Cách ăn thịt chua Phú Thọ

Mỗi vùng miền có một cách chế biến thịt chua khác nhau tùy thuộc vào khẩu vị làm nên đặc sản riêng có, khiến ai đã ăn thử một lần cũng nhớ.

Từ thịt lợn và các loại gia vị quen thuộc, người dân ở Phú Thọ, Hòa Bình và Quảng Nam đã chế biến ra món thịt lợn muối chua hấp dẫn khách bốn phương.

Thịt chua Phú Thọ

Thịt chua là một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ. Đặc trưng của món thịt chua này là sử dụng thịt lợn lửng tươi sống, ướp trong thính gạo để chín tự nhiên nên có hương vị chua dịu thơm ngon.

Do được chăn thả tự nhiên và nuôi lớn hoàn toàn bởi những sản vật của núi rừng như củ quả, rau măng nên thịt lợn lửng rất chắc, thơm ngon và ngọt thịt. Trong cả con, phần thịt áp mông, áp vai sẽ được chọn để làm chua. Trước khi thái thành các lát mỏng, thịt được để nguyên miếng rồi nướng qua cho se các mặt cắt. Sau đó thịt được ướp chút muối gia vị, rồi trộn đều với thính (bột gạo, bột ngô và bột đậu xanh rang vàng) sao cho bám đều các mặt các miếng thịt.

Cách ăn thịt chua Phú Thọ
Đặc sản thịt chua Phú Thọ.

Lúc này, những ống nứa tươi sau khi rửa sạch, để khô và lót lá ổi xuống dưới đã được chuẩn bị sẵn để cho thịt đã ướp thính vào. Sau khi đậy lại bằng lá ổi, ống nứa được úp trên những dòng suối trong lành để 2-3 ngày sẽ lên men, dậy hương thơm đặc trưng của núi rừng, non nước.

Thịt chua Phú Thọ thường ăn kèm với bánh tráng, lá sung, lá ổi, lá đinh lăng... và chấm cùng tương ớt hạt tiêu. Với cách chế biến đơn giản và ngon hơn khi nhấp thêm chút rượu nồng, nên thịt chua rất được ưa chuộng trên bàn nhậu và mua về làm quà mỗi khi đặt chân lên đất Tổ.

Thịt lợn muối chua Hòa Bình

Nổi tiếng không kém đặc sản thịt chua Phú Thọ là món thịt lợn muối chua của người Mường ở Hòa Bình, thường được dùng trong những dịp lễ tết, hội hè, cưới hỏi và tiếp đãi khách quý đến chơi nhà.

Ấn tượng ban đầu với bất kỳ ai khi lần đầu thưởng thức thịt lợn muối chua là rổ lá đi kèm, đòi hỏi người ăn phải dùng tay cuộn lá với thịt để cảm nhận vị ngon hòa quyện. Tuy nhiên, khi đã nếm thử người ta dễ dàng nhận ra hương vị rất riêng của miếng thịt chua hòa trong vị lá.

Cách ăn thịt chua Phú Thọ
Thịt lợn muối chua Hòa Bình.

Thịt chua của người dân Hòa Bình được làm từ thịt ba chỉ của những con lợn choai, thả rông dài ngày. Sau khi thái miếng, thịt được ướp với muối và riềng khô giã nhỏ, rồi trộn với rượu nếp cái và men lá rừng giã nhỏ sao cho thật ngấm. Nhưng món thịt chua sẽ không hoàn nếu thiếu thính, được làm từ gạo rang khô rồi giã nhỏ.

Thay vì ống tre, ống nứa, một chiếc bồ lót lá chuối được sử dụng để ủ thịt chua. Cứ một lớp gạo rang giã dập trộn muối, lại đến một lớp thịt ướp nguyên liệu ở trên cho đến khi đầy bồ, rồi nén lại đem gác lên bếp củi đun ủ một đến hai tuần. Điểm khác biệt của món đặc sản này là ngoài vị chua lên men tự nhiên, vị thơm ngọt của thính và thịt, còn có vị bùi ngậy của bì. Thịt chua lại còn được ăn kèm với lá mít và trầu không tạo nên vị chua ngọt hòa lẫn mặn ăn rất lạ miệng.

Zrúa - thịt lợn muối chua ở Quảng Nam

Đây là món ăn dân dã của người Cơ Tu sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn. Cũng như món thịt lợn muối chua ở Hòa Bình, zrúa là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày tết của đồng bào Cơ Tu cũng như đãi họ hàng, khách quý. Trước khi thịt được muối chua trong hũ hoặc ché, người dân Cơ Tu thường phơi khô, giã nhỏ các loại gia vị như quế, tiêu rừng (amất), riềng núi (prí), muối.

Cách ăn thịt chua Phú Thọ
Hũ zrúa của đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam.

Điều đặc biệt trong cách làm món zrúa của người Cơ Tu là dùng cơm hoặc thính bắp để lên men cho thịt. Do đó, khi ủ, mỗi lớp thịt người dân nơi đây lại rải một lớp thính hoặc cơm tẻ rồi gác trên giàn bếp khoảng 7 - 10 ngày.

Sau khi hoàn tất, phần thịt có màu hồng rất đẹp, để lâu không bị đổi màu, có thể ăn ngay hoặc chế biến theo sở thích. Người Cơ Tu thích ăn món zrúa nướng, kèm với những loại rau rừng. Cũng vị chua lên men rất dễ ăn, zrúa còn đặc biệt hấp dẫn với vị cay của ớt và riềng và vị thơm của quế. Nếu một lần được nếm thử, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được vị chua ngon không thể hòa lẫn của đặc sản núi rừng Trường Sơn.

Theo VnExpess

Thịt chua Phú Thọ là món ăn đặc sản nổi tiếng mà bất cứ du khách nào có dịp ghé thăm đất Tổ đều muốn một lần thưởng thức. Món ăn không chỉ ngon mà còn mang dấu đặc sắc trong nền ẩm thực Phú Thọ. Vậy thịt chua Phú Thọ có gì hấp dẫn đến vậy?

Thịt chua Thanh Sơn – Món ngon của người Mường

Vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử gắn liền với đời vua Hùng, rồi trập trùng núi non trùng điệp, đồi chè xanh mướt mà còn có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. “Rêu đá lạ miệng, thịt chua đậm đà”, trong đó món thịt chua Thanh Sơn ngon nức tiếng  khắp đất Tổ.

Cách ăn thịt chua Phú Thọ
Thịt chua là món ăn nổi tiếng được nhiều người ưa thích!

Theo người dân địa phương, trước đây, khi người Mường sinh sống ở Thanh Sơn, họ đã nghĩ ra cách làm thịt chua để bảo quản thịt được lâu hơn. Thịt chua Thanh Sơn được làm từ thịt lợn tươi giết mổ, thái miếng to và ướp gia vị để dùng dần. Sau đó,  món ăn đặc sản Phú Thọ  này được khéo léo chế biến thêm các hương vị khác nhau để đảm bảo thịt không bị mốc. Bắt nguồn từ bí quyết nấu nướng của người Mường, thịt chua Phú Thọ đã trở thành món ăn nổi tiếng được người dân khắp cả nước yêu thích.

Nguyên liệu làm thịt chua Thanh Sơn

Nguyên liệu chính để làm thịt chua Thanh Sơn gồm: thịt lợn, hạt tiêu, muối, lá ổi, gạo và ngô. Bí quyết để làm món thịt chua Phú Thọ ngon nhất chính là khâu chọn nguyên liệu. Đó phải là thịt mông, loại thăn vừa mới giết mổ, đảm bảo là thịt còn tươi. Có như vậy, thành phẩm thịt chua mới chất lượng, thơm ngon, mềm. Nếu chọn thịt ở những vị trí khác, thịt chua sẽ có nhiều gân nên rất dai.

Thịt sau khi được chọn sẽ được sơ chế và lọc bỏ gân rồi dùng chảo gang để nướng. Đây là bước quan trọng nhất trong cách làm thịt chua. Nếu nấu thịt không đủ nhiệt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Trước đây, người Mường dùng thịt sống để làm thịt chua thì nay được chế biến từ thịt chín. Để có món thịt chua Phú Thọ đạt yêu cầu đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm của người thực hiện. Nếu thịt không được nấu chín hoặc sử dụng không đủ gia vị cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị thơm ngon của thịt chua Phú Thọ.

Cách ăn thịt chua Phú Thọ
Những miếng thịt chua thơm ngon, hấp dẫn đánh thức vị giác của nhiều thực khách!

Thịt nạc sẽ được cắt theo kích cỡ và nướng bên ngoài nhưng phải đảm bảo bên trong vẫn còn sống. Sau đó nêm gia vị để thịt lên men và chín tự nhiên, đó là bí quyết của món thịt chua Thanh Sơn. Thịt sau khi nướng tiếp tục được cắt thành từng miếng nhỏ hơn, có thể thái bằng tay hoặc bằng máy nhưng phải thật đều. Yêu cầu của món thịt chua là phải có đủ cả nạc, mỡ và da, khi ăn mới cảm nhận được vị giòn, béo, ngọt.

Bí quyết làm thịt chua ngon của người Thanh Sơn

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu thì đến bước làm thính, đây cũng là bước quan trọng quyết định hương vị của món thịt chua. Gạo, ngô nhặt hết hạt mốc, rang kỹ trên chảo với nhiệt độ vừa đủ, vì nếu rang già quá thính sẽ bị cháy còn nếu quá non thì thính sẽ không được thơm.

Tiếp theo, trộn đều thịt với các gia vị rồi cho vào ống nứa. Thịt chua truyền thống sẽ được bảo quản trong ống tre. Sau đó nhồi thịt thật chặt và tránh để lộ ra ngoài, trong quá trình lên men sẽ bị yếm khí. Ở lớp ngoài và lớp dưới cùng của nửa ống tre sẽ được lót bằng lá ổi giúp ngăn ẩm, đồng thời quá trình lên men nhanh hơn.

Cách ăn thịt chua Thanh Sơn

Cách ăn thịt chua Phú Thọ
Thịt chua ăn kèm lá lốt, lá đinh lăng, lá sung, lá lốt sẽ rất dậy mùi!

Thịt chua Phú Thọ được ủ trong nứa khoảng 4 – 5 ngày là có thể dùng được, tùy theo thời tiết, nếu trời nắng nóng thì khoảng 2 – 3 ngày. Thưởng thức thịt chua Thanh Sơn với lá lốt, lá đinh lăng, lá sung, lá lốt. Khi thưởng thức, thịt chua sẽ cảm nhận được vị giòn của bì lợn nướng, vị bùi bùi của thịt. Tất cả các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, vị chua của thịt, vị chát của lá và vị cay của tương ớt. Không chỉ là món ăn ngon mà thịt chua còn có tác dụng tiêu hóa rất tốt.

Thịt chua Thanh Sơn là đặc sản được nhiều người chọn mua về làm quà khi du lịch Phú Thọ. Giá thịt chua dao động từ 40.000 – 50.000 đồng / hộp. Bạn có thể mua ở các cửa hàng đặc sản hoặc dọc đường vào thị trấn Thanh Sơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được hàng đúng chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Thịt chua sau khi mua về bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng 4 – 5 ngày.

Thịt chua Phú Thọ không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn ẩn chứa một bí mật về ẩm thực của người Mường. Mỗi một người dân Phú Thọ khi trở về nhà sau những lần xa quê đều không thể quê hương vị đặc biệt của món thịt chua Thanh Sơn. Vì vậy, nếu có dịp ghé thăm Đất Tổ, bạn hãy một lần thưởng thức nó một lần nhé! Ngoài ra “Đất Tổ” còn có rất nhiều món ngon khác như: bánh sắn, cá thính,… cho du khách thỏa sức lựa chọn!