Cách biết mình nhóm máu gì

  • 12:00 29/03/2022
  • Xếp hạng 4.82/5 với 20294 phiếu bầu

Muốn biết mỗi người thuộc nhóm máu nào thì cần phải biết trong máu có những thành phần nào, có bao nhiêu loại nhóm máu, đó là nhóm máu gì, từ đó tiến hành làm xét nghiệm và đọc kết quả để xác định nhóm máu.

Là phần chất lỏng của máu và chiếm khoảng 60% khối lượng của máu. Trong huyết tương chủ yếu là nước nhưng có chứa nhiều protein khác nhau và các chất khác như nội tiết tố, kháng thể, enzyme, đường, chất béo, muối, v.v..

1.2 Các tế bào máu

Các tế bào máu chiếm khoảng 40% khối lượng của máu và có thể được nhìn thấy dưới kính hiển vi. Các tế bào “gốc” tạo máu trong tủy xương có nhiệm vụ sản xuất tế bào máu. Khi xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nhóm máu sẽ thấy có 3 loại tế bào máu chính, đó là:

Đây là những tế bào làm cho máu có màu đỏ. Có khoảng năm triệu hồng cầu trong một giọt máu. Để thay thế các tế bào cũ bị phá vỡ cần một số lượng hồng cầu liên tục được tạo mới, hàng triệu hồng cầu mới này được phóng thích từ tủy xương vào máu mỗi ngày. Trong các hồng cầu có chứa huyết sắc tố giúp thu hút và kết hợp với oxy, cho phép hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể.

Gồm nhiều loại khác nhau như bạch cầu trung tính [đa nhân], các tế bào lympho, bạch cầu ái toan, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái kiềm. Tất cả các loại tế bào bạch cầu là một phần của hệ thống miễn dịch và có tác dụng chủ yếu là tham gia chống lại nhiễm trùng.

Tiểu cầu rất nhỏ và có chức năng làm đông máu khi bị thương..


Tiến hành làm một loạt các xét nghiệm có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt các tế bào hồng cầu, từ đó có thể xác định nhóm máu.

Trong nhiều loại kháng nguyên đặc hiệu khác nhau có trên bề mặt các tế bào hồng cầu thì kháng nguyên loại ABO và loại Rh là quan trọng nhất bởi khả năng tạo miễn dịch mạnh mẽ nhất.

Xét nghiệm nhóm máu thường quy nhằm mục đích xác định nhóm máu theo hệ nhóm máu ABO và Rh. Ngoài ra, xét nghiệm kháng nguyên khác trên bề mặt hồng cầu được thực hiện trong một số tình huống khác.

Xét nghiệm nhóm máu

  • Nhóm máu A: Nếu có các kháng nguyên loại A trên bề mặt của tế bào hồng cầu và kháng thể kháng B trong huyết tương.
  • Nhóm máu B: Nếu có các kháng nguyên loại B trên bề mặt của tế bào hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương.
  • Nhóm máu AB: Nếu có hai kháng nguyên loại A và B trên bề mặt của tế bào hồng cầu và không có kháng thể kháng A hoặc kháng thể kháng B trong huyết tương.
  • Nhóm máu O: Nếu không có kháng nguyên loại A hoặc kháng nguyên loại B trên bề mặt của tế bào hồng cầu nhưng có kháng thể kháng A và kháng thể kháng B trong huyết tương.

Hầu hết máu ở người đều có kháng nguyên Rh trên bề mặt của tế bào hồng cầu, tức là Rh dương [+]. Tuy nhiên, một vài người lại không có kháng thể Rh, được gọi là Rh âm [-].

2.3 Xác định nhóm máu

Nhóm máu của mỗi người phụ thuộc vào loại kháng nguyên có trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền từ cha và mẹ của người đó. Có các nhóm máu là:

  • Nhóm máu A+: có kháng nguyên A và kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu A-: có kháng nguyên A nhưng không có kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu B+: có kháng nguyên B và kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu B-: có kháng nguyên B nhưng không có kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu AB+: có kháng nguyên A, B và kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu AB-: có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu O+: không có kháng nguyên A hoặc B nhưng có kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu O-: không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rh.

Định nhóm máu

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng là bệnh viện duy nhất tại Hải Phòng có máy định nhóm máu tự động hoàn toàn Wadiana rất hiện đại của Tây Ban Nha. Tại đây, khách hàng có thể thực hiện định nhóm máu hệ ABO/Rh [D] trên máy tự động. Việc định nhóm máu bằng máy tự động cho phép hạn chế tối đa những sai sót so với phương pháp thủ công.

Quy trình đánh giá định nhóm máu được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thị Thùy Nhung cùng đội ngũ kỹ thuật viên được cấp bằng đào tạo bài bản giúp quá trình xét nghiệm chặt chẽ, nghiêm ngặt, kỷ luật, tuân thủ quy định, giúp bảo đảm độ chính xác một cách tuyệt đối.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Hải Phòng để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0225 7309 888 để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Có thể bạn cần biết nhóm máu của mình vì lý do y tế, để xin thị thực đi nước ngoài hoặc chỉ để biết thêm về cơ thể mình. May mắn là có rất nhiều cách để giúp bạn thực hiện việc này.

  1. 1

    Hỏi bố mẹ để biết họ có nhóm máu nào. Nếu bố mẹ ruột của bạn đều biết nhóm máu của họ, bạn có thể thu hẹp phạm vi các khả năng. Trong hầu hết các trường hợp, điều này chỉ đủ để phỏng đoán bằng cách sử dụng bảng tính nhóm máu online hoặc theo bảng sau:[1] X Nguồn tin đáng tin cậy Red Cross Blood Donation Services Đi tới nguồn

    Phỏng đoán nhóm máuBố O x mẹ O = con O Bố O x mẹ A = con A hoặc O Bố O x mẹ B = con B hoặc O Bố O x mẹ AB = con A hoặc B Bố A x mẹ A = con A hoặc O Bố A x mẹ B = con A, B, AB hoặc O Bố A x mẹ AB = con A, B hoặc AB Bố B x mẹ B = con B hoặc OBố B x mẹ AB = con A, B hoặc AB Bố AB x mẹ AB = con A, B hoặc AB

    Các nhóm máu còn bao gồm "yếu tố Rh " [+ hoặc -]. Nếu cả bố và mẹ đều có nhóm máu Rh- [chẳng hạn như O- hoặc AB-], bạn cũng có yếu tố Rh-. Nếu bố hoặc mẹ bạn có yếu tố Rh+, bạn sẽ không thể biết bạn có yếu tố + hoặc – nếu không xét nghiệm.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Gọi cho bác sĩ đã từng lấy mẫu máu của bạn. Nếu bác sĩ đã có lưu nhóm máu của bạn vào hồ sơ thì bạn chỉ việc hỏi họ. Tuy nhiên,

    trong hồ sơ chỉ lưu nhóm máu nếu bạn đã từng được lấy mẫu máu và/hoặc được xét nghiệm.

    Các nguyên nhân phổ biến mà bạn có thể đã được xét nhiệm nhóm máu bao gồm:[3] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service [UK] Đi tới nguồn
    • Mang thai
    • Phẫu thuật
    • Hiến tạng
    • Truyền máu

  3. 3

    Mua bộ thử nhóm máu. Nếu không muốn đến bác sĩ hoặc hiến máu, bạn có thể ra hiệu thuốc hoặc lên mạng tìm mua bộ thử tại nhà, giá khoảng 200 ngàn đồng. Các bộ thử sẽ hướng dẫn bạn

    làm ẩm các băng giấy có dán nhãn trên một thẻ đặc biệt, sau đó chích vào ngón tay và phết một ít máu vào mỗi băng giấy.

    Đảm bảo làm đúng theo hướng dẫn khi phết máu. Ghi chú băng giấy nào [hoặc lọ đựng dung dịch ở một số bộ thử] khiến máu vón lại [kết dính] thay vì loang ra. Hiện tượng kết dính là sự phản ứng với các chất không tương hợp với nhóm máu của bạn. Khi đã hoàn tất với tất cả các thẻ hoặc dung dịch, bạn có thể tìm nhóm máu của bạn theo hướng dẫn của bộ thử hoặc theo hướng dẫn sau:[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    Sử dụng bộ thử nhóm máu
    Lưu ý rằng tất cả các bộ thử tại nhà đều ít chính xác hơn xét nghiệm do chuyên viên y tế thực hiện. Kiểm tra băng giấy "Anti-A" và "Anti-B" xem có kết dính không: Kết dính trên Anti-A [chỉ trên Anti-A] có nghĩa là bạn có nhóm máu A. Kết dính trên Anti-B: bạn có nhóm máu B. Kết dính trên Anti-A và Anti-B: bạn thuộc nhóm máu AB.
    Kiểm tra băng giấy "Anti-D": Có kết dính: bạn có Rh dương. Hãy thêm dấu + vào nhóm máu của bạn. Không kết dính: bạn có Rh âm. Hãy thêm dấu - vào nhóm máu của bạn.
    Kết dính trên băng giấy control? Nếu băng giấy control [giấy thường] khiến máu kết dính, hoặc nếu bạn không chắc máu kết dính trên băng giấy nào, hãy thử sang thẻ khác.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Yêu cầu được xét nghiệm máu. Nếu hồ sơ của bạn không ghi nhóm máu, bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng khám và yêu cầu xét nghiệm để xác định nhóm máu.

    • Hãy nói "Tôi muốn biết nhóm máu của mình. Bác sĩ có thể cho tôi xét nghiệm máu để biết nhóm máu không ạ?”

  2. 2

    Đến cơ sở y tế. Nếu không có bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, bạn có thể đến thử máu ở cơ sở y tế. Bạn chỉ cần đến đó và yêu cầu họ thử nhóm máu cho bạn.

    • Bạn nên gọi trước xem cơ sở y tế có thực hiện việc này không.

  3. 3

    Hiến máu. Đây là một cách dễ dàng để xác định nhóm máu của bạn và giúp đỡ những người khác, một công đôi việc! Hãy tìm đến trung tâm hiến máu hoặc chờ dịp trường học hoặc cộng đồng tổ chức hoạt động hiến máu. Khi đến đó,

    bạn có thể yêu cầu nhân viên cho biết nhóm máu của bạn.

    Thường thì máu không được xét nghiệm ngay, vì vậy có thể vài tuần sau họ mới gửi thư hoặc gọi cho bạn để báo kết quả.

    Những điều cần biết trước khi hiến máu
    Các yêu cầu đủ điều kiện: Để hiến máu, bạn phải đủ 16 tuổi [hầu hết các vùng], có sức khoẻ tốt và cân nặng tối thiểu 50 kg. Việc sử dụng thuốc, hàm lượng sắt trong máu thấp và gần đây mới đi nước ngoài cũng có thể khiến bạn không đủ điều kiện hiến máu. Ngoài ra, bạn cũng không được hiến máu trong vòng 56 ngày cách thời điểm hiện tại.[6] X Nguồn tin đáng tin cậy Red Cross Blood Donation Services Đi tới nguồn
    Gọi trước: Gọi cho trung tâm hiến máu trước để đảm bảo họ sẽ chấp nhận.

  4. 4

    Đến trung tâm dịch vụ xét nghiệm máu ở quốc gia bạn đang cư trú. Trung tâm dịch vụ xét nghiệm máu thường cung cấp cho mọi người các phương thức xét nghiệm máu và xác định nhóm máu miễn phí.

    • Nếu ở Canada, bạn có thể vào trang web chính thức của Canada về xét nghiệm máu. Tim xem sự kiện “Bạn thuộc nhóm máu gì?" tiếp theo sẽ tổ chức ở đâu. Đây là các sự kiện được tổ chức thường xuyên bởi dịch vụ xét nghiệm máu Canada. Kết quả sẽ có ngay, và bạn sẽ biết nhóm máu của mình thuộc loại phổ biến hay nhóm máu hiếm, bạn có thể nhận máu từ các nhóm máu nào và hiến máu cho các nhóm nào. Bạn sẽ biết về nhóm máu ABO của bạn và cả yếu tố RH dương hay âm.

  • Bên cạnh nhóm máu, bạn cũng nên xét nghiệm yếu tố RH [Rhesus]. Nếu bạn xét nghiệm máu ở tổ chức Chữ Thập Đỏ hoặc một tổ chức chuyên nghiệp khác, họ sẽ cho bạn biết yếu tố RH. Yếu tố này đôi khi được gọi là D. Bạn có thể thuộc loại D+ hoặc D- . Ví dụ, nếu hiện tượng máu kết dính xảy ra ở vùng A và vùng D, người đó có nhóm máu A+.
  • Nếu bạn chỉ biết nhóm máu của cha mẹ, bạn có thể vẽ bảng Punnett để đoán khả năng di truyền của từng nhóm. Có 3 gien tương ứng xác định nhóm máu: các gien trội IA và IB, và gien lặn i.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu nhóm máu của bạn là O, bạn có kiểu gien ii. Nếu có nhóm máu A, kiểu giien của bạn có thể là IAIA hoặc IAi.
  • 39% dân số có nhóm máu O+, 9% có nhóm máu O-, 31% nhóm máu A+, 6% nhóm máu A-, 9% là B+, 2% là B-, 3% là AB+, và 1% là AB-.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Bảng tính không phải lúc nào cũng đúng. Đừng vội vàng kết luận ngay "Rồi, mình có nhóm máu B-" hoặc "Vậy là mình có nhóm máu AB+".

  • Không có bằng chứng cho thấy nhóm máu quyết định nhu cầu dinh dưỡng hoặc cá tính của bạn.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Hãy thận trọng với các tuyên bố này.

  1. //www.bbc.com/news/magazine-20170787

Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch [IV] bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 134.728 lần.

Chuyên mục: Y học Thay thế

Trang này đã được đọc 134.728 lần.

Video liên quan

Chủ Đề