Cá Trân Châu sinh sản như thế nào

Cá bình tích là loài cá đẹp nhiều màu sắc và được nhiều dân chơi cá cảnh và bể thủy sinh lựa chọn.

Hồ thủy sinh nuôi cá bình tích

Cá bình tích là loài cá sinh sản nhanh, hiền lành và thân thiện nên bạn có thể nuôi chung với nhiều loài cùng kích cỡ hoặc nuôi trong hồ thủy sinh.

Tuy nhiên loài cá này cũng có hành vi cắn đuôi hay vây của các loài cá khác có kích thước nhỏ hơn. Vì thế khi nuôi cá bình tích cùng với các loài cá có vây dài và đẹp thì nên chọn những loại có kích thước lớn hơn một chút hoặc đủ mạnh để có thể ngăn cản được sự quấy rối cắn đuôi hay vây của cá bình tích.

Cá bình tích là loài sống theo đàn nhỏ hoặc theo nhóm. Khi nuôi nhiều cá bình tích trong bể thì chúng sẽ chia thành những nhóm nhỏ cho các bạn chiêm ngưỡng được những hành vi vô cùng thú vị của chúng. Trong mỗi nhóm nhỏ có sự phân cấp rất nghiêm ngặt, con đực có kích thước và màu sắc nổi bật nhất sẽ là con đầu đàn.

Cá bình tích sống thành từng nhóm hoặc đàn nhỏ

Cá bình tích sống khỏe mạnh và phát triển tốt nhất trong môi trường nước có độ pH từ 6.0 đến 7.0 và nhiệt độ từ 25 – 30°C. Cá bình tích không yêu cầu quá cầu kì về hệ thống lọc nước. Tuy nhiên để nguồn nước trong bể luôn trong sạch và ổn định thì bạn nên lắp máy lọc tràn khi đó cá cũng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Cá bình tích là loài ăn tạp: chúng có thể ăn thức ăn khô như cám đóng gói, cỏ, rong rêu gây hại cho bể thủy sinh, sinh vật phù du. Khi nuôi cá bình tích sinh sản thì bạn cần chú ý bổ sung thêm thức ăn tươi như trùn giun đỏ hoặc bobo để cá có sức khỏe và sức đề kháng tốt trong giai đoạn sinh sản.

2. Phân loại cá bình tích thường gặp

Cá bình tích gồm có 4 loại cơ bản được phân biệt theo màu sắc:

Cá bình tích trắng.

Cá bình tích đen.

Cá bình tích vàng.

Cá bình tích trân châu.

Cá bình tích trân châu

Bạn cũng có thể lai ghép cặp giữa các loại cá bình tích để có được những con cá có màu sắc mới tạo thêm sự phong phú và đa dạng cho đàn cá.

3. Chăm sóc cá bình tích khi sinh sản

Cá bình tích rất mắn đẻ. Mỗi năm cá đẻ từ 2 đến 4 lứa. Mỗi lứa từ 20 đến 50 con.

Cá bình tích là loài ấp trứng trong bụng sau đó sẽ đẻ con.

Cá bình tích đẻ con cần tách riêng ra một bể khác

Khi cá cái bụng to chuẩn bị đẻ thì bạn cần vớt cá cái tách riêng ra một bể hay hồ thủy sinh có thả những cây thủy sinh hoặc rong. Hàng ngày bạn nên thay từ 1/2 đến 2/3 lượng nước trong bể để tạo môi trường kích thích cá đẻ nhanh.

Sau khi cá đẻ thì thì vớt cá mẹ thả vào bể ban đầu chỉ để cá con lại. Bạn cho cá con ăn và chăm sóc đến khi chúng lớn thì mới thả vào bề lớn. Chú ý cá con mới đẻ rất yếu nên bạn cần hạn chế thay nước vì có thể làm cá con sốc và chết hàng loạt.

Bạn là người chơi cá cảnh lâu năm hay là người mới bắt đầu chơi cá cảnh thì hẳn cũng đã nghe qua cái tên đang “làm mưa làm gió” trên thị trường cá cảnh là cá Trân Châu [cá Bình Tích]. Bạn có biết cách chăm sóc loài cá thú vị này không? Bài viết sau của Duypets sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm kiến thức về loài cá này nhé!

Tổng Quan Về Cá Trân Châu [Cá Bình Tích]

Cá Trân Châu có tên khoa học là Poecilia spp, tên tiếng Anh Của nó là Sailfin molly, tiếng Việt còn có tên là cá Mô Ly hay cá Bình Tích

Chúng thuộc bộ cá sóc, họ cá khổng tước và có chung dòng họ với cá bảy màu. Cá Trân Châu có thân hình thon dài và màu sắc đa dạng với 3 màu cơ bản là trắng, vàng, đen.

Cá Trân Châu được nhập nội từ thập niên 50. Ban đầu chỉ có cá Trân Châu đen, đến thập niên 70 có thêm trân châu trắng. Ngày nay còn có thêm Trân Châu vàng và bông. Cá Trân Châu chủ yếu phân bố ở các dòng sông thuộc châu mỹ từ Mexico tới Colombia. Chiều dài củ cá Trân Châu từ 4 cm đến 18 cm. Loài cá này có tính tình khá thân thiện hiền lành và thường sống thành từng đàn.

Phân Biệt Cá Trân Châu Trống Và Mái [Cá Bình Tích]

Cá Trân Châu trắng trống có kỳ lưng [vây lưng] rất rộng và rất đẹp. Cá Trân Châu mái thì kỳ ngắn hơn và cái bụng luôn to vì nó mang thai liên tục.

Chăm Sóc Cá Trân Châu [Cá Bình Tích]

Cá Trân Châu có yêu cầu sống với nhiệt độ dao động từ 23 đến 28 độ C, độ cứng của nước từ 20 đến 35 dH và độ pH từ 7 đến 8,2. Chúng hoạt động ở cả 3 tầng nước trong bể. Cá thích ứng nước từ ngọt đến lợ, ưa độ mặn 5 – 10‰. Cần tránh môi trường nước mềm và axít vì cá dễ bị bệnh rung thân.

Cá Trân Châu cần không gian bể nuôi rộng có trồng nhiều cây thủy sinh vì cá hoạt động rất tích cực. Cá Trân Châu có tính tình hiền lành và thân thiện nên có thể nuôi chung trong bể với các loài cá cảnh khác. Rất ít khi gặp trường hợp đánh nhau giữa các con mái hay những con trống với nhau.

Khi nuôi cá trân châu cần chú ý tới môi trường sống cho cá. Mặc dù dễ nuôi nhưng không đồng nghĩa với việc chúng có thể sinh sống khỏe mạnh trong môi trường quá bẩn. Ánh sáng trong bể cá nuôi cá trân châu phải là ánh sáng vừa đủ không quá tối hay quá sáng.

Đặt thêm vài cây thủy sinh cũng góp phần gia tăng lượng thức ăn cho cá trân châu mà lại vừa làm đẹp cho bể cá. Không gian để nuôi cá cũng nên vừa đủ để cá bơi lội được vì đây là loài cá khá hiếu động, chúng hoạt động rất tích cực. Có thể nuôi chung cá trân châu với các loài cá khác.

Cũng như bao loài cá khác thì bạn cũng cần thay nước cho bể cá trân châu. Cách thay là bạn không nên thay hết toàn bộ nước có trong bể mà chỉ nên thay ¾ lượng nước.

Mục đích của việc này là giữ lại 1 ít nguồn nước cũ để cá không bị sốc môi trường và có thể chết. Cá Trân Châu có sức sống mạnh mẽ ngay từ lúc mới sinh ra. Mặc dù còn hơi yếu và bơi khá chậm chạp nhưng chúng đã biết bơi ngay từ đó đấy các bạn!

Thức Ăn Cho Cá Trân Châu [Cá Bình Tích]

Cá Trân Châu rất dễ nuôi và ăn được nhiều loại thức ăn. Vì vậy, không quá khó để tìm kiếm nguồn thức ăn cho nó. Nó ăn những thức ăn như: rêu đen, tảo xanh, rêu tóc, mùn chỉ,…

Không nên cho cá ăn quá nhiều lần trong một ngày điều vì vừa không tốt cho sự tiêu hóa của cá, vừa vô tình làm bẩn nguồn nước sạch nơi chúng sinh sống. Trong khi thức ăn có thể là điều không ưu tiên hàng đầu thì loài cá nào cũng rất cần có nguồn nước sạch để sống khỏe mạnh.

Sinh Sản Của Cá Trân Châu

Những chú cá trân châu mẹ sắp sinh cần có không gian yên tĩnh và thật thoải mái để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” đấy nhé! Cá Trân Châu rất mắn đẻ và dễ sinh sản. Loài cá Trân Châu rất “sung sức”, chúng y như những “thanh niên” khỏe mạnh, sinh sản dễ dàng. Hầu như bạn sẽ không thấy chúng ủ rũ bao giờ trừ khi chúng bị bệnh, thời gian còn lại chúng hoạt động rất tích cực và hay bơi lội nhảy múa.

Cá Trân Châu là loài cá đẻ con, nếu bạn không kiểm soát sinh sản của cá Trân Châu thì không khéo cả bể nuôi cá cảnh của bạn sẽ trở thành “địa bàn” của chúng đấy! Cá thường bị lai tạp giữa các loài trong giống và các loài cá lai khác tạo ra các màu lai rất đa dạng, nhưng đa phần cá lai tạp rất xấu, một số trường hợp hiếm hoi tạo ra những đàn cá con lai rất đẹp.

Giá Bán Của Cá Trân Châu [Cá Bình Tích]

Cá Trân Châu có độ phổ biến và được ưa chuộng ở mức trung bình. Giá của một chú cá Trân Châu trung bình từ 2000 đến 10000 đồng một con. Bạn có thể tìm mua loài cá này dễ dàng ở hầu hết các cửa hàng cá cảnh!

Tại sao cá bình tích chết

Cách nuôi cá bình tích con mới đẻ

Cách nuôi cá molly sinh sản

 bình tích con nuôi bao lâu thì lớn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục:

Video liên quan

Chủ Đề