Các chức năng của nhà quản trị văn phòng

Tham mưu và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong các lĩnh vực tổ chức, hành chính, quản trị văn phòng.

Nhiệm vụ:

1. Công tác tổ chức, cán bộ:

  1. Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khi có sự thay đổi của pháp luật.
  1. Dự thảo Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông.
  1. Tham mưu giúp Lãnh đạo Ban xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, công tác tổ chức bộ máy và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, quy hoạch cán bộ. Sắp xếp tổ chức, dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Ban quản lý báo cáo Lãnh đạo Ban trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; tham mưu công tác quản lý tổ chức, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, tinh giản biên chế, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp thuộc Ban quản lý; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, chuyển ngạch, nghỉ hưu; tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển... đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
  1. Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Công tác tổng hợp, quản lý hành chính:

  1. Là đầu mối giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" "một cửa liên thông" theo quy định của UBND tỉnh Phú Thọ và Trưởng ban quản lý các KCN. Phối hợp với các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các hoạt động liên quan đến công tác "một cửa" theo quy định;
  1. Dự thảo quyết định, chỉ thị, văn bản; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước của Ban Quản lý theo quy định pháp luật.
  1. Công tác văn thư lưu trữ: Quản lý công tác văn thư lưu trữ đảm bảo bí mật, an toàn, chính xác. Chịu trách nhiệm kiểm soát cuối cùng, phát hành và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, văn bản thuộc thẩm quyền quản lý và xử lý của Ban quản lý.
  1. Quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thực hiện chế độ thu, chi thường xuyên của Ban quản lý theo quy định và chính sách hiện hành của Nhà nước.

Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động hàng năm của Ban Quản lý, tham mưu Lãnh đạo Ban trình sở Tài chính thẩm định báo cáo UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Phối hợp các phòng liên quan thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Ban Quản lý.

đ] Quản lý tiền mặt, thực hiện chi và báo cáo quỹ; lập chứng từ các loại phí, lệ phí từ bộ phận "một cửa" và các khoản thu khác [nếu có] trích nộp vào NSNN theo quy định. Quyết toán tài chính chi, thu hàng năm chính xác, đúng thời gian.

  1. Xây dựng và phát triển mối quan hệ với các đơn vị, cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của Ban Quản lý.
  1. Tham mưu cho Lãnh đạo Ban trong việc tổ chức phát động và tổng kết các phong trào thi đua, khen thưởng của Ban quản lý.
  1. Chủ trì xây dựng, quản trị, duy trì hoạt động Trang thông tin điện tử của Ban quản lý; thường xuyên kiểm tra đảm bảo hoạt động ổn định hệ thống thiết bị công nghệ thông tin của Ban.
  1. Tham mưu công tác bảo đảm an ninh mạng, an toàn an ninh thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước; tham mưu công tác chuyển đổi số của Ban.
  1. Tham mưu triển khai các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực an toàn giao thông theo sự phân công của Trưởng ban an toàn giao thông tỉnh.
  1. Hàng tháng, xây dựng Báo cáo giao ban, Kết luận giao ban của Ban; tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ của các phòng, đơn vị đôn đốc các phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện. Chánh văn phòng thừa lệnh Trưởng ban ký Thông báo kết luận giao ban hàng tháng.
  1. Xây dựng báo cáo quý, năm, 5 năm; đầu mối tổng hợp báo cáo phục vụ các hội nghị của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh theo chỉ đạo của Trưởng Ban.

3. Công tác quản trị:

  1. Quản lý tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác của cơ quan, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định.
  1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ các cuộc họp của Ban quản lý, các hội nghị với các ngành, địa phương và các buổi làm việc với khách trong và ngoài nước của Lãnh đạo Ban.
  1. Bảo đảm công tác đưa, đón Lãnh đạo Ban và cán bộ được Lãnh đạo điều động đi công tác đảm bảo an toàn, đúng thời gian quy định; Quản lý phương tiện của cơ quan an toàn, hiệu quả.
  1. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí:
  1. Tham mưu và tổ chức, phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, phối hợp trong việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
  1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Thường trực công tác tiếp dân của Ban.
  1. Làm đầu mối xây dựng kế hoạch công tác phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
  1. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý;

4 chức năng của quản trị là gì?

Vào đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu khoa học về quản trị đã nghiên cứu và thống nhất 4 chức năng quản trị bao gồm: Hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về 4 loại chức năng này.

Quản trị văn phòng có các chức năng gì?

Quản trị văn phòng là ngành chuyên đào tạo công việc liên quan đến các lĩnh vực triển khai thực hiện, theo dõi đánh giá, thiết kế, lưu trữ hồ sơ, tài chính, nhân sự, lên kế hoạch các hoạt động của một văn phòng, doanh nghiệp hay tổ chức.

Nhà quản trị có bao nhiêu chức năng?

4 Chức năng của quản trị Đây được hiểu là các hoạt động quản trị được thực hiện tương ứng với từng hoạt động trong doanh nghiệp, đều nhằm đến việc giúp hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, bao gồm 4 chức năng: Hoạch định [Planning], Tổ chức [Organizing], Lãnh đạo [Leading] và Kiểm soát [Controlling].

Chức năng tổ chức của quản trị là gì?

Chức năng tổ chức của nhà quản trị liên quan đến việc xác định các công việc phải thực hiện, phân công cho các cá nhân hoặc các bộ phận, phòng ban thích hợp. Mục đích của chức năng này là đạt được hiệu quả trong việc phối hợp giữa tất cả các yếu tố trong tổ chức.

Chủ Đề