơn về trước hàng về sau

Trong nghiệp vụ mua hàng, thông thường hàng về trước hóa đơn về sau, tuy nhiên có một số trường hợp mà doanh nghiệp có thể nhận được hóa đơn nhưng hàng chưa về, chẳng hạn như:

  • Trường hợp doanh nghiệp đã đồng ý mua hàng và chấp nhận thanh toán nhưng hàng đang trong quá trình vận chuyển hoặc còn để tạm kho người bán, bến cảng…;
  • Trường hợp hàng đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.

Ví dụ:

Khi doanh nghiệp đặt mua hàng tại kho của người bán đã thanh toán, doanh nghiệp sẽ nhận được hóa đơn điện tử ngay sau khi bàn giao hàng tại kho người bán. Trong khi đó, hàng hóa sẽ được giao sau do phải vận chuyển hàng liên tỉnh.

III. Cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau

1. Tài khoản hạch toán và nguyên tắc kế toán hóa đơn về trước hàng về sau

Hàng hóa đã được xác định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng chưa được nhập kho trong tháng thì khi nhận được hóa đơn của bên bán, kế toán theo dõi hồ sơ hàng đi đường và tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Trong tháng nếu đã được nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn, kế toán ghi nợ tài khoản kho 156, 152;
  • Nếu đến cuối tháng hàng vẫn chưa về, kế toán hạch toán vào tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường, ghi chi tiết theo từng loại hàng hóa, vật tư, lô sản xuất theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

2. Phương pháp hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau

2.1. Hạch toán khi hàng chưa nhập kho

Nếu tại thời điểm cuối cùng của tháng mà hàng vẫn chưa hoàn thành thủ tục nhập kho, căn cứ vào hóa đơn nhận được từ đơn vị cung cấp, kế toán tiến hành định khoản như sau:

  • Nợ TK 151 [tài khoản hàng mua đang đi đường]: Giá mua chưa có thuế GTGT;
  • Nợ TK 133 [tài khoản thuế GTGT được khấu trừ]: Số tiền thuế GTGT của hàng mua đang đi đường;
  • Có TK 111, 112, 331 [tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ]: Tổng giá trị thanh toán.

2.2. Hạch toán khi hàng về kho

Căn cứ vào phiếu nhập kho hàng hóa đã về hoặc quá trình kiểm nhận nhập kho đã hoàn thành, khi hàng hóa đã được nhập về kho, kế toán ghi sổ như sau:

  • Nợ TK 152, 156 [tài khoản nguyên vật liệu, hàng hóa]: Giá trị hàng nhập kho thực tế;
  • Có TK 151 [tài khoản hàng mua đang đi đường]: Giá trị hàng nhập kho thực tế.

2.3. Hạch toán hàng về sau bị hao hụt

Trường hợp hàng về sau bị hao hụt, mất mát trong quá trình vận chuyển, kế toán cần căn cứ vào biên bản giao nhận và hạch toán giá trị phần hàng tồn kho bị hao hụt, mất mát như sau:

  • Nợ TK 1381 [tài khoản thiếu chờ xử lý]: Giá trị hàng tồn kho bị hao hụt, mất mát cần tìm nguyên nhân xử lý;
  • Nợ TK 632: Giá trị hàng hao hụt tự nhiên/trong định mức;
  • Có TK 151 [hàng mua đang đi đường]: Tổng giá trị hàng hao hụt, mất mát.

\>> Tham khảo thêm: Cách hạch toán hàng tồn kho.

2.4. Hạch toán hàng bán không qua kho

Trường hợp hàng về sau nhưng không nhập kho mà chuyển giao thẳng về kho của khách hàng hoặc bến cảng, gửi bán tại đại lý, ký gửi thì hạch toán như sau:

  • Nợ TK 632, 157 [tài khoản giá vốn hàng bán, hàng gửi bán]: Giá trị hàng mua không về kho;
  • Có TK 151 [tài khoản hàng mua đang đi đường]: Giá trị hàng mua không về kho.

Tham khảo thêm:

\>> Cách hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước;

\>> Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau.

3. Ví dụ minh họa về hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau

Ví dụ 1:

Ngày 15/11/2023 công ty A mua hàng của công ty B với tổng tiền hàng là 68.000.000đ, tiền thuế GTGT là 6.800.000đ, điều khoản giao hàng tại kho của người bán. Ngày 15/11/2023, bên B xuất hóa đơn cho bên A. Đến ngày 30/11/2023 hàng vẫn đang trong quá trình vận chuyển, chưa nhập kho công ty A. Ngày 17/12/2023 hàng về được kiểm đếm và nhập kho đủ theo hóa đơn. Công ty A nhận hàng và sau đó thanh toán chuyển khoản cho công ty B.

Trong trường hợp này, kế toán công ty A sẽ hạch toán hóa đơn như sau:

  • Ngày 15/11/2023 khi nhận hóa đơn nhưng hàng chưa về kho, kế toán tiến hành theo dõi riêng hóa đơn mua hàng của công ty B;
  • Ngày 30/11/2023 đến ngày cuối cùng của tháng, hàng vẫn chưa về, kế toán tiến hành hạch toán các bút toán như sau:
    • Nợ TK 151 : 68.000.000đ;
    • Nợ TK 1331: 6.800.000đ;
    • Có TK 331: 74.800.000đ.
  • Ngày 17/12/2023 khi hàng nhập kho, kế toán sẽ hạch toán:
    • Nợ TK 156 : 68.000.000đ;
    • Có TK 151 : 68.000.000đ.
  • Ngày 18/12/2023 khi thanh toán tiền hàng, dựa vào UNC kế toán sẽ hạch toán:
    • Nợ TK 331: 74.800.000đ;
    • Có TK 112 : 74.800.000đ.

Ví dụ 2:

Ngày 31/12/2022 công ty C mua 10 chiếc áo sơ mi trực tuyến với giá trước thuế GTGT là 123.000đ, tiền thuế GTGT là 12.300đ và thanh toán chuyển khoản cho người bán ngay sau khi hoàn thành việc đặt hàng. Công ty C nhận được hóa đơn điện tử qua email vào cùng ngày 31/12/2022 ngay sau khi thanh toán. Tuy nhiên, 10 chiếc áo sơ mi sẽ được giao sau 5 ngày kể từ ngày đặt hàng.

Trong trường hợp này, kế toán công ty C sẽ hạch toán như sau:

  • Ngày 31/12/2022 khi nhận hóa đơn nhưng chưa nhận hàng, kế toán hạch toán:
    • Nợ TK 151: 123.000đ;
    • Nợ TK 1331: 12.300đ;
    • Có TK 112: 135.300đ.
  • Ngày 05/01/2023 khi hàng về, kế toán hạch toán:
    • Nợ TK 156: 123.000đ;
    • Có TK 151: 123.000đ.

Ví dụ 3:

  • Ngày 26/08/2022, công ty E mua 300 chiếc màn hình với giá trước thuế GTGT là 600.000.000đ, tiền thuế GTGT là 60.000.000đ. Người bán đã gửi hóa đơn điện tử qua email cho công ty E vào cùng ngày 26/08/2022. Dự kiến ngày 08/09/2022 hàng sẽ được vận chuyển về kho công ty E.
  • Ngày 07/09/2022 công ty G có đặt mua công ty E 100 chiếc màn hình với yêu cầu vận chuyển ngay cho công ty E trong ngày 07/09/2022. Trong ngày 07/09/2022 công ty G đã liên lạc với lái xe chở 100 chiếc màn hình thay đổi hành trình về thẳng kho của công ty E và đã giao cho công ty E.

Trong trường hợp này, kế toán công ty E sẽ hạch toán như sau:

  • Ngày 26/08/2022 khi nhận hóa đơn 300 chiếc màn hình nhưng chưa nhận hàng, kế toán tiến hành theo dõi riêng hóa đơn này trong tập “Hóa đơn hàng hóa chưa nhập kho”.
  • Ngày 30/08/2022 tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng mà hàng hóa vẫn chưa về đến kho, kế toán hạch toán:
    • Nợ TK 151: 600.000.000đ;
    • Nợ TK 1331: 60.000.000đ;
    • Có TK 112: 660.000.000đ.
  • Ngày 07/09/2022, khi giao 100 chiếc màn hình đến kho của công ty G, kế toán hạch toán:
    • Nợ TK 632: 200.000.000đ;
    • Có TK 151: 200.000.000đ.
  • Ngày 08/09/2022, khi giao 200 chiếc màn hình về đến kho của công ty E, kế toán hạch toán:
    • Nợ TK 156: 400.000.000đ;
    • Có TK 151: 400.000.000đ.

IV. Câu hỏi thường gặp về cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau

1. Khi hàng về kho nhưng thủ kho chưa hoàn thành thủ tục kiểm đếm với hóa đơn thì kế toán có được ghi nhận giá trị đơn hàng vào tài khoản kho hay không?

Khi hàng về kho nhưng thủ kho chưa hoàn thành xong thủ tục kiểm đếm với hóa đơn, kế toán chưa được ghi nhận giá trị đơn hàng vào tài khoản kho mà phải theo dõi riêng các hóa đơn này trong tập “Hàng hóa đã mua nhưng chưa nhập kho”.

Nếu đến ngày cuối cùng của tháng, công ty chưa hoàn thành thủ tục nhập kho thì kế toán tiến hành ghi nhận giá trị hóa đơn vào tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường.

Sau khi hoàn thành thủ tục kiểm đếm và tiến hành nhập kho hàng hóa, kế toán tiến hành ghi nhận giá trị hàng nhập kho vào tài khoản kho tương ứng.

2. Hàng mua đang đi đường được kiểm đếm trước khi nhập kho của công ty, phát hiện bị thất thoát một phần chưa rõ nguyên nhân. Bộ phận kho đã tiến hành lập được biên bản ghi nhận giá trị thất thoát và giá trị thực nhập. Kế toán phải làm gì trong trường hợp trên?

Chủ Đề