Các bài văn nghị luận lớp 8 tập 2 ppdh

Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học để đáp ứng yêu cầu trường chuẩn chất lượng cao, trường THCS Chu Văn An – Long Biên thường xuyên tổ chức các buổi học tập, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dưới nhiều hình thức trong đó thông qua tiết dạy chuyên đề được xem là rất hiệu quả. Đây là cơ hội để các giáo viên trau dồi, tích lũy cũng như học hỏi rút kinh nghiệm, qua đó hình thành nên những phương pháp dạy học tích cực, khai thác kiến thức chuyên môn phù hợp với môi trường học tập của nhà trường. Tiếp nối tinh thần đó, tiết 4, thứ 5, ngày 17/12/2020, tại phòng học lớp 8A1, cô giáo Lê Thị Hồng Đăng đã thực hiện chuyên đề môn Ngữ văn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, với nội dung bài dạy “Ôn tập phần văn bản”. Cùng với tập thể lớp, đông đủ các giáo viên trong tổ bộ môn Xã hội của nhà trường đã có mặt và tham dự giờ dạy.

Không gian lớp học đậm tính nghệ thuật

Khởi động tiết học, chương trình ‘Liveshow văn học 8A1” được dẫn dắt bởi hai bạn học sinh – hai MC dễ thương và duyên dáng. Và, mở màn là tiết mục văn nghệ “Rap chị Dậu” do chính những thành viên trong lớp trình bày, đã giúp các học sinh một lần nữa được ôn lại, khắc sâu kiến thức về tác phẩm “Tắt đèn”, đồng thời tạo bầu không khí sôi nổi hào hứng.

Tiết mục văn nghệ “Rap chị Dậu”

Là một giáo viên tài năng và tâm huyết, cô giáo Lê Thị Hồng Đăng đã tìm hiểu và áp dụng thành công nội dung đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá với việc hướng dẫn học sinh chia nhóm, thực hiện một chuỗi hoạt động. Các bạn nhóm trưởng được giao nhiệm vụ dẫn dắt, tổ chức, phân công thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến đã hoàn thành tốt vai trò của mình. Mặc dù mới tiếp cận phương pháp học tập này trong khoảng thời gian ngắn dưới mái trường THCS nhưng các nhóm trưởng và thành viên đều thành thạo trong mọi kĩ năng: làm việc nhóm, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề. Để học sinh có cái nhìn bao quát và toàn diện, nhóm 1 đã sử dụng hình thức báo bảng, tóm tắt lại những kiến thức cơ bản nhất về phần văn bản trong chương trình Ngữ Văn 8 học kì I. Ba tấm bảng ứng với ba mảng nội dung lớn: Truyện kí, Văn bản nước ngoài và Văn bản nhật dụng, trong đó, từng nội dung lại là sự tổng hợp của nhiều văn bản. Chỉ mới nhìn qua phần trình bày vô cùng chi tiết trên bảng, có thể cảm nhận ngay sự chuẩn bị chỉn chu và đầy tâm huyết đến từ cô giáo và các học trò của mình.

Học sinh tổng hợp kiến thức thông qua hình thức báo bảng

Nối tiếp đó là loạt hoạt động vẽ tranh, diễn kịch, thiết kế mô hình minh họa tác phẩm như “Chiếc lá cuối cùng”, “Cô bé bán diêm”… Khi thuyết trình về sản phẩm của nhóm, các bạn học sinh được rèn luyện kĩ năng như một MC, trình bày lưu loát, mạch lạc, tự tin, giọng nói biểu cảm, kiến thức rõ ràng, khoa học. Việc đánh giá và tự đánh giá cũng được chú trọng, những nhận xét bổ sung của các nhóm khác cũng rất thông minh, sắc sảo.

Diễn kịch kết hợp giới thiệu sản phẩm tái chế

Cuối tiết học, cô giáo Lê Thị Hồng Đăng dành thời gian để nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của các nhóm. Cùng với đó, cô hệ thống lại các đơn vị kiến thức văn bản, không quên kết hợp sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là bảng tương tác thông minh làm tăng thêm sự hứng thú của học sinh góp phần cho tiết dạy thành công.

Tập thể lớp chụp ảnh cùng các cô giáo trong tổ bộ môn Xã hội

Phải nói rằng, sự thành công của tiết học nhờ phần lớn vào sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn, khả năng truyền đạt tự tin, dẫn dắt linh hoạt của cô giáo cùng niềm say mê học tập, chủ động, tích cực và sáng tạo của các con học sinh lớp 8A1. Hi vọng nhóm Ngữ văn nói riêng và tổ bộ môn Xã hội cũng như các tổ bộ môn khác trong nhà trường nói chung sẽ tiếp tục tổ chức những chuyên đề lí thú, hấp dẫn, để học sinh trường THCS Chu Văn An phát huy năng lực toàn diện, bay cao và vươn xa tới chân trời tri thức rộng mở.

GD&TĐ - Chuyên đề môn Ngữ văn 8 của cô trò Trường THCS Trần Phú, quận Kiến An, TP Hải Phòng được lãnh đạo ngành Giáo dục đánh giá cao.

Tích cực đổi mới

Năm thứ 3 thực hiện Chương trình GDPT 2018, dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng với tinh thần nỗ lực vượt khó ngành Giáo dục TP Hải Phòng đã từng bước tháo gỡ và gặt hái được những thành quả bước đầu từ tinh thần tích cực đổi mới.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT và quận Kiến An tặng hoa chúc mừng cô giáo thực hiện chuyên đề.

Bà Trần Thị Tuyết, Trưởng phòng GD&ĐT quận Kiến An chia sẻ, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2023-2024, phòng GD&ĐT quận xác định tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ là khâu then chốt. Chính vì việc bồi dưỡng đội ngũ trong hè được chú trọng.

Ngoài việc quan tâm bồi dưỡng về chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các nhà trường, phòng đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng chuyên môn thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Quá trình triển khai các hoạt động bồi dưỡng, phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT luôn đồng hành, cùng trao đổi phương pháp mới, cách làm hay và nhiều giải pháp quan trọng, giúp cho cán bộ, giáo viên các trường tháo gỡ khó khăn khi thực hiện giảng dạy theo Chương trình GDPT 2018.

Chuyên đề Ngữ văn lớp 8 của Trường THCS Trần Phú, quận Kiến An được đánh giá cao.

Sau buổi tập huấn, phòng GD&ĐT quận Kiến An đã họp đội ngũ cốt cán, thống nhất chỉ đạo chuyên môn cho các trường, đặc biệt nhấn mạnh những điểm mới cần chú ý ở từng môn học.

Nhằm thực hiện tốt việc giảng dạy các môn theo Chương trình GDPT 2018, các giáo viên cốt cán bộ môn của quận Kiến An họp, thống nhất về chương trình, xây dựng Kế hoạch bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh của từng đơn vị, xây dựng ma trận đề kiểm tra theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Trong tháng 9, phòng Giáo dục Kiến An đã tổ chức 4 chuyên đề cấp quận ở các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên khối 8 và môn Giáo dục Công dân cấp thành phố. Qua từng tiết chuyên đề, phòng rút kinh nghiệm, chỉ đạo, định hướng về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở từng bộ môn cho giáo viên của quận, trong đó đặc biệt quan tâm đến cách tổ chức và hiệu quả thiết thực các hoạt động của học sinh trong mỗi giờ dạy. Vì thế, dù thực hiện chương trình mới còn nhiều băn khoăn, trăn trở nhưng với sự sát sao của phòng Giáo dục, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn của Sở các thầy cô giáo trong quận Kiến An vững tin, đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Dạy môn Ngữ văn lớp 8 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Ngày 20/10 vừa qua, được sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quận Kiến An giao trường THCS Trần Phú thực hiện Chuyên đề môn Ngữ văn 8 dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh qua tiết đọc văn bản Hịch tướng sĩ. Tiết chuyên đề do cô giáo Nguyễn Thị Lương và học sinh lớp 8B1 thực hiện.

Cô giáo Nguyễn Thị Thuý Hường, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, đây là 1 tiết đọc văn bản nghị luận cổ, được coi là một tiết dạy khó trong chương trình. Để chuẩn bị cho chuyên đề, Ban giám hiệu, tổ KHXH Trường THCS Trần Phú đã họp, giao nhiệm vụ cho từng thành viên nghiên cứu kĩ mục tiêu cần đạt bài học từ đó vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài dạy cho phù hợp.

Học sinh được hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực qua bài học.

Theo đó, mục tiêu của bài dạy là phát triển các phẩm chất yêu nước, trách nhiệm; phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học cho học sinh.

Trong tiết học cô Lương vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, hiện đại, hình thức tổ chức linh hoạt, nhằm phát huy tối đa tinh thần tự học và sáng tạo của học sinh

Chia sẻ về tiết chuyên đề, cô giáo Lương cho hay, lấy ý tưởng từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia cô đã tổ chức trò chơi trí tuệ này với phiên bản lớp 8B1 trường THCS Trần Phú.

Cô đã cho học trò thi Khởi động “Đi tìm nhân vật lịch sử”. Lớp được chia thành 3 đội thi: Yết Kiêu, Dã Tượng, Địa Lô. Các đội thực hiện phần thi bằng cách quan sát thật nhanh các dữ kiện trong 1 thử thách, bấm chuông thật nhanh để giành quyền trả lời . Đoán đúng tên nhân vật - vượt qua 1 thử thách đội đó sẽ được 5 điểm. Nếu trả lời sai quyền trả lời dành cho 2 đội còn lại.

Lương khéo léo dẫn học trò vào bài học.

Qua việc tìm hiểu các nhân vật lịch sử, cô Lương khéo léo dẫn vào bài học Hịch tướng sĩ, của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Phần tìm hiểu bài học, học trò biết cách đọc văn bản nghị luận cổ và thực hành chiến lược đọc theo dõi. Các em được hướng dẫn, lắng nghe bạn đọc, nhận xét.

Học sinh tiếp tục tham gia trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia” phần thi Vượt chướng ngại vật để tìm hiểu các thông tin về tác giả, tác phẩm, đặc điểm của văn nghị luận. Ở phần này, học sinh tiếp tục làm việc nhóm qua phần bắt thăm nhiệm vụ và thực hiện báo cáo phần chuẩn bị bài ở nhà.

Qua phần thi Tăng tốc, học sinh được cô giáo hướng dẫn tìm hiểu về luận đề, các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong văn nghị luận. Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên, tiếp thu được kiến thức liên quan qua tác phẩm Hịch tướng sĩ.

Trò được củng cố, luyện tập các kiến thức đã học qua phần thi Về đích "Ai nhanh hơn" bằng loạt câu hỏi trắc nghiệm. Đồng thời các em biết vận dụng kiến thức đã học về văn bản nghị luận để viết đoạn văn ngắn về truyền thống đáng tự hào của dân tộc.

Bài dạy khơi gợi hứng thú và đam mê học tập ở mỗi học sinh.

Qua mỗi phần của bài học cô Lương đều ứng dụng các phương pháp mới và kĩ thuật kiểm tra, đánh giá học sinh, chấm điểm cho các em trên rubic [công cụ đánh giá].

Với mục đích khơi gợi hứng thú và đam mê học tập ở mỗi học sinh, quan tâm đến cá nhân trò trong giờ học, chuyên đề Ngữ văn 8 của trường THCS Trần Phú quận Kiến An đã góp phần tạo động lực và kích thích tinh thần đổi mới, sáng tạo của các thầy cô giáo và đem đến cho đồng nghiệp thêm nhiều trải nghiệm để thực hiện thành công Chương trình GDPT 2018.

Kết thúc bài học, các đội nhận phần quà khen thưởng của cô giáo.

Tiết chuyên đề do cô giáo Nguyễn Thị Lương thực hiện đã được lãnh đạo Sở GD&ĐT đánh giá cao.

Tiết dạy đúng mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 khi đã phát triển được phẩm chất năng lực cho học sinh; sử dụng linh hoạt hiệu quả nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, hình thức tổ chức dưới dạng trò chơi tạo được hứng thú cho học sinh giúp các em được thoải mái sáng tạo và phát triển phẩm chất năng lực.

Tiết dạy đúng đặc trưng của tiết dạy đọc văn bản, rõ các bước, học sinh được hoạt động nhiều nhưng vẫn thấm đẫm chất văn, xứng đáng là một tiết dạy mẫu để áp dụng rộng rãi ở các nhà trường. Đây là một chuyên đề có hàm lượng chuyên môn cao.

Chủ Đề