Các loại hình văn hóa dân gian ở tphcm

Các loại hình quan họ, chầu văn, chèo, sẽ được trình diễn tại Liên hoan Văn hóa Nghệ thuật dân gian 2023, ở TP HCM.

Sự kiện diễn ra từ ngày 29/4 đến 1/5, dự kiến hút hơn 100.000 người, mở cửa tự do. Điểm nhấn là hoạt động giới thiệu hơn 20 loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ba miền như múa bóng rỗi, đờn ca tài tử, múa Khmer Nam Bộ, xòe Thái.

Chương trình trở lại sau lần đầu tổ chức năm 2019, do nghệ sĩ Vương Duy Biên đạo diễn, quy tụ hàng trăm nghệ sĩ. Công chúng sẽ được giao lưu, trực tiếp trải nghiệm các bộ môn cùng nghệ nhân, nghệ sĩ.

Hai tài năng nhí biểu diễn múa trống Chhay-dăm tại buổi giới thiệu sự kiện, ngày 21/4 ở TP HCM. Video: Tân Cao

Tại buổi giới thiệu các hoạt động thuộc liên hoan, ông Trần Văn Xén - truyền nhân duy nhất môn nghệ thuật múa trống Chhay-dăm - nói: "Tôi mong sẽ có cơ hội giới thiệu đến mọi người nhiều hơn về loại hình nghệ thuật từng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tỉnh Tây Ninh".

Nghệ nhân Trần Văn Xén [phải] thuộc bộ môn múa trống Chhay-dăm đến từ Tây Ninh và nghệ nhân vẽ mặt nạ thời gian Bùi Quý Phong đến từ Quảng Nam dự sự kiện. Ảnh: Kiều Anh Kiệt

Bà Lưu Thị Hồng Diễm, biên kịch kiêm tác giả chương trình cho biết suốt thời gian diễn ra liên hoan, dọc đường Nguyễn Huệ sẽ có ba sân khấu lớn mô phỏng nét đặc trưng văn hóa ba miền - nơi các nghệ sĩ trình diễn. Theo đó, sân khấu Bắc Bộ sẽ lấy cảm hứng từ cờ hội, áo tứ thân. Màu nâu được dùng chủ đạo cho miền Trung, với hình ảnh thuyền thúng, lưới đánh cá. Khu vực Nam Bộ sẽ được dựng với hình ảnh đồng lúa, sông rạch uốn lượn, mái chèo, trái cây bốn mùa. Tại lễ khai mạc ngày 29/4, các tiết mục Cò lả, Thị Mầu, dàn dựng kết hợp yếu tố truyền thống, hiện đại là điểm nhấn.

Ngoài không gian sân khấu, 17 trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy dây, lò cò, banh đũa, cướp cờ, kéo mo cau, cũng sẽ được tái hiện trên phố. Mỗi khu vực sẽ có phần giới thiệu khái quát bằng tiếng Việt và Anh, để du khách nước ngoài đến tìm hiểu, trải nghiệm. Liên hoan còn dành một không gian để trưng bày các nhạc cụ dân tộc, do một nhóm sinh viên trực tiếp đứng giới thiệu, hướng dẫn khách tham quan chơi.

Ông Bùi Xuân Đức, Trưởng phòng tổ chức lễ và sự kiện, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM cho biết liên hoan nhằm bảo tồn, gìn giữ văn hóa nghệ thuật dân gian, khuyến khích những người trẻ tìm hiểu giá trị tốt đẹp của dân tộc, tăng cường sự đoàn kết, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, kết nối bạn bè thế giới.

Văn hóa dân gian Nam Bộ tự bao đời nay như những mạch nguồn dồi dào trong dòng chảy không ngừng của văn hóa phương Nam, giàu sức sống và đầy sức hấp dẫn. Do tồn tại trong những điều kiện lịch sử - văn hóa cụ thể, nên nó mang tính thống nhật trong sự đa dạng và sáng tạo trên cơ sở mẫu số chung của văn hóa văn hóa, tạo nên những màu sắc đặc thù nơi vùng đất đã được khai phá và xây dựng trên 300 năm. Có thể thấy điều đó trong những tiểu vùng văn hóa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, với sự phân biệt không trộn lẫn.

Tín ngưỡng dân gian Nam Bộ giới thiệu 20 bài viết khá đa dạng về đời sống văn hóa tín ngưỡng ở Nam Bộ, từ tín ngưỡng của người Việt cho đến các tộc người Châu Ro, Khmer, Hoa; từ vùng bán sơn địa đến vùng bưng trũng, đồng bằng, miệt biển. Bạn đọc sẽ thấy thú vị với những khám phá trong tục thờ cọp ở Đồng Tháp Mười, những hiểu biết về tín ngưỡng thờ Ông Địa của người Việt Nam Bộ trong sự giao thoa với văn hóa người Hoa. Văn hóa tín ngưỡng Khmer thể hiện qua những bài viết đặc sắc về tục thờ Neak Tà, lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội đua bò ở vùng Bảy Núi [An Giang]. Sự giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa những luồng tín ngưỡng, tôn giáo Bắc – Nam, Ấn – Khmer còn có thể tìm thấy qua những bài viết về nghi thức trình đồng của tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ ở Dĩ An [Bình Dương], chùa Bà Ấn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phra Phrom và Nang Kwak, lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ…

Tác phẩm Tín ngưỡng dân gian nằm trong Tủ sách Văn hóa dân gian Nam Bộ do Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ xuất bản chủ yếu giới thiệu đến bạn đọc những nét văn hóa dân gian của các dân tộc sinh sống ở vùng đất phương Nam trên nhiều lĩnh vực từ công cụ sản xuất, ăn, mặc ở, phương tiện đi lại, nghề truyền thống cho đến ngôn ngữ giao tiếp, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, sinh hoạt văn nghệ dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian…

[ĐCSVN] - Với chủ đề “Chung tay giữ hồn dân tộc”, Liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam lần 2 - 2023 sẽ diễn ra tại Khu vực Phố đi bộ - đường Nguyễn Huệ, Quận 1 từ ngày 29/4 đến ngày 01/05/2023.

Liên hoan do Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty TNHH Văn phòng Festival tổ chức, nhằm thiết thực chào mừng 48 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, hướng đến Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương; mong muốn làm giàu thêm kiến thức văn hóa nghệ thuật truyền thống cho giới trẻ, tạo điều kiện tham quan, vui chơi, giải trí, tìm hiểu các loại hình văn hóa dân gian Việt Nam cho người dân TP Hồ Chí Minh và du khách quốc tế; tăng cường sự đoàn kết, giao lưu văn hóa của các nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật dân gian.

Chia sẻ về lễ hội, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng đạo diễn Liên hoan, NSND Vương Duy Biên cho biết: "Tất cả diễn xướng dân gian sẽ được thể hiện trên một không gian đậm đà bản sắc, mang đặc trưng của vùng đất mà tác phẩm dân gian ra đời". Đặc biệt, nét đặc sắc về văn hóa truyền thống của ba miền Bắc - Trung - Nam, những giá trị bất biến qua thời gian sẽ được trải nghiệm một cách mới mẻ hơn, thông qua các hình ảnh chủ đạo từ những vật dụng quen thuộc gắn bó với dân tộc, quê hương, chất liệu truyền thống mộc mạc giản dị mang đậm hồn cốt của dân tộc Việt. Một số loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn trong lễ hội lần này có thể kể đến như quan họ Bắc Ninh, ca trù, hầu đồng, chèo, hát bài chòi, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử…

Bên cạnh không gian của các sân khấu, Liên hoan năm nay cũng sẽ tái hiện 17 trò chơi dân gian, trong đó có thể kế đến như: ô ăn quan, nhảy dây, lò cò, cà kheo....

Đặc biệt, tất cả các khu vực trong Liên hoan đều có phần giới thiệu khái quát bằng tiếng Anh và tiếng Việt, thuận lợi cho các du khách nước ngoài đến để cùng vui chơi và tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa truyền thống Việt Nam.

Các loại hình văn hóa dân gian là gì?

Nó bao gồm lịch sử truyền hết lại, giống truyền miệng, như huyền thoại, tục ngữ, thành ngữ, truyện kể, truyện viết, truyện tranh, truyện cổ tích, truyện cười; các truyền thống kiến trúc hay các đồ chơi dân gian, thủ công; các phong tục, tập quán, các truyền thống lâu đời; các tác phẩm âm nhạc, nghệ thuật truyền thống.

Đâu là loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam?

Các loại hình nghệ thuật truyền thống như múa rối nước, tuồng, chèo, ca trù… không chỉ đơn thuần là những môn biểu diễn mà còn gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh có lễ hội gì?

9 Lễ hội đặc sắc ở thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn sôi động, đầy sức trẻ, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. ... .

Xem tour:.

Hội miếu ông Địa..

Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn..

Lễ Kỳ Yên đình Bình Đông..

Lễ đền thờ Phan Công Hớn..

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu..

Hội chùa Ông..

Nghệ thuật biểu diễn truyền thông là gì?

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống là những minh chứng sinh động cho sự phong phú và đa dạng của văn hoá Việt Nam, cũng như cho sự sáng tạo và tiếp biến của người Việt Nam trong quá trình giao lưu văn hoá với các dân tộc khác.

Chủ Đề