Các đề thi học sinh giỏi liên quan đến Truyện Kiều lớp 10

Đề thi HSG môn Ngữ Văn lớp 10 sở GD&ĐT Hải Dương năm 2013-2014 có đáp án

5 [99.73%] 75 votes

Đề thi học sinh giỏi văn lớp 10 cấp tỉnh Hải Dương năm 2013-2014 có cấu trúc gồm 2 câu cũng như năm trước với số điểm là 3 và 7 điểm theo thang điểm 10, thời gian làm bài 180 phút.

Trích 2 câu trong đề thi

Câu 1[3,0 điểm]
Suy nghĩ của anh [chị] về ý kiến sau: “Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn”.
[Theo sách Sống tự tin, NXB Lao động Xã hội, 2004, tr 64]
Câu 2 [7,0 điểm]
Bàn về cái hay cái đẹp của văn chương, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Ngoài cái hay cái đẹp của văn ra, còn biết bao nhiêu cái hay cái đẹp khác nữa về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ sống” [Bài nói chuyện với giáo viên dạy văn năm 1973].
Anh [chị] hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn trích
“Trao duyên” [Truyện Kiều – Nguyễn Du] đã học ở chương trình Ngữ văn 10.

Đề thi HSG Ngữ Văn 10 sở GD&ĐT Hải Dương

Đáp án và đề thi HSG Ngữ Văn 10 sở GD&ĐT Hải Dương 2013-2014

Đáp án đề thi HSG Ngữ Văn 10 sở GD&ĐT Hải Dương

Đáp án và đề thi HSG Ngữ Văn 10 sở GD&ĐT Hải Dương 2013-2014

Đáp án và đề thi HSG Ngữ Văn 10 sở GD&ĐT Hải Dương 2013-2014

Đáp án và đề thi HSG Ngữ Văn 10 sở GD&ĐT Hải Dương 2013-2014

Đáp án và đề thi HSG Ngữ Văn 10 sở GD&ĐT Hải Dương 2013-2014

Ghi chú: Quý thầy, cô hoặc bạn đọc muốn đóng góp tài liệu cho ban biên tập dethihsg.com, vui lòng gửi về:

+ Fanpage: ĐỀ Thi Học Sinh Giỏi

+ Email:

Video hướng dẫn tải đề thi:

Contents

  1. Posts tagged with truyện kiều

Đề HSG chứng minh nhận định: Truyện Kiều là tiếng nói thương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam

Hướng dẫn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH

ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn – Lớp 10

Thời gian làm bài 180 phút [không kể thời gian phát đề]

CÂU 1 [NLXH- 8 ĐIỂM]

Trong cuốn “Nhà giả kim”, Paulo Coelho có kể một câu chuyện như sau:

“Một ngày nọ, một thương nhân gửi con trai mình đến một nhà thông thái không ai bằng để nhờ ông dạy cho người con bí quyết đạt được hạnh phúc.

Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày, xuyên qua sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga ngự trên núi cao […].

Nhà thông thái lắng nghe anh trình bày rồi đáp rằng hiện ông không rảnh để chỉ dạy anh về bí quyết của hạnh phúc. Ông bảo anh hãy đi xem khắp lâu đài rồi hai tiếng sau trở lại.

“Nhưng ta yêu cầu anh làm hộ một điều”, nhà thông thái nói rồi đưa cho anh một muỗng con đựng hai giọt dầu. “Trong lúc đi xem thì anh cầm theo muỗng này và nhớ đừng làm sánh dầu nhé”.

Anh ta lên lầu, xuống lầu, mắt không rời cái muỗng. Sau hai giờ, anh quay lại gặp nhà thông thái.

“Sao”, ông hỏi, “anh đã thấy các tấm thảm Ba Tư quí giá trong phòng ăn của ta chưa? Cả cái vườn tráng lệ mà người làm vườn đã phải khổ công mười năm xây dựng? […]”

Anh ta ngượng ngùng thú thật rằng chưa hề để mắt đến thứ gì khác vì cứ phải chăm chăm ngó nhìn muỗng dầu đã được giao phó.

“Thế thì anh hãy đi thêm lần nữa và ngắm thật kĩ những thứ tuyệt mĩ trong thế giới của ta”, nhà thông thái nói.

Yên dạ hơn, anh ta lại cầm muỗng đi một vòng. Lần này, anh chăm chú xem xét những vật quí treo trên tường và trần nhà […]. Trở lại gặp nhà thông thái, anh kể chi tiết tất cả những gì đã thấy.

“Thế còn hai giọt dầu ta nhờ anh giữ đâu rồi?”, nhà thông thái hỏi.

Nhìn cái muỗng, anh ta hốt hoảng thấy mình đã làm sánh mất rồi.

“Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh”, nhà thông thái nhất thế gian nói. “Bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hai giọt dầu trên muỗng.”

[“Nhà giả kim”, Paulo Coelho, NXB Văn học, HN, 2015, tr.50,51,52]

Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về thông điệp rút ra từ câu chuyện trên.

CÂU 2 [NLVH- 12 ĐIỂM]

Bàn về “Truyện Kiều”, giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: “Truyện Kiều là tiếng nói thương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam”.

Anh /chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua hai đoạn trích “Trao duyên” và “Nỗi thương mình” [Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du], anh /chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

———————————–Hết———————————-

[Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm]

Người ra đề: Nguyễn Thị Mai Lan

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Ngữ văn – Lớp 10

Thời gian làm bài 180 phút [không kể thời gian phát đề]

CÂU 1:

*Yêu cầu về kĩ năng:

Làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội vấn đề rút ra từ một câu chuyện; bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; hành văn trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

*Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể làm nhiều cách, song cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:

1, Phân tích ngắn gọn câu chuyện, rút ra thông điệp:

-“Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày, xuyên qua sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga ngự trên núi cao”: Con đường đi tìm hạnh phúc rất gian nan, hạnh phúc không dễ gì có được.

– Hai cách ứng xử của chàng trai: chưa hề để mắt đến thứ gì khác vì cứ phải chăm chăm ngó nhìn muỗng dầu đã được giao phó và Nhìn cái muỗng, anh ta hốt hoảng thấy mình đã làm sánh mất rồi cho thấy hai sai lầm phổ biến của con người trên con đường kiếm tìm hạnh phúc: hoặc quá chú tâm tìm kiếm hạnh phúc mà không để ý thấy những điều tuyệt đẹp xung quanh mình, hoặc không trân trọng những niềm hạnh phúc bình dị mà mình đang có.

– Vẻ đẹp tuyệt mĩ trên thế gian >

Video liên quan

Chủ Đề