Cách đặt sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh

• Mỗi khi theo dõi, ghi nhận các thông tin của trẻ: – Tổng trạng; – Nhiệt độ; – Nhịp tim; – Nhịp thở;

– Bilan xuất nhập [dịch nhập đường miệng và truyền tĩnh mạch và lượng nước tiểu xuất];

• Ngoài ra ghi nhận thêm: – Thời gian bắt đầu và kết thúc truyền máu; – Thể tích và loại máu truyền; – Mã số túi máu;

– Mọi tác dụng bất lợi.

2. Khi truyền máu

• Xem lại những nguyên tắc chung của việc sử dụng chế phẩm máu.

• Thiết lập đường truyền ngoại biên nếu chưa có.

• Trước khi bắt đầu truyền máu, kiểm tra [cùng với một thành viên khác trong nhóm, nếu có thể] để đảm bảo rằng: – Đúng nhóm máu dùng cho trẻ, những thông tin của trẻ được ghi nhận rõ ràng, và máu đã được kiểm tra với máu của mẹ và trẻ. Trong trường hợp cấp cứu, sử dụng nhóm máu O; – Túi máu truyền chưa bị mở và không rò rỉ; – Túi máu không được để ngoài tủ lạnh quá 2 giờ, plasma không có màu hồng, hồng cầu không có màu xanh hoặc đen, và máu không bị đóng;

– Đường truyền tĩnh mạch phải thông suốt và kim sử dụng phải đủ lớn [ví dụ như 22-G] để máu không bị đóng trong kim trong khi truyền máu.

• Ghi nhận nhiệt độ, nhịp tim và nhịp thở của trẻ.

• Bỏ lớp bảo vệ khỏi túi máu, không chạm vào phần mở và gắn túi máu với bộ truyền máu.

• Mở nút chặn trên dây truyền của bộ truyền máu để máu chảy tới cuối dây truyền, sau đó khóa nút chặn.

• Tháo nút truyền máu của dây truyền, và gắn dây truyền vào bộ truyền máu ngay lập tức.

• Truyền toàn bộ máu, với tốc độ 15 – 20 ml/kg cân nặng khoảng 4 giờ.

• Theo dõi nhiệt độ và nhịp tim và nhịp thở của trẻ, và giảm tốc độ truyền xuống một nửa khi các dấu hiệu sinh tồn của trẻ bắt đầu tăng.

• Truyền máu không được để máu ngoài môi trường hơn 4 giờ.

• Sử dụng máy truyền dịch để kiểm soát tốc độ dịch truyền, nếu có thể.

• Đảm bảo truyền đúng tốc độ.

• Khi kết thúc truyền máu, đánh giá lại trẻ. Nếu cần truyền máu tiếp, truyền với cùng tốc độ và thể tích

3. Đặt sonde dạ dày

Có thể đặt sonde dạ dày thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Đặt thông qua đường mũi nếu trẻ thở bình thường, sử dụng sonde nhỏ nhất có thể. Đặt sonde thông qua đường miệng nếu cần nuôi ăn, dùng cho trẻ thở khó hoặc chỉ khi có sonde lớn.

a. Dụng cụ

• Găng sạch.

• Sonde sạch hoặc catheter tương đương với cân nặng của trẻ: – Nếu cân nặng < 2 kg, sử dụng sonde 5-F.

– Nếu cân nặng > 2 kg, sử dụng sonde 6-F.

• Bút viết hoặc thước đo dẻo.

• Bơm tiêm 3- 5 ml [để hút dịch].

• Giấy quỳ xanh hoặc ống nghe.

• Bơm tiêm vô trùng dùng giữ sữa [nếu sonde dạ dày dùng để nuôi ăn].

• Nẹp sonde dạ dày [nếu sonde dùng để nuôi ăn].

• Băng dính.

b. Phương pháp

• Chuẩn bị dụng cụ.

• Rửa tay và đeo găng sạch.

• Ước lượng chiều dài cần thiết của sonde:
– Giữ sonde từ mép miệng hoặc cánh mũi tới dái tai và sau đó tới điểm giữa rốn và mũi ức, và đánh dấu trên sonde bằng bút hoặc một miếng dán ;
– Cách khác, ước lượng chiều dài bằng một thước đo dẻo, và đánh dấu chiều dài trên sonde với bút hoặc một mảnh băng dính.

• Gập nhẹ cổ trẻ và nhẹ nhàng đẩy sonde dạ dày qua đường miệng hoặc qua đường mũi tới khi đạt chiều dài cần thiết. Nếu sử dụng đường mũi: – Nếu sử dụng một catheter mũi để cung cấp oxy, đặt sonde dạ dày vào cùng lỗ mũi, nếu có thể; – Nếu sonde không vào lỗ mũi dễ dàng, thở lỗ mũi bên kia;

– Nếu sonde vẫn không vào dễ dàng, sử dụng đường miệng.

Nuôi dưỡng qua ống thông là một nhu cầu cần thiết cho những trẻ nhỏ không thể ăn qua đường miệng được mà cần phải được hỗ trợ dinh dưỡng nhờ vào một ống thông để đưa thức ăn xuống tận dạ dày...

1. Những trường hợp cần cho trẻ ăn qua sonde

Nuôi trẻ sơ sinh qua ống thông dạ dày được sử dụng cho những trẻ không có khả năng ăn uống bằng cách thông thường. Ngoài da, cho trẻ ăn qua sonde cũng được chỉ định cho một số trường hợp khác bao gồm:

  • Trẻ hôn mê
  • Trẻ bị Chấn thương hoặc bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng
  • Hệ tiêu hóa của trẻ bình thường nhưng không thể bú, bú không đủ lượng hoặc bú dễ bị sặc
  • Trẻ không chịu ăn, ăn quá ít, không thể tăng cân
  • Sinh non < 32 tuần hoặc Sinh non > 32 tuần + bú nuốt yếu
  • Suy Hô hấp nặng: thở qua NKQ, nhịp thở > 75 l/p, rút lõm ngực nặng, cơn ngưng thở nặng
  • Không khả năng bú hoặc nuốt hoặc dễ bị sặc khi bú nuốt:
  • Bệnh lý não: do sanh ngạt, xuất huyết não, Vàng da nhân, viêm màng não
  • Bệnh lý Thần kinh cơ, suy giáp
  • Bất thường vùng mặt hầu họng: Sứt môi, chẻ vòm hầu, tịt mũi sau, lưỡi to.
  • Mất khả năng bú mẹ hay phản xạ nuốt
  • Rối loạn cân bằng điện giải và thải trừ

Chống chỉ định cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày trong trường hợp:

  • Đang sốc, suy hô hấp chưa ổn định với giúp thở hoặc CPAP
  • Co giật chưa khống chế được bằng thuốc
  • Trong 6 giờ đầu sau thay máu
  • Viêm ruột Hoại tử sơ sinh giai đoạn đầu
  • Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa

Đặt ống sonde dạ dày bằng đường từ mũi hoặc đường từ miệng cho trẻ sơ sinh là phương pháp tối ưu nhất hiện nay

Hiện nay, phương pháp nuôi trẻ sơ sinh qua ống sonde dạ dày bằng đường từ mũi hoặc đường từ miệng là tối ưu nhất, khi đó đường ống sẽ đi qua toàn bộ chiều dài của thực quản xuất phát điểm từ lỗ mũi hoặc khoang miệng mà không làm ảnh hưởng đến đường hô hấp và thực quản.

  • Đối với vị trí đặt ống thì không có kỹ thuật nào để xác minh được vị trí đặt ống chính xác và an toàn bằng phương pháp chụp X quang bụng và ngực.
  • Điều dưỡng viên sẽ chuẩn bị dụng cụ và đặt trên một khay sạch, rửa tay và đeo găng tay trước khi tiến hành quá trình đưa ống sonde vào dạ dày của trẻ.
  • Trẻ sơ sinh có thể cố định chúng bằng cách bọc trẻ trong một tấm chăn và đặt trẻ nằm nghiêng đầu về phía bên phải. Nếu đường ống đi từ lỗ mũi thì kiểm tra và làm sạch lỗ mũi.
  • Kiểm tra ống sonde có bị biến dạng hay nứt không, nếu có vấn đề hãy thay bằng một ống khác, đo chiều dài ống sao cho phù hợp với cơ thể trẻ.
  • Gập nhẹ đầu và nhẹ nhàng đẩy sonde vào lỗ mũi hoặc miệng đi qua vòm họng và dừng lại cho tới khi đạt chiều dài cần thiết. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường thì lập tức tháo ống ra chờ trẻ ổn định rồi tiến hành làm lại. Lưu ý, bảo quản ống sonde bằng băng y tế để tránh nhiễm trùng trong lúc thực hiện.

Kỹ thuật nuôi trẻ sơ sinh qua ống thông dạ dày ít khi có tai biến gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu và bất tiện cho trẻ nhỏ. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải:

  • Chảy máu mũi nhẹ
  • Tắc mũi
  • Viêm mũi

Đôi khi ống thông bị đặt sai vị trí hoặc bị thay đổi vị trí trong quá trình truyền thức ăn, các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:

  • Chậm nhịp tim
  • Nhịp thở chậm, khó thở
  • Nôn mửa

Cần chú ý khi cho trẻ ăn qua ống thông dạ dày

  • Lỗ mũi trẻ có vấn đề như chảy nước mũi, chảy máu cam,... có thể cho ống đi từ đường miệng.
  • Ống được đưa vào phải chắc chắn rằng ống tới vị trí của dạ dày trước khi đưa thức ăn, sữa hoặc thuốc vào cho trẻ.
  • Khi bơm thức ăn vào phải bơm từ từ, nhẹ nhàng, tránh bơm quá nhiều khiến trẻ sẽ bị nôn mửa.
  • Theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe của trẻ, nếu có những biểu hiện bất thường thì báo ngay cho bác sĩ điều trị.
  • Kiểm tra ống sonde, thay ống sonde khác đối với ống lâu ngày hoặc bẩn. Nếu ống đi đường lỗ mũi, khi thay ống phải đổi lỗ mũi khác.

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng cùng đội ngũ đội ngũ Y Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm...sẽ giúp quá trình thăm khám và điều trị bệnh cho trẻ thoải mái và rút ngắn lại.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Thực tế hiện nay có rất nhiều trẻ sơ sinh không ăn uống được bằng đường miệng mà cần phải nuôi dưỡng bằng phương pháp đặt ống thông dạ dày. Phương pháp đặt ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh này nhằm đưa thức ăn vào ống thông đến tận dạ dày của trẻ, đồng thời cũng góp phần dẫn lưu khí từ dạ dày của trẻ sơ sinh.

Đặt ống thông dạ dày giúp đưa thức ăn và thuốc vào dạ dày của bé

Đặt ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh là biện pháp dùng ống thông để đưa thức ăn đến dạ dày của trẻ, có thể bằng đường mũi hay đường miệng đối với những đứa trẻ không có khả năng ăn uống bình thường được.

Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh có thể được tiến hành tại bệnh viện. Đặt ống thông dạ dày giúp đưa thức ăn, đưa thuốc vào dạ dày của bé. Đặt sonde dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể trước mỗi lần cho ăn sau đó rút ra, hoặc có thể đặt cố định tại chỗ để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong thời gian dài.

Những mục đích quan trọng của việc đặt ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh là:

  • Dẫn lưu, lấy mẫu dịch dạ dày phục vụ cho việc làm xét nghiệm cận lâm sàng, rửa dạ dày.
  • Giúp các bác sĩ theo dõi được tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
  • Đưa thuốc, thức ăn vào dạ dày.
  • Góp phần chẩn đoán bệnh lý teo thực quản bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Chỉ định nuôi ăn qua sonde dạ dày ở trẻ sơ sinh bao gồm những đối tượng như sau:

  • Trẻ em không chịu ăn, ăn ít dẫn đến tình trạng không thể tăng cân.
  • Mất phản xạ bú, nuốt.
  • Trẻ em có dị tật về đường tiêu hóa và các bệnh lý, hiện tượng như bụng chướng, viêm ruột hoại tử, teo, tắc đường tiêu hóa bẩm sinh...
  • Trẻ em mắc phải những bệnh lý hệ hô hấp cần phải dẫn lưu khí từ dạ dày hoặc dẫn lưu dịch dạ dày, điển hình là tình trạng thở máy, thở CPAP...
  • Trẻ em gặp tình trạng mất cân bằng điện giải, thải trừ.
  • Trẻ em mắc những bệnh lý khác và cần lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm củng cố chẩn đoán bệnh.

Trẻ em không chịu ăn, ăn ít dẫn đến tình trạng không thể tăng cân.

Trước khi tiến hành đặt sonde dạ dày cho trẻ em, bác sĩ và nhân viên y tế cần chuẩn bị ống thông dạ dày có kích thước phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trong trường hợp đặt ống thông với mục đích rửa dạ dày hoặc dẫn lưu dịch, khí dạ dày thì cần chọn ống thông dạ dày tương đối lớn hơn. Ngoài ra, còn cần phải chuẩn bị ống tiêm 20ml, găng tay sạch, khay hạt đậu, gạc, cây đè lưỡi, băng keo, ống nghe, que gòn, viết acetone, nước cất hoặc nước muối sinh lý để phục vụ cho việc đặt ống thông dạ dày.

Tùy theo độ tuổi của bé mà có các loại ống thông dạ dày với kích thước khác nhau như sau:

  • Trẻ sơ sinh đẻ non tháng: cỡ ống là 5-6.
  • Trẻ sơ sinh đẻ đủ tháng: cỡ ống là 6-8.
  • Trẻ nhỏ: cỡ ống là 8.
  • Trẻ lớn: cỡ ống là 8-10.

Đặt ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc sau:

  • Dùng ống nghe để nghe tim trước và sau khi đặt ống thông dạ dày vì phản xạ thần kinh số X có thể làm chậm nhịp tim của trẻ.
  • Việc rút ống thông dạ dày ở trẻ sơ sinh phẫu thuật thực quản, dạ dày cần có chỉ định của bác sĩ. Nếu có trường hợp tuột ống, không tự động đặt lại mà cần báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý phù hợp.
  • Thay ống 3 ngày/lần và đặt lại ở mũi phía bên kia.
  • Trẻ sơ sinh thì nên đặt ống thông dạ dày qua đường miệng.

Các bước cho ăn qua sonde dạ dày được tiến hành như sau:

  1. Thông báo, chuẩn bị và giải thích cho người nhà trẻ trước khi tiến hành kỹ thuật.
  2. Đảm bảo vô khuẩn bằng cách rửa tay đúng quy trình, mang khẩu trang.
  3. Chuẩn bị dụng cụ.
  4. Mang găng tay.
  5. Đặt trẻ nằm ở tư thế ngửa, đầu cao 1 góc 30°, cố định bệnh nhân để việc thực hiện được xảy ra thuận lợi.
  6. Ước lượng chiều dài ống phù hợp với bệnh nhân bằng cách đo từ miệng hay lỗ mũi của bé đến vành tai dưới, rồi xuống điểm giữa đoạn nối mũi ức đến rốn, dùng bút đánh dấu lên ống.
  7. Làm ấm và trơn đầu ống bằng cách nhúng nó vào nước cất hoặc nước muối sinh lý.
  8. Giữ đầu của đứa trẻ và từ từ nhẹ nhàng đưa ống thông vào mũi hoặc miệng của bé, đối với miệng thì dùng ngón tay trỏ đẩy lưỡi của bé xuống dưới còn đối với mũi thì hướng ống về phía chẩm, không hướng lên trên, nếu không được thì ta đổi sang mũi bên còn lại.
  9. Gập nhẹ cổ của bé, nhẹ nhàng đẩy ống theo nhịp nuốt của cơ thể bé đến ngay đoạn ống đã được đánh dấu ở những bước trước đó. Kiểm tra ống thông đã vào đúng vị trị hay chưa bằng cách dùng ống tiêm gắn vào ống thông và rút ra xem có dịch hay không, sử dụng ống nghe để nghe ở vị trí thượng vị có tiếng khí di chuyển khi ta dùng ống tiêm bơm hơi vào dạ dày hay không, nếu có dịch thì đo độ pH của dịch rút ra được từ ống thông và đây cũng là cách phổ biến nhất để kiểm tra vị trí của ống, cũng có thể chụp X-quang để xác định lại vị trí ống thông. Đối với đối tượng là trẻ lớn, tỉnh táo thì có thể bảo bệnh nhân phối hợp thực hiện kỹ thuật bằng cách nuốt và đồng thời đưa ống vào, sau đó dùng cây đè lưỡi để xem ống có cuộn trong miệng hay không, nếu có cảm giác vướng thì lập tức dừng lại, xoay ống và đặt lại. Trường hợp teo thực quản bẩm sinh thì ống sẽ không đưa được đến mức đã đánh dấu bằng bút trước đó, cần chụp X-quang để xác định bệnh lý.
  10. Quan sát trẻ có đột ngột khó thở, tím tái hay không để kịp thời rút ống ra.
  11. Cố định ống bằng băng keo.
  12. Ghi nhận ngày, giờ đặt ống thông dạ dày lên ống thông dạ dày.
  13. Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay.
  14. Ghi nhận vào hồ sơ những vấn đề sau: ngày, giờ, tên người thực hiện đặt ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh, mục đích đặt ống, vị trí đặt ống thông dạ dày, kích thước ống, lượng cũng như tính chất của dịch dạ dày, gửi xét nghiệm dịch dạ dày nếu có chỉ định của bác sĩ điều trị, phản ứng của bệnh nhân nếu có.
  15. Sau khi ống thông đã cố định, sữa mẹ, sữa công thức hay thuốc sẽ được tiêm vào ống thông bằng một ống tiêm bơm hoặc 1 máy bơm. Điều lưu ý là trước khi nuôi ăn qua sonde dạ dày ở trẻ sơ sinh, cần hút dịch dạ dày trước mỗi lần cho ăn để đánh giá được lượng dịch bị ứ đọng trong dạ dày.
  16. Sau khi trẻ ăn xong thì sẽ được bác sĩ tiến hành rút sonde ra khỏi dạ dày và lúc này, cần để trẻ ở vị trí thẳng đứng hay hơi nghiêng người để ngăn chặn hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra.
  17. Nếu đặt ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh với mục đích dẫn lưu thì đầu phía ngoài của ống phải được đưa vào một túi sạch cố định bằng băng dính, đặt ở vị trí thấp hơn dạ dày với dẫn lưu dịch, và cao hơn dạ dày với dẫn lưu khí.
  18. Một điều lưu ý khi rút ống thông dạ dày nữa đó là cần phải gập đầu ống lại khi rút nhằm ngăn ngừa tình trạng dịch chảy vào thanh quản. Đặt ống thông dạ dày có thể để đến thời gian là 1 tuần.

Sau khi thực hiện đặt sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh, có thể gặp phải những nguy cơ như sau:

  • Chảy máu mũi mức độ nhẹ do trầy xước niêm mạc mũi.
  • Tắc mũi.
  • Viêm mũi
  • Kích ứng, hoại tử niêm mạc mũi.

Một số trường hợp nuôi ăn qua sonde dạ dày ở trẻ sơ sinh còn gặp một số biến chứng khi đặt ống thông dạ dày sai vị trí hoặc thay đổi vị trí ống thông trong quá trình truyền thức ăn, thuốc vào cơ thể như:

  • Ngưng thở, chậm nhịp tim, tím tái, SpO2 giảm.
  • Thủng hầu họng, thực quản, dạ dày, tá tràng.
  • Sặc sữa, viêm phổi hít.
  • Cuộn, tắc ống.
  • Trào ngược dạ dày thực quản gây nôn.

Tuy nhiên, trên thực tế nếu tuân thủ quy trình đặt sonde dạ dày trẻ em một cách nghiêm ngặt thì những biến chứng kể trên rất ít khi xảy ra.

Đặt ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh là một phương pháp phổ biến hiện nay đối với những trẻ không tự bú mẹ hay ăn theo cách thông thường được. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tạm thời, bổ sung dinh dưỡng tạm thời cho bé cho đến khi bé hoàn toàn có khả năng ăn uống bình thường.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Bác sĩ Thanh đã có thời gian công tác 25 năm trong điều trị các bệnh lý Nhi sơ sinh trong đó 23 năm làm tại khoa sơ sinh bệnh viện Phụ sản Hải Phòng [ có kinh nghiệm về hồi sức sơ sinh tại phòng mổ/phòng đẻ + nuôi dưỡng trẻ sinh non muộn [ 34 tuần - 37 tuần], 02 năm làm tại Phòng khám yêu cầu bệnh viện Trẻ em Hải Phòng. Hiện bác sĩ Thanh đang làm việc tại khoa Nhi - Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: Cổng TTĐT Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế

XEM THÊM:

  • Đặt sonde dạ dày
  • Cách cho bệnh nhân ăn qua đường ống mở thông dạ dày
  • Lưu ý thực đơn và cách chăm sóc bệnh nhân ăn qua đường ống thông dạ dày

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Video liên quan

Chủ Đề