Bơm xi măng vào cột sống giá bao nhiêu năm 2024

Xẹp đốt sống khiến hai bệnh nhân lớn tuổi đau lưng, mất ngủ, nằm liệt giường, nhưng may mắn chỉ sau 30 phút bơm xi măng sinh học cột sống, hai bệnh nhân đã hết đau, đi lại dễ dàng.

Đau thắt lưng dữ dội phải nằm liệt giường vì xẹp đốt sống

Khoa Cơ Xương Khớp - BVĐK Hồng Ngọc tiếp nhận hai bệnh nhân lớn tuổi Nguyễn Văn Gia [73 tuổi] và Nguyễn Thị Thắng [81 tuổi] trong tình trạng xẹp đốt sống, mất đường cong sinh lý, chèn ép rễ thần kinh gây đau và có nhiều bệnh lý nền về xương khớp.

Qua khai thác bệnh sử nhận thấy, bệnh nhân Gia xẹp đốt sống L1 do té ngã cách đây 2 tuần; ngoài ra đốt sống có nhiều tổn thương đốt sống trước đó kèm thoái hóa, thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân Thắng xẹp đa đốt sống D8, D10, D12, L2 do loãng xương dẫn đến đau, phải sinh hoạt tại giường; đồng thời phình đĩa đệm L3/4, L4/5 và thoái hóa cột sống thắt lưng. Bệnh nhân Thắng chia sẻ: “Đau lưng hành hạ tôi suốt 2 tháng nay, nhiều hôm tê cứng lưng không ăn, không ngủ được, chỉ nằm một chỗ thôi, đi lại hay sinh hoạt hàng ngày đều phải nhờ con cái. Tôi cũng uống nhiều loại thuốc, điều trị nhiều nơi mà không hiệu quả, giờ chỉ mong sao đỡ đau lưng, tự làm được những hoạt động thường ngày để giảm gánh nặng cho các con”

Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ khoa Cơ Xương Khớp, BVĐK Hồng Ngọc đã nhanh chóng hội chẩn cùng Ts.Bs Trịnh Tú Tâm & Ths.Bs Đỗ Huy Hoàng [Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng - BVĐK Hồng Ngọc], quyết định thực hiện kỹ thuật bơm xi măng sinh học để tạo hình đốt sống bị lún, xẹp, cải thiện vận động cho bệnh nhân.

Bơm xi măng sinh học - 30 phút chấm dứt cơn đau, hồi phục vận động

Theo Ts.Bs Trịnh Tú Tâm: “Kỹ thuật Bơm xi măng sinh học cột sống đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và là phương pháp tối ưu nhất cho cả hai trường hợp này. Vì hai bệnh nhân đều đã lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền và đã chịu đau nhiều ngày nên bắt buộc phải lựa chọn một phương pháp can thiệp nhanh chóng, xâm lấn tối thiểu để đảm bảo an toàn. Chỉ 30 phút thực hiện thủ thuật, không mổ mở, mang lại hiệu quả vĩnh viễn nhờ kết cấu tương thích với mô đốt sống.”

Ts.Bs Trịnh Tú Tâm tiến hành bơm xi măng dưới màn tăng sáng sắc nét

Quy trình bơm xi măng sinh học được tiến hành bằng việc sát trùng, gây tê tại chỗ và đưa kim định vị rỗng nòng vào thân đốt sống dưới hướng dẫn của màn tăng sáng. Sau khi xác định chính xác vị trí lún, xẹp sẽ bắt đầu bơm xi măng dưới dạng lỏng. Sau bơm, thân đốt sống hồi phục chiều cao mong muốn và vững chắc như một đốt sống bình thường. Tại BVĐK Hồng Ngọc, thủ thuật thực hiện trong phòng vô khuẩn một chiều đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ, dưới hướng dẫn của màn tăng sáng; hệ thống máy chụp hệ số hóa xóa nền hiện đại nhất thế giới cho hình ảnh sắc nét, giúp xác định đúng vị trí, hạn chế xâm lấn, đảm bảo an toàn, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi.

Sau 30 phút thực hiện thủ thuật, ông Gia vui mừng chia sẻ: “Trong suốt quá trình làm thủ thuật, tâm lý tôi rất thoải mái, bác sĩ làm gì, hỏi gì tôi đều có thể nghe thấy, vì bác sĩ giải thích là không gây mê chỉ gây tê tại vị trí cần bơm thôi. Sau bơm là tôi ngồi dậy được ngay, cơn đau lưng cũng giảm tới 90% rồi”

Bệnh nhân Nguyễn Văn Gia [73 tuổi] giảm đau 90% sau thủ thuật

May mắn cũng mỉm cười với bệnh nhân Thắng, sau 1 ngày bà đã xuất viện, chấm dứt cơn đau dai dẳng suốt 2 tháng, tự đi lại không cần các con hỗ trợ và không cần sử dụng nhiều thuốc như trước.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Thắng [81 tuổi] ngồi dậy ngay sau 30 phút bơm xi măng

Khuyến cáo từ Ts.Bs Trịnh Tú Tâm: “Xẹp đốt sống không chỉ đau đớn mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng do bệnh nhân phải nằm bất động như viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch, loét vùng tỳ đè, giảm trương lực cơ dẫn đến giảm vận động... Vì thế, nếu xuất hiện các biểu hiện: đau lưng, gù lưng, biến dạng cột sống,... cần kịp thời đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.”

Chi phí mổ xẹp cột sống dao động trong khoảng 25 đến 50 triệu đồng. Phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân bị gãy xẹp đốt sống nghiêm trọng, cột sống mất vững hoặc có tổn thương thần kinh kèm theo. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân được tạo hình thân đốt sống hoặc cố định cột sống.

Tìm hiểu chi phí mổ xẹp cột sống, các phương pháp, quy trình, những điều cần lưu ý khi phẫu thuật

Mổ xẹp cột sống là gì?

Mổ xẹp cột sống là phương pháp điều trị xâm lấn, thường được áp dụng cho những trường hợp có các đốt sống bị gãy xẹp nghiêm trọng, cột sống mất vững và điều trị bảo tồn không hiệu quả.

Phương pháp này giúp phục hồi đốt sống bị thương [tạo hình thân đốt sống], ổn định cột sống mất vững. Từ đó hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. Ngoài ra phẫu thuật còn giúp giải nén thần kinh, khắc phục cơn đau và hạn chế tổn thương trong tương lai.

Xẹp cột sống là tình trạng những khối xương đốt sống hoặc thân đốt sống bị vỡ, nứt và gãy xẹp xuống. Điều này thường ảnh hưởng đến cột sống ngực [chẳng hạn như xẹp đốt sống D12] và đốt sống L1 [xẹp đốt sống L1]. Bệnh gây đau đớn, mất chiều cao, giảm khả năng vận động.

Các phương pháp điều trị bảo tồn thường được ưu tiên [nghỉ ngơi, dùng thuốc, nẹp lưng, vật lý trị liệu]. Nếu điều trị không hiệu quả hoặc thân đốt sống bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh cần phẫu thuật điều trị xẹp cột sống.

Chi phí mổ xẹp cột sống

Chi phí mổ xẹp cột sống như sau [chi phí tham khảo]:

  • Bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da: Từ 25 – 30 triệu đồng.
  • Phẫu thuật cố định cột sống: Từ 30 – 50 triệu.

Thông thường chi phí mổ xẹp cột sống chênh lệch do một số yếu tố dưới đây:

  • Cơ sở y tế thực hiện
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị
  • Loại nẹp vít được dùng trong phẫu thuật
  • Bác sĩ phẫu thuật [bác sĩ chuyên khoa, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư]
  • Thẻ bảo hiểm y tế hoặc chính sách hỗ trợ.

Để xác định chính xác chi phí mổ xẹp cột sống, người bệnh cần thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Chi phí mổ xẹp cột sống dao động từ 25 – 50 triệu đồng/ ca

Mổ xẹp cột sống khi nào?

Điều trị ban đầu cho bệnh nhân bị xẹp cột sống gồm các phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng và cần thiết cho những trường hợp sau:

  • Có tổn thương thần kinh kèm theo
  • Nhiều đốt sống bị gãy xẹp đồng thời
  • Đốt sống bị gãy xẹp hoặc vỡ nghiêm trọng
  • Mất vững cột sống
  • Đau nhức nghiêm trọng hoặc kéo dài trên 2 tháng
  • Điều trị bảo tồn không hiệu quả.

Mổ xẹp cột sống không được chỉ định cho những trường hợp nhẹ, điều trị bảo tồn có hiệu quả, nhiễm trùng và rối loạn đông máu.

Các kỹ thuật phẫu thuật xẹp cột sống

Đối với phẫu thuật xẹp cột sống, có hai kỹ thuật được sử dụng phổ biến, bao gồm:

1. Phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da

Bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da là một phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, có độ an toàn và hiệu quả cao. Trong đó xi măng sinh học [lượng vừa đủ] được bơm vào đốt sống bị thương. Sau 4 tiếng, xi măng đông cứng hoàn toàn, bệnh nhân giảm đau rõ rệt, có thể đứng dậy đi lại.

Phương pháp này có tác dụng tạo hình và nâng chiều cao thân đốt sống. Ngoài ra phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da còn giúp giảm đau, tăng độ vững chắc cho cột sống. Từ đó khôi phục đường cong sinh lý.

Phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da giúp tạo hình và nâng chiều cao thân đốt sống

Chỉ định

  • Gãy xẹp đốt sống gây đau, phù nề thân đốt sống [phát hiện trên hình ảnh MRI]
  • Cần làm cứng dự phòng cho những đốt sống bị yếu trước khi phẫu thuật cố định cột sống
  • Cải thiện độ cứng của thân đốt sống trong phẫu thuật hàn xương
  • Không có xẹp thân đốt sống nhưng có tổn thương, phù nề thân đốt sống và đau tại chỗ.

Chống chỉ định

  • Nhiễm trùng tại chỗ cần can thiệp hoặc nhiễm trùng toàn thân
  • Rối loạn đông máu
  • Tổn thương đốt sống có nén/ chèn ép ống sống với những triệu chứng liên quan đến thần kinh và tủy
  • Xẹp đốt sống nhưng không bị loãng xương
  • Xẹp quá 50% so với chiều cao của thân đốt sống
  • Xẹp đốt sống gây đau ít hoặc không gây đau
  • Thành sau thân đốt sống bị vỡ [không chống chỉ định tuyệt đối]. Việc phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ chèn ép tổ chức dây thần kinh do thoát xi măng vào trong ống sống.

Bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da có thời gian phục hồi nhanh, bệnh nhân giảm đau và có thể di chuyển sau khi xi măng đông cứng.

2. Phẫu thuật cố định cột sống

Trong phẫu thuật cố định cột sống, bệnh nhân được giải nén thần kinh và loại bỏ chuyển động giữa hai đốt sống [hợp nhất cột sống]. Tùy thuộc vào tình trạng, hai hoặc nhiều đốt sống được nối lại bằng vít hoặc/ và thanh kim loại. Lúc này các đốt sống được cố định và không thể di chuyển.

Xương tự thân hoặc xương nhân tạo được ghép giữa mỗi đốt sống để hạn chế ma sát. Phẫu thuật cố định cột sống có tác dụng loại bỏ nguy cơ tổn thương thần kinh, làm vững cột sống, ngăn đau và những tổn thương trong tương lai.

Phẫu thuật cố định cột sống để giải nén thần kinh và loại bỏ chuyển động giữa các đốt sống

Chỉ định

  • Gãy xẹp cột sống nghiêm trọng, có biến dạng cột sống
  • Mất vững cột sống
  • Có tổn thương hoặc chèn ép thần kinh, dây chằng hoặc phần mềm kèm theo
  • Cột sống bị biến dạng

Chống chỉ định

  • Gãy xẹp cột sống không nghiêm trọng
  • Cột sống vững
  • Không có chèn ép thần kinh
  • Sốc tủy
  • Suy hô hấp
  • Nhiễm trùng
  • Rối loạn đông máu.

So với những phương pháp phẫu thuật khác, cố định cột sống có thời gian phục hồi lâu hơn. Sau mổ xẹp đốt sống, bệnh nhân cần nằm viện từ 3 – 4 ngày, đeo nẹp cột sống và phục hồi chức năng.

Người bệnh có thời gian hồi phục từ 2 – 6 tháng sau phẫu thuật cố định cột sống.

Quy trình mổ xẹp cột sống

Quy trình mổ xẹp cột sống như sau:

1. Trước khi phẫu thuật

Trước khi mổ xẹp cột sống, bệnh nhân được điều trị bảo tồn [nghỉ ngơi, dùng thuốc, vận động trị liệu…] để kiểm soát cơn đau. Nếu phẫu thuật được xác định, người bệnh được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng, đánh giá mức độ tổn thương và tình trạng mất vững ở cột sống.

Người bệnh có thể được khuyên không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì vào đêm trước khi phẫu thuật. Đồng thời ngừng sử dụng thuốc điều trị ít nhất 24 giờ. Bệnh nhân được mặc quần áo rộng rãi để tạo cảm giác thoải mái nhất.

2. Trong phẫu thuật

Các bước cơ bản trong quá trình phẫu thuật điều trị xẹp đốt sống:

Phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da

  • Bước 1: Thông qua cuống trên C-arm, xác định điểm vào thân đốt sống tổn thương
  • Bước 2: Gây tê tại chỗ tại vùng cần chọc kim
  • Bước 3: Bơm thuốc cản quang và sử dụng tia X để kiểm tra và đảm bảo thành đốt sống toàn vẹn
  • Bước 4: Pha trộn xi măng
  • Bước 5: Bơm xi măng qua kim định vị rỗng nồng để xi măng được bơm vào thân đốt sống bị tổn thương. Ở bước này, xi măng cần được bơm với tốc độ chậm dựa trên hình ảnh và sự kiểm soát của C-arm
  • Bước 6: Theo dõi diễn tiến và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, chẳng hạn như vận động hai chân và đau.
  • Bước 7: Dùng C-arm hai bình diện kiểm tra vùng tiêm thêm một lần nữa. Điều này giúp chắc chắn xi măng vừa bơm chỉ nằm khu trú trong thân đốt sống.
  • Bước 8: Nhẹ nhàng rút kim bơm.
  • Bước 9: Băng vết mổ và chờ xi măng đông lại.
    Các bước trong quy trình phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da

Phẫu thuật cố định cột sống

  • Bước 1: Đặt bệnh nhân vào tư thế thuận tiện nhất khi thực hiện phẫu thuật. Tổn thương ngực có thể nằm sấp, tổn thương vùng lưng hoặc thắt lưng có thể nằm nghiêng, tổn thương vùng cổ có thể nằm ngửa. Phần đầu được giữ cố định vào khung gá đầu.
  • Bước 2: Gây mê toàn thân.
  • Bước 3: Tiêm hỗn hợp Adrenaline + Lidocaine [tỷ lệ 1/100.000] để hạn chế lượng máu chảy.
  • Bước 4: Tạo một đường mổ lớn trên da, dọc theo đường giữa cột sống, tách cơ sang hai bên
  • Bước 5: Lấy bỏ thân đốt sống, đĩa đệm trên và dưới đốt sống bị tổn thương
  • Bước 6: Cấy ghép thiết bị kim loại. Dùng vít kim loại gắn chắc chắn vào những đốt sống thông qua một ống xương nhỏ. Một thanh hoặc tấm kim loại được đặt ở phía sau cột sống, kết nối với vít để cố định cột sống
  • Bước 7: Dùng xương tự thân hoặc xương nhân tạo ghép vào giữa những đốt sống. Điều này giúp hạn chế tình trạng ma sát
  • Bước 8: Kiểm tra đoạn cột sống được hợp nhất
  • Bước 9: Khâu vết mổ và băng bó vết thương.

3. Sau phẫu thuật

Đối với phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da, bệnh nhân có thể đi lại và ra về sau khi xi măng đông lại và chắc chắn về độ vững chắc của cột sống. Đối với phẫu thuật cố định cột sống, bệnh nhân cần nằm viện theo dõi từ 3 – 4 ngày.

Trong quá trình chăm sóc sau mổ, bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc vết mổ, giữ gìn vết thương khô và sạch sẽ. Những trường hợp cố định cột sống được mang nẹp để ổn định khu vực bị thương, hạn chế tổn thương thứ phát và đau đớn.

Sau phẫu thuật vài giờ, bệnh nhân được hướng dẫn tập phục hồi chức năng để phòng ngừa biến chứng và sớm hồi phục. Trong thời gian đầu có thể tập co cơ tĩnh, vận động nhẹ nhàng trên giường, tập xuống giường và đi lại với thiết bị hỗ trợ [nạng, khung tập đi, gậy].

Vận động sớm giúp ngăn ngừa cứng khớp, hình thành cục máu đông và một số biến chứng khác sau phẫu thuật. Đồng thời giúp thúc đẩy quá trình hồi phục. Sau vài tuần, bệnh nhân được tập phục hồi chức năng tích cực với các bài tập thích hợp.

Những bài tập được hướng dẫn đều có khả năng cải thiện chức năng vận động, tăng cường sức mạnh và các cơ hỗ trợ, ổn định cột sống, giảm đau và lấy lại sự linh hoạt cho bệnh nhân. Bệnh nhân phẫu thuật cố định cột sống có thể trở lại đời sống năng động sau 6 – 12 tháng.

Mổ xẹp cột sống có nguy hiểm không?

Tương tự như những loại phẫu thuật khác, phẫu thuật điều trị xẹp đốt sống có thể dẫn đến một số rủi ro. Tuy nhiên điều này thường hiếm gặp, đặc biệt là khi phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.

Phẫu thuật bơm xi măng tạo hình thân đốt sống qua da có thời gian phục hồi nhanh, ít đau, ít chảy máu, có thể đi lại và ra về sau phẫu thuật vài tiếng [khi xi măng khô cứng hoàn toàn]. Hầu hết bệnh nhân áp dụng phương pháp này điều không gặp rủi ro.

Đối với phẫu thuật cố định cột sống, một số biến chứng sau phẫu thuật có thể xảy ra, cụ thể:

  • Chảy máu quá nhiều
  • Nhiễm trùng vết thương hoặc nhiễm trùng sâu trong xương
  • Tổn thương các mô lân cận như dây thần kinh, cơ, dây chằng, mô mềm…
  • Rò rỉ dịch não tủy
  • Hình thành cục máu đông dẫn đến thuyên tắc phổi hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch chân
  • Rối loạn cảm giác
  • Giảm hoặc mất sức mạnh

Những người có bệnh mãn tính [như tiểu đường], chăm sóc vết thương không tốt, phục hồi chức năng chậm trễ và sử dụng thiết bị phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn sẽ có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Các lưu ý khi mổ xẹp cột sống

Những lưu ý trước khi mổ xẹp đốt sống:

Chỉ phẫu thuật khi cần thiết và nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng

  • Lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng.
  • Chỉ phẫu thuật khi cần thiết, có kết quả đánh giá và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không hút thuốc lá, không dùng thuốc điều trị khoảng vài ngày trước khi phẫu thuật. Không ăn hoặc uống gì vào ngày phẫu thuật.
  • Thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng. Thông báo với bác sĩ nếu bị dị ứng với thuốc gây tê cục bộ hoặc thuốc mê.

Những lưu ý sau khi mổ xẹp đốt sống giúp hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giảm nhẹ các cơn đau sau mổ.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có bất thường, chẳng hạn như rối loạn nhu động ruột, táo bón, chảy nhiều máu hoặc tiết dịch nhiều, sưng nề ở vết mổ…
  • Thuốc nhóm NSAID thường không được sử dụng trong ít nhất 6 tháng sau phẫu thuật.
  • Không uống rượu bia và không hút thuốc lá.
  • Không mang vác vật nặng hay vận động gắng sức.
  • Không đứng lâu hay ngồi lâu một chỗ.
  • Phục hồi chức năng sớm và tích cực. Quá trình phục hồi cần chậm rãi và đúng cách theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu.
  • Sử dụng nẹp để cố định đoạn cột sống bị thương.
  • Ăn uống lành mạnh và đủ chất; ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, D, canxi, magie, omega-3; thêm vào khẩu phần ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc, những loại hạt và đậu.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn trở lại các hoạt động thể chất hoặc thực hiện một số hoạt động như bơi lội, lái xe, quan hệ tình dục…

Mổ xẹp đốt sống chỉ được chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng, có tổn thương thần kinh kèm theo, điều trị bảo tồn không hiệu quả. Phương pháp này giúp ổn định và làm vững cột sống, điều trị đau, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. Người bệnh có thể trở lại đời sống năng động sau 6 – 12 tháng.

Chi phí mổ xẹp cột sống dao động trong khoảng 25 đến 50 triệu đồng. Người bệnh cần thăm khám và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng.

Tham khảo thêm: TOP 5 Bác Sĩ Chấn Thương Chỉnh Hình Giỏi Tại TP HCM Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng Ở Đâu Tốt Tại Hà Nội?
  • Bị Xẹp Đốt Sống Lưng Uống Thuốc Gì? 5 Loại Hiệu Quả Nhất

NÊN ĐỌC

Cập nhật: 4:53 PM , 25/03/2023

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kế thừa và phát triển từ tinh hoa hàng chục bài thuốc cổ truyền, Y pháp Hải Thượng Lãn Ông đã giúp hàng triệu người bệnh phục hồi xương khớp toàn diện. Thành phần hơn 50 bí dược LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam.

Chủ Đề