Các thông số kỹ thuật của xe máy

thongsokythuat.vn là Trang tra cứu và so sánh thông số kỹ thuật chi tiết và đầy đủ nhất các sản phẩm đang có mặt trên thị trường; thuộc dự án phục vụ cộng đồng người Việt Nam hoàn toàn miễn phí của chúng tôi. Hãy tận hưởng!

Website thongsokythuat.vn là Công cụ so sánh Thông Số Kỹ Thuật Online – Không bán hàng

1. Thời gian tăng tốc: cậu đã tự trả lời rồi đấy thôi!

2. Tốc độ tối đa: tự nó đã nói lên ý nghĩa của thông số.

3. Moment xoắn cực đại: thông số này thường đi kèm với vòng tua, ví dụ, moment xoắn cực đại của một động cơ là 450Nm tại vòng tua 3400 vòng/phút. Moment này được đo tại trục cơ của động cơ, đơn vị đo là Nm (Newton metr), nôm na là khả năng xoắn mạnh hay nhẹ tại một tốc độ quay nào đó của trục cơ. Nếu một xe thường vận hành ở vòng tua 2000 v/p mà moment xoắn cực đại lại ở 5000 v/p thì xe sẽ bị yếu và khó tăng tốc ở tốc độ động cơ thấp.

4. Công suất cực đại: nói chung, khi cậu ga nhỏ thì động cơ quay chậm và yếu, khi cậu ga lớn thì động cơ quay nhanh và mạnh mẽ, ga lớn nữa thì càng quay nhanh nhưng lại yếu đi. Công suất được đo bằng tích vòng tua và moment xoắn, bởi vậy sẽ có một vòng tua mà tại đó có công suất lớn nhất.

5. Đường kính và chiều dài piston: đã rõ nghĩa rồi!

6. Tỷ số nén: tại kỳ nén, khi piston lên đến điểm chết trên thì hỗn hợp khí bị nén tăng áp lên bao nhiêu lần. Nếu tỷ số càng cao thì công suất động cơ càng lớn nhưng càng rung động và xăng dễ bị kích nổ. Vì vậy, động cơ có tỷ số nén lớn đòi hỏi chế tạo càng chính xác bằng vật liệu tốt và dùng xăng có chỉ số octan cao.

7. Dung tích xy lanh: với 1 xylanh thì dung tích đo bằng đường kính nhân pi chia 4 nhân chiều dài hành trình piston. Với động cơ nhiều xylanh thì nhân giá trị đó với số xylanh. Dung tích này càng lớn thì công suất càng cao và giúp xe càng khỏe, tăng tốc càng nhanh.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

    Khi tìm hiểu về sức mạnh của một chiếc xe máy, một chiếc ô tô, ta thường tìm hiểu về công suất, mô men xoắn, và vòng tua của xe.

    Vậy thực chất các chỉ số này nói về điều gì của một chiếc xe, và dựa vào đâu mà chúng ta đánh giá được sức mạnh của một chiếc xe thông qua các chỉ số này?

    Cùng Websosanh tìm hiểu về 3 chỉ số quan trọng trong thông số kỹ thuật của một chiếc xe, và đưa ra cho mình hiểu biết đúng đắn nhất khi tìm mua một chiếc xe máy, một chiếc xe ô tô mới.

    Vòng tua máy (Rpm: Round per minute)

    Các thông số kỹ thuật của xe máy

    Vòng tua máy được tính bằng số vòng quay của động cơ trên 1 phút. Do đó, động cơ quay càng nhanh, thì vòng tua càng cao, và do đó, sinh nhiều lực giúp xe chạy nhanh hơn, và khỏe máy hơn.

    Thông thường, một chiếc xe máy, ô tô… sẽ có được vòng tua cao nhất lúc đề pa, khi đó, cần có công lớn, giúp bánh xe quay, và tăng tốc từ 0km/h. Khi xe càng chạy nhanh, và ổn định vận hành, thì vòng tua máy giảm dần.

    Khi nói đến thông số kỹ thuật của xe máy, ô tô, người ta thường cho thông số công suất tốt đa ví dụ 8500 hp tại 6,500 vòng/phút và mô men xoắn cực đại là 11,6 Nm tại 7,000 vòng/phút. Thì số vòng tua máy 6,500 vòng/phút và 7,000 vòng/phút ở đây chính là thời điểm mà xe đạt được công suất hoặc mô men xoắn cực đại.

    Vòng tua máy biến thiên khá nhiều trong quá trình đi xe, ở một số dòng xe máy như Yamaha Exciter có được trang bị đồng hồ vòng tua máy, còn hầu hết các dòng ô tô đều được trang bị đồng hồ này.

    Ở cùng 1 cấp số, thì chỉ số đồng hồ vòng tua máy tỉ lệ thuận với sức mạnh động cơ máy, tức là chỉ số vòng tua càng cao, xe càng mạnh, nhanh. Tuy nhiên, có khi bạn thấy chỉ số đồng hồ vòng tua cao mà xe vẫn chạy chậm, thì tức là bạn đã chuyển sang số thấp hơn, hoặc bạn ngắt côn, do đó, lực không truyền đến bánh được.

    Nói tóm lại, vòng tua máy là thông số thể hiện sức mạnh của động cơ. Thông thường, số vòng tua đạt được càng cao thì máy càng mạnh.

    Mô men xoắn của động cơ xe máy, ô tô

    Các thông số kỹ thuật của xe máy

    Bạn vẫn thường đọc trong thông số của một chiếc xe máy có được mô men xoắn cực đại là 10,5 Nm/6,500 rpm, hoặc 11,2 Nm tại 7,500 rpm…vậy mô men xoắn của động cơ xe máy là gì?

    Nếu bạn đã học vật lý, bạn sẽ biết được mô men chính là lực sinh ra khi một vật thể quay quanh trục. Hay nói cách khác, mô men xoắn chính là lực tác động để một vật quay quanh trục.

    Áp dụng vào một chiếc xe máy, một chiếc ô tô…thì mô men xoắn ở đây chính là nói về lực xoay của trục khuỷu, và nếu suy rộng ra, có thể nói đó chính là lực quay bánh xe.

    Như vậy, mô men xoắn càng lớn, tức là lực quay bánh xe càng mạnh, và do đó, xe càng có khả năng lôi kéo, hoặc trở vật nặng tốt hơn, hay nói một cách đại khái thì mô men xoắn càng lớn, thì xe càng khỏe.

    Công suất động cơ xe máy, ô tô

    Các thông số kỹ thuật của xe máy

    Khi tìm hiểu về thông số kỹ thuật của một chiếc xe máy, bạn không thể không chú ý đến công suất của chiếc xe máy, và thông thường nhà sản xuất sẽ cho bạn biết công suất cực đại của chiếc xe đó.

    Công suất của xe khác với mô men xoắn, công suất của động cơ xe phản ánh tốc độ sinh ra mô men xoắn của động cơ. Công suất của động cơ càng lớn, tức là tốc độ sản sinh mô men của xe càng lớn.

    Áp dụng vào một chiếc xe, công suất phản ánh tốc độ xe có thể đạt được. Công suất cực đại càng lớn, tức là xe càng có khả năng đạt được tốc độ cao.

    Công suất cực đại của một chiếc xe máy thường được cho dưới dạng 10kW tại 7,000 vòng/phút, hoặc 11kW tại 6,500 vòng/phút….tùy từng xe mà đơn vị này khác nhau. Điều này có nghĩa là xe có tốc độ lớn nhất tại vòng quay 7,000 vòng/phút hoặc 6,5000 vòng/phút.

    Như vậy, để xem xét chiếc xe nào có khả năng đi nhanh hơn, đạt được tốc độ lớn hơn, thì ta có thể sử dụng đơn vị công suất cực đại của xe để so sánh, xe có công suất cực đại càng lớn, thì có khả năng đạt được tố độ càng lớn.

    Kết luận: Số vòng tua máy càng cao, động cơ càng mạnh; Mô men xoắn càng cao, xe càng khỏe; Công suất càng cao, xe chạy càng nhanh.

    Mong rằng, với những thông tin trên đây bạn đã hiểu rõ về 3 đơn vị cơ bản trong thông số kỹ thuật của một chiếc xe.

    Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

    Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

    O.N