Các hóa chất cần cbi để làm thi nghiệm bod năm 2024

Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ hoặc giảm bớt các chất ô nhiễm trong nước thải để đảm bảo nước được thải ra môi trường không gây hại đối với sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải, bao gồm xử lý sinh học, xử lý hóa học, lọc, và nhiều kỹ thuật khác. Lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào loại và khối lượng nước thải, môi trường cụ thể, và yêu cầu luật pháp địa phương trong đó các chỉ số DO, BOD, COD, và TSS là các chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Dưới đây là thông tin về mỗi chỉ số và phương pháp xác định các chỉ số trên.

Các hóa chất cần cbi để làm thi nghiệm bod năm 2024
Các chỉ số COD, BOD, DO, TSS

1. Các chỉ số quan trọng trong việc xác định mức độ ô nhiễm có trong nước thải

1.1 DO (Dissolved Oxygen – Oxy hoà tan)

DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự sống của các sinh vật trong nước. Nồng độ DO phụ thuộc vào các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học.

Giá trị thông thường của DO nằm trong khoảng 8 – 10 ppm. Khi nồng độ DO thấp, sinh vật trong nước có thể bị ảnh hưởng hoặc chết.

Phân tích chỉ số DO nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.

1.2. BOD (Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh học)

BOD là chỉ số lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy hoá sinh học các chất hữu cơ trong nước trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.

Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước

Chỉ số BOD thể thị lượng chất thải hữu cơ có thể bị phân huỷ sinh học trong mẫu nước. Nó được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm nước và ảnh hưởng của các loại nước thải.

1.3. COD (Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học)

COD là chỉ số lượng oxy cần thiết để oxy hoá hóa học các chất hóa học bao gồm cả vô cơ và hữu cơ có trong nước.

Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm nước, đặc biệt trong nước thải từ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.

Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.

COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.

1.4. TSS (Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lửng)

Chỉ số TSS hiển thị tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước. Chất rắn này gồm cát, sét, tảo, vi sinh vật, và các chất hữu cơ khác. TSS thường được đo bằng cách đo độ đục của nước, tức là khả năng nước phản xạ ánh sáng. Các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra độ đục, và đo độ đục cho phép xác định TSS.

2. Phương pháp xác định các chỉ số trên

Các phương pháp xác định các chỉ số này bao gồm sử dụng phương pháp hóa học, phân tích máy móc, và phương pháp đo độ đục. Mỗi chỉ số có phương pháp xác định riêng để đo lượng tương ứng của nó trong mẫu nước. Điều này giúp đánh giá chất lượng nước và hiệu quả của các biện pháp xử lý nước thải.

Phương pháp Winkler: Dùng để đo lượng oxy hòa tan trong nước. Trong quá trình này, mẫu nước được cố định bằng hỗn hợp chất cố định (MnSO4, KI, NaN3), và oxy hòa tan trong mẫu sẽ phản ứng với Mn2+ tạo thành MnO2. Sau đó, oxy hòa tan này sẽ oxy hóa I- thành I2 khi thêm acid sulfuric hoặc phosphoric. Cuối cùng, lượng I2 được chuẩn độ bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột để tính toán nồng độ oxy hòa tan.

2.1. Phương pháp xác đinh chỉ số DO

Để xác định chỉ số DO có 2 phương pháp xác định đó là:

Phương pháp Winkler:

  • Cách tiến hành: Oxy trong nước được cố định ngay sau khi lấy mẫu bằng hỗn hợp chất cố định (MnSO4, KI, NaN3), lúc này oxy hòa tan trong mẫu sẽ phản ứng với Mn2+ tạo thành MnO2. Khi đem mẫu về phòng thí nghiệm, thêm acid sulfuric hay phosphoric vào mẫu, lúc này MnO2 sẽ oxy hóa I- thành I2. Chuẩn độ I2 tạo thành bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột. Tính ra lượng O2 có trong mẫu theo công thức:
  • DO (mg/l) = (VTB x N/ VM) x 8 x 1.000

* Trong đó:

  • VTB: là thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 0,01N (ml) trong các lần chuẩn độ.
  • N: là nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na2S2O3 đã sử dụng.
  • 8: là đương lượng gam của oxy.
  • VM: là thể tích (ml) mẫu nước đem chuẩn độ.
  • 1.000: là hệ số chuyển đổi thành lít.

Phương pháp điện cực oxy hoà tan- máy đo oxy

Các hóa chất cần cbi để làm thi nghiệm bod năm 2024
Máy đo chỉ số DO

  • Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Máy đo DO được dùng để xác định nồng độ oxy hòa tan ngay tại hiện trường. Điện cực của máy đo DO hoạt động theo nguyên tắc: dòng điện xuất hiện trong điện cực tỷ lệ với lượng oxy hòa tan trong nước khuếch tán qua màng điện cực, trong lúc đó lượng oxy khuếch tán qua màng lại tỷ lệ với nồng độ của oxy hòa tan. Đo cường độ dòng điện xuất hiện này cho phép xác định được DO
  • Phương pháp điện cực oxy hoà tan – máy đo oxy: Phương pháp này sử dụng máy đo DO để đo nồng độ oxy hòa tan trực tiếp trong mẫu nước.
  • Các điện cực trong máy đo sẽ tạo dòng điện tỷ lệ với lượng oxy hòa tan qua màng điện cực, cho phép xác định nồng độ oxy hòa tan.

2.2. Xác định chỉ số BOD (Nhu cầu oxy sinh học):

  • Thử nghiệm BOD được thực hiện bằng cách hòa loãng mẫu nước thử với nước đã khử ion và bão hòa về ôxy, thêm một lượng cố định vi sinh vật mầm giống, đo lượng ôxy hòa tan và đậy chặt nắp mẫu thử để ngăn ngừa ôxy không cho hòa tan thêm (từ ngoài không khí).
  • Mẫu thử được giữ ở nhiệt độ 20°C trong bóng tối để ngăn chặn quang hợp (nguồn bổ sung thêm ôxy ngoài dự kiến) trong vòng 5 ngày và sau đó đo lại lượng ôxy hòa tan. Khác biệt giữa lượng DO (ôxy hòa tan) cuối và lượng DO ban đầu chính là giá trị của BOD.
  • Giá trị BOD của mẫu đối chứng được trừ đi từ giá trị BOD của mẫu thử để chỉnh sai số nhằm đưa ra giá trị BOD chính xác của mẫu thử.

2.3. Xác định chỉ số COD (Nhu cầu oxy hóa học):

  • Phương pháp xác định COD sử dụng các tác nhân oxy hóa mạnh như dicromat kali (K2Cr2O7) hoặc sulfat xêri để đo lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất hữu cơ trong mẫu nước, bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
  • Phương pháp đo COD bằng tác nhân oxy hoá cho kết quả sau 3 giờ và số liệu COD chuyển đổi sang BOD khi việc thí nghiệm đủ nhiều để rút ra hệ số tương quan có độ tin cậy lớn.
  • Kết hợp 2 loại số liệu BOD, COD cho phép đánh giá lượng hữu cơ đối với sự phân hủy sinh học.

2.4. Xác định chỉ số TSS (Chất rắn lơ lửng tổng cộng):

2.4.1. Dụng cụ cần thiết để xác định TSS

STTDụng cụ thiết bị1Cốc đựng (Làm từ các vật liệu: Sứ, platin, thủy tinh có hàm lượng Silicat cao)2Tủ nung (Nhiệt độ làm việc = 550 ± 50°C)3Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với các độ ẩm khác nhau4Tủ sấy có nhiệt độ 103 – 105°C5Cân phân tích, chính xác đến 0,1mg6Bộ lọc chân không7Giấy lọc thủy tinh

2.4.2. Cách tiến hàng xác định chỉ số TSS

Để đo TSS người ta dựa vào công thức sau để đo hai chỉ số chất rắn tổng cộng và chất rắn hòa tan

Tổng chất rắn lơ lửng = chất rắn tổng cộng – Tổng chất rắn hòa tan

Thí nghiệm phân tích hàm lượng chất rắn Tss trong nước thải

  • Chuẩn bị cốc: làm khô cốc ở nhiệt độ 103 – 105°C trong vòng một giờ.
  • Nếu xác định cả chất rắn bay hơi, nung cốc một giờ ở nhiệt độ 550 ± 50°C trong tủ nung. Làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong một giờ).
  • Cân khối lượng a (mg)

Xác định chất rắn tổng cộng:

  • Chọn thể tích mẫu sao cho lượng cặn nằm giữa 2,5 – 200mg.
  • Chuyển mẫu có dung tích xác định đã được xáo trộn đều vào cố cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105°C.
  • Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong (trong một giờ). Cân b (mg)

Xác định chất rắn bay hơi:

  • Thực hiện các bước như phần xác định chất rắn tổng cộng. Nung cốc trong tủ nhiệt độ 550 ± 50°C.
  • Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng (trong một giờ). Cân c (mg)

Tổng chất rắn lơ lửng

  • Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh: Làm khô giấy lọc ở nhiệt độ 103 – 105°C trong một giờ. Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm.
  • Phân tích mẫu: Lọc mẫu có dung tích xác định đã xáo trộn đều qua giấy lọc đã cấn. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 – 105°C.
  • Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân d(mg).

2.4.3. Tính toán hàm lượng chất rắn Tss trong nước thải

  • Chất rắn tổng cộng (mg/L) = [(b-a)×1000]/V (ml)
  • Chất rắn bay hơi (mg/L) = [(c-b)×1000]/V (ml)
  • Chất rắn lơ lửng (mg/L) = [(d-c)×1000]/V (ml)

3. Lý do lựa chọn Eco One Việt Nam làm đơn vị tư vấn và hỗ trợ giải pháp về Hóa chất cho quy trình xử lý nước thải

+ Eco One có đội ngũ kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm cho quy trình Xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt

+ Đội ngũ kỹ thuật luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ 24/24

+ Cam kết về chất lượng của sản phẩm, nếu có bất kì vâsn đề gì về chất lượng sản phẩm Công ty xin CAM KẾT đổi trả 100% cho Khách hàng