Bông hồng cài áo là của nhạc sĩ nào năm 2024

Sau gần một tháng hôn mê do di chứng tai biến tuổi già, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã qua đời tại nhà riêng ở TP HCM vào lúc 3h sáng, ngày 16/1. Ông hưởng thọ 79 tuổi.

Anh Phạm Thư Sinh, con trai nhạc sĩ, cho biết, ông bị hôn mê từ cách đây một tháng, sau lần cấp cứu tại Bệnh viện Sài Gòn. Cũng khoảng một năm nay, do di chứng từ 3 lần bị tai biến, nhạc sĩ bị liệt nửa người và sức khỏe yếu dần.

Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ Thành phố, số 25 Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM từ 7h sáng ngày 17/1. Lễ động quan sẽ diễn ra tại đây hai ngày sau đó. Ông được an táng tại Nghĩa trang Thành phố.

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lúc còn trẻ. Ảnh: S.T.

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh năm 1930 tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 và sáng tác ca khúc đầu tiên Đường về nhà em, lúc 15 tuổi. Đến năm 29 tuổi, ông tham gia học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970, nhạc sĩ dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường tư thục Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Tân Thanh... ở Đà Nẵng. Kể từ năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hóa Thông tin quận 4, TP HCM.

Bài hát bất hủ Bông hồng cài áo được ông viết trong thời gian bị giam giữ vì tham gia đấu tranh trong phong trào Phật giáo [1965-1966]. Nhạc sĩ sáng tác không nhiều nhưng nổi bật trong các tác phẩm của ông là tình yêu dành cho non sông, đất nước, điển hình như: Thương quá Việt Nam, Đưa em về quê hương, Rạng đông trên quê hương Việt Nam... Đặc biệt, bài hát trữ tình Tóc mây mà ông ca ngợi vẻ đẹp người con gái, đến giờ vẫn được nhiều thế hệ ca sĩ chọn hát.

Trong nhạc Việt, không thể kể hết những ca khúc viết về người mẹ, ca ngợi tình yêu thương vĩnh cửu của mẹ dành cho con cái. Nổi tiếng nhất trong số đó là Lòng Mẹ [Y Vân], Đèn Khuya [Lam Phương], Mẹ Tôi [Nhị Hà]… và không thể không nhắc đến nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ với 2 ca khúc Bóng Mát và Bông Hồng Cài Áo.

Click để nghe Duy Khánh hát Bông Hồng Cài Áo

Ban đầu, Bông Hồng Cài Áo là tên của một bài tùy bút viết về Mẹ của thiền sư Thích Nhất Hạnh viết năm 1962 tại Sài Gòn. Bài viết kể về một tập tục cài hoa lên áo mà ông đã gặp ở Nhật Bản như sau:

“Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh [Tokyo], nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng…”

Về hoàn cảnh sáng tác của bài hát Bông Hồng Cài Áo của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, dựa theo bài tùy bút này, có một lần ông đã kể lại:

“Năm 1963, do tham gia phong trào đấu tranh của Phật giáo tôi bị chính quyền cũ bắt giam 1 năm tù. Ở trong tù, người tôi nghĩ đến nhiều nhất là mẹ tôi. Cho nên khi ra tù, tình cờ đọc được tập văn xuôi ‘Bông Hồng Cài Áo’ của thiền sư Thích Nhất Hạnh, những tình cảm trìu mến về mẹ lại bùng lên và tôi đã hoàn thành ca khúc ‘Bông Hồng Cài Áo’ vào năm 1967”

Click để nghe Miên Đức Thắng hát Bông Hồng Cài Áo thu âm trước 1975

Ông Sơn Huy – người học trò cũ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, kể về một kỷ niệm rất đặc biệt với nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, về lòng hiếu thảo và hết mực tôn kính mẹ của tác giả ca khúc Bông Hồng Cài Áo:

“Vào những năm đệ thất hay đệ lục [lớp 6,7], lúc đó tôi đang hát trong ban Tiếng Thùy Dương của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ tại Đà Nẵng, một buổi chiều đến nhà nhạc sĩ để tập nhạc như thường lệ, tôi vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy thầy của mình đang ngồi nghiêm vòng tay bên cạnh cây đàn piano quen thuộc ở góc nhà.

Thấy tôi bước vào, thầy nói rằng:

– Thầy có lỗi bị mẹ thầy phạt, vậy em đứng chờ đi, khi nào mẹ thầy tha thì thầy sẽ dạy e­m.

Ngay lúc đó, mẹ thầy từ nhà sau bước ra và nói:

– Thôi học trò con đến rồi, mẹ tha cho con đó”.

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đứng dậy và nói:

– Con cảm ơn mẹ!

Hình ảnh cảm động đó đeo đuổi tôi suốt đời vì chỉ có tình yêu thương mẹ vô vàn, bằng cả tấm lòng quý mến vô biên, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mới viết được ca khúc “Bông Hồng Cài Áo”.

Trong bài hát Bông Hồng Cài Áo, có những câu hát ấn tượng như sau:

Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu Rồi nói, nói với Mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không?” – Biết gì? – Biết là, biết là con thương Mẹ không?”

Ý nghĩa của những câu hát này đã được ghi trong bài tùy bút của thiền sư Thích Nhất Hạnh:

“Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế này. Chiều nay, khi đi học về, hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh.

Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: “Mẹ ơi, mẹ có biết không?”

Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: “Biết gì?”

Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: “Mẹ có biết là con thương mẹ không?”

Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi thì cũng hỏi câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt . Và ngày mai, mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.

Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.”

Dựa vào những ý nghĩa đó trong bài tuỳ bút, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã đưa vào trong ca khúc viết về Mẹ nổi tiếng suốt hơn 50 năm qua.

Click để nghe Tuấn Ngọc hát Bông Hồng Cài Áo

Bông Hồng Cài Áo của thầy Nhất Hạnh vẽ nên người Mẹ qua những hình ảnh và lời văn đơn sơ mà gần gũi, và rất đỗi thân thương: Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một như đường mía lau.

Bài tuỳ bút có những lời khuyên rất ý nghĩa:

“Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên… Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm.

Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ… Một “món quà” như Mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng.

Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ” [Thích Nhất Hạnh]

Cũng bắt nguồn bài tuỳ bút Bông Hồng Cài Áo này, từ năm 1962 trở về sau người Việt bắt đầu có nghi thức “bông hồng cài áo” vào mỗi dịp Vu Lan, đó là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người.

Trong nghi thức đó, các em nhỏ gia đình Phật Tử sẽ cầm hai giỏ hoa hồng, màu đỏ và màu trắng, và đến cài hoa lên áo từng người dự lễ chùa trong ngày rằm tháng 7.

Chủ Đề