Cách bán cổ phiếu lẻ trên sàn UPCOM

Giao dịch lô lẻ là các giao dịch có khối lượng nhỏ hơn một đơn vị giao dịch. Lô lẻ thường phát sinh do việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua cổ phiếu. Để đảm bảo tính hiệu quả của thị trường, các Sàn Giao dịch Chứng khoán đều quy định đối với giao dịch lô lẻ. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách đăng ký bán cổ phiếu lô lẻ.

Các giao dịch này diễn ra trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) thông qua cơ chế giao dịch thương lượng và thỏa thuận giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán. Giá thực hiện trong các giao dịch lô lẻ có thể được xác định trên cơ sở: lấy giá giao dịch của loại chứng khoán đó trên sàn giao dịch chứng khoán chiết khấu theo một tỷ lệ thỏa thuận so với thị giá hoặc do công ty chứng khoán thỏa thuận với khách hàng.

1. Lô lẻ sàn HOSE

Các lệnh bán với khối lượng từ 1-99 cổ phiếu trên sàn HOSE là lệnh bán lô lẻ.

Khách hàng mang CMND/ Căn cước công dân lên các quầy giao dịch HSC và ký vào Biên bản thỏa thuận mua bán chứng khoán lô lẻ do nhân viên dịch vụ HSC cung cấp. Khách hàng xem địa chỉ các phòng giao dịch của HSC tại đây.

Giá bán cổ phiếu lô lẻ: 90% giá tham chiếu tại ngày ký hợp đồng bán lô lẻ.

Sau khi nhận được chứng từ có hiệu lực của VSD, HSC sẽ hạch toán rút cổ phiếu lô lẻ khách hàng đã bán và đồng thời hạch toán ghi có số tiền tương ứng vào tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng.

Lưu ý: HSC sẽ không mua lô lẻ đối với cổ phiếu bị hạn chế giao dịch hoặc bị tạm ngừng giao dịch theo thông báo của HSX và HNX.

**Trường hợp cần hỗ trợ, khách hàng gửi email đến ; hoặc gọi 02439334844/ 02838233298 

2. Lô lẻ sàn HNX và UPCOM

Các lệnh bán với khối lượng từ 1-99 cổ phiếu trên sàn HNX và UPCOM là lệnh bán lô lẻ.

Có 2 cách để đăng ký bán cổ phiếu lô lẻ sàn HNX và UPCOM:

Cách 1: Khách hàng tự đặt lệnh bán cổ phiếu (CP) lô lẻ trên sàn HNX/UPCOM.

Yêu cầu: Khách hàng phải đăng ký giao dịch trực tuyến (HSC iTrade) hoặc Giao dịch qua tổng đài.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn cách đặt lệnh mua bán trên HSC iTrade/ Giao dịch qua tổng đài

Giá bán CP lô lẻ phụ thuộc vào giá chờ mua đối ứng trên HNX/UPCOM. Lệnh giao dịch lô lẻ sau khi khớp cũng được thanh toán bù trừ như lệnh giao dịch bình thường.

Cách 2: Khách hàng mang CMND/Căn cước công dân lên các PGD HSC để đăng ký bán lô lẻ, ký phiếu Lệnh bán chứng khoán.

HSC sẽ mua CP lô lẻ với giá sàn của ngày giao dịch. Lệnh giao dịch cũng được thanh toán bù trừ như lệnh giao dịch bình thường.

Xem thêm: Chuyển quyền sở hữu cổ phiếu của công ty đại chúng

Đối với cổ phiếu lô lẻ (khối lượng <100 cổ phiếu), Quý khách vui lòng tham khảo Cách thức giao dịch lô lẻ theo quy định của từng Sở giao dịch như sau:

Đối với cổ phiếu lẻ trên sàn HNX,  UPCOM

 - Quý khách hàng thực hiện bán chứng khoán lô lẻ theo quy định giao dịch của HNX

 - Phương thức giao dịch: tại quầy, qua Tổng đài hoặc trực tuyến

 - Giao dịch thỏa thuận trực tiếp với NHSV hoặc với đối tác theo thỏa thuận của Quý khách

Đối với cổ phiếu lẻ trên sàn HSX

 1. Danh mục thu mua: Toàn bộ cổ phiếu lẻ niêm yết trên sàn HSX và tự do chuyển nhượng.

 2. Thời gian NHSV thực hiện tiếp nhận lệnh bán chứng khoán lô lẻ của Khách hàng: Ngày 15 hàng tháng, nếu ngày 15 rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật thì ngày thực hiện vào ngày làm việc liền sau đó.

 3. Cách thức đặt lệnh:

 i. Quý khách hàng điền đầy đủ thông tin và ký xác nhận trên Phiếu lệnh bán chứng khoán lô lẻ theo mẫu của NHSV.

 ii. Chuyển trực tiếp phiếu lệnh cho Nhân viên Dịch vụ Khách hàng tại các quầy giao dịch của NHSV hoặc cho Nhân viên Môi giới.

 4. Giá thực hiện: Giá sàn của ngày đặt lệnh

 5. Phí giao dịch: 0.2%* giá trị giao dịch

 6. Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán: theo quy định của pháp luật hiện hành

 7. Phí chuyển khoản chứng khoán: Theo mức thu của VSD

 8. Thời gian thanh toán: Khi có xác nhận của VSD (có thể kéo dài từ 7-15 ngày làm việc).

  1. Loại chứng khoán được giao dịch

Chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định pháp luật về cổ phần hóa theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.

Kết cấu phiên GD Phương thức GD Loại chứng khoán GD Loại lệnh
Phiên Thời gian
Phiên sáng 9h00 – 11h30 Khớp lệnh liên tục Cổ phiếu LO
9h00 – 11h30 Khớp lệnh thỏa thuận Cổ phiếu Thỏa thuận
Tạm dừng giữa phiên 11h30 – 13h  
Phiên chiều 13h00 – 15h00 Khớp lệnh liên tục Cổ phiếu LO
13h00 – 15h00 Khớp lệnh thỏa thuận Cổ phiếu Thỏa thuận
  • Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch (UPCOM).
  • Phương thức thoả thuận là phương thức giao dịch trong đó các điều kiện giao dịch được các bên tham gia thỏa thuận với nhau và xác nhận thông qua hệ thống giao dịch UPCOM.
  • Ưu tiên về giá
  • Ưu tiên về thời gian
  • Đối với lô chẵn: 100 cổ phiếu/trái phiếu
  • Đơn vị giao dịch lô lẻ có khối lượng từ 01 đến 99 cổ phiếu được thực hiện theo cả hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
  • Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận.
  • Trong ngày GD đầu tiên của cổ phiếu mới đăng ký GD hoặc ngày đầu tiên GD trở lại của cổ phiếu không có GD trên hai lăm (25) phiên liên tiếp, chỉ nhận lệnh GD theo phương thức khớp lệnh liên tục, mà không thực hiện nhận lệnh GD theo phương thức GD thỏa thuận và GD lô lẻ cho đến khi có giá tham chiếu được xác lập từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.
  1. Đơn vị yết giá: 100 đồng/cổ phiếu, không quy định đối với giao dịch thỏa thuận.
  2. Biên độ dao động giá chứng khoán
  • Biên độ dao động giá chứng khoán đăng ký GD tại Sở GDCK HN là + 15%.
  • Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu mới đăng ký GD trong ngày GD đầu tiên hoặc cổ phiếu không có GD trên hai lăm (25) phiên GD liên tiếp là ±40% so với giá tham chiếu.
  • Biên độ dao động giá đối với trường hợp trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu trong ngày không hưởng quyền hoặc trả cổ tức bằng tiền với giá trị số tiền lớn hơn hoặc bằng giá bình quân gia quyền của cổ phiếu trong ngày GD liền trước ngày không hưởng quyền là ±40% so với giá tham chiếu.
  • Đối với trái phiếu: không quy định.
  • Sở GDCK công bố giá tham chiếu hàng ngày của các CK đang GD.
  • Giá tham chiếu của cổ phiếu đang GD là bình quân gia quyền của các giá GD lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày có GD khớp lệnh liên tục gần nhất trước đó
  • Đối với cổ phiếu mới đăng ký GD, việc xác định giá tham chiếu của ngày GD đầu tiền do tổ chức đăng ký GD đề xuất và được UBCKNN & SGDCKHN phê duyệt.
  • Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký ban đấu giá cổ phần qua Sở GDCK đồng thời với đăng ký GD trên hệ thống GD UPCOM, giá tham chiếu cho ngày GD đầu tiên là giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá công khai (đối với trường hợp bán đấu giá công khai) hoặc giá phân phối cho nhà đầu tư (đối với chào bán theo hình thức dựng sổ).
  • Trường hợp GDCK không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân gia quyền của ngày GD gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị của các quyền kèm theo, ngoại trừ các trường hợp sau:
  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi;
  • Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với giá phát hành cao hơn giá bình quân gia quyền của ngày GD liền trước ngày không hưởng quyền sau khi đã điều chỉnh các quyền khác (nếu có).
  • Doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền với giá trị số tiền lớn hơn hoặc bằng giá bình quân gia quyền của cổ phiếu trong ngày GD liền trước ngày GD không hưởng quyền.
  • Doanh nghiệp thực hiện trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu.
  • Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày GD trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân của ngày GD trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
  • Trong một số trường hợp cần thiết hoặc khi phân bảng thị trường, SGDCKHN có thể áp dụng phương pháp xác định giá tham chiếu khác sau khi được UBCKNN chấp thuận.
  1. Sửa, hủy lệnh trong phiên giao dịch
  • Việc sửa và huỷ lệnh GD khớp lệnh liên tục chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.
  • Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian GD. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:
  • Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi trong trường hợp sửa giảm khối lượng
  • Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch UPCOM đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá
  • Giao dịch thoả thuận đã thực hiện trên hệ thống không được phép huỷ bỏ.
  • Trong thời gian giao dịch, trường hợp đại diện giao dịch nhập sai giao dịch thỏa thuận của nhà đầu tư, đại diện giao dịch được phép sửa giao dịch thỏa thuận nhưng phải xuất trình lệnh gốc của nhà đầu tư; phải được bên đối tác chấp thuận việc sửa đó và được SGDCKHN chấp thuận việc sửa giao dịch thoả thuận. Việc sửa giao dịch thoả thuận của thành viên phải tuân thủ Quy trình sửa giao dịch thỏa thuận do SGDCKHN ban hành.