Bộ máy hành chính của Đại Việt dưới thời Lý, Trần được to chức như thế nào

1. Tổ chức bộ máy nhà nước.

1.1. Chính quyền trung ương

Trong thời kỳ Lý Trần, nhà vua là người đứng đầu nhà nước nhưng mức độ tập trung quyền lực chưa cao, quyền lực ấy bị hạn chế bởi Hoàng thân quốc thích và bộ phận trung khu [cơ quan Nhà nước và chức vụ Nhà nước trung gian trọng yếu] được trao quyền hành rất lớn, có vai trò hạn chế quyền lực Nhà vua như Tể tướng, Á tướng, các chức quan đại thần như Tam thái, Tam thiếu, Tam tư.

Các quan đại thần: gồm 9 quan văn và 3 quan võ, trong đó: Tam thái [Thái sư, Thái phó, Thái bảo], Tam thiếu [Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo], Tam tư [Tư đồ, Tư mã, Tư không]; Các quan võ: Thái úy, Thiếu úy, Binh chương sự.

Ngoài các chức quan này ở triều đình lúc bấy giờ còn có 2 chức quan Tả hữu gián nghị đại phu để can gián nhà vua và đàn hoặc các quan khác, cùng các chức Điện học sỹ và Hàn lâm học sỹ là các chức quan chuyên thảo chiếu biểu của nhà vua do các bậc danh Nho đảm nhiệm. Các cơ quan này có chức năng tư vấn cao cấp của nhà vua đồng thời trước những quyết định quan trọng nhà vua thường hỏi ý kiến các quan đại thần.

– Các bộ: Về cơ bản các bộ dưới thời Lý, Trần đều là những cơ quan thực thi quyền hành pháp do nhà vua giao trong từng lĩnh vực cụ thể đồng thời có chức năng tư vấn cho nhà vua trong lĩnh vực mà bộ quản lý. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, chức phó thị lang.

– Các cơ quan chuyên môn: các cơ quan này độc lập với các bộ và giúp nhà vua quản lý các lĩnh vực chuyên môn khác nhau gồm các đài, viện, giám, phủ [Hàn lâm viện, Khu mật viện, Đăng văn viện, Thẩm hình viện, Thái y viện, Ngự sử đài, Quốc sử viện, Tam tư viện, Quốc tử giám, Quốc học viện, Giảng võ đường].

>>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

1.2. Chính quyền địa phương

Bộ máy nhà nước dưới thời Lý được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thành 24 bộ. Ở miền núi, các khu vực được chia thành trại, đứng đầu là chủ trại. Lộ, trại được chia thành các phủ [miền xuôi] và các Châu Ổ [miền núi], đứng đầu là các tri phủ, tri châu. Dưới cấp phủ, châu là cấp xã.

Năm 1242, chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp. Cao nhất là Lộ, đứng đầu mỗi lộ là An phủ chánh sứ; dưới Lộ là các phủ, châu đứng đầu là các Tri phủ và chuyển vận sứ; dưới Phủ, Châu là các Xã, đứng đầu mỗi xã là Đại, Tiểu tư xã, xã chính.

Năm 1397, chính quyền địa phương thời nhà Trần được tổ chức: nước chia thành lộ, lộ chia thành phủ, đứng đầu phủ là Trấn phủ sứ, có phó Trấn phủ sứ giúp việc. Phủ chia thành các châu, đứng đầu là Thông Phán, chức phó là Thiêm phán. Châu được chia thành các huyện, đứng đầu huyện là Lệnh úy, có chủ bạ giúp việc. Huyện chia thành xã, đứng đầu xã là xã quan do triều đình bổ nhiệm gọi là xã Chính. Mỗi xã gồm nhiều “giáp”, nhưng cũng như ở triều Lý, giáp không phải là đơn vị chính của làng xã. Các liên xã và các chức quan đi kèm cũng được bãi bỏ. Đặc biệt, ở giai đoạn này nhiều lộ ở gần miền biên giới hay các địa điểm quan trọng đã được họp lại thành “hạt” và các quan văn đứng đầu mỗi hạt là tổng quản hay thái thú, các chức quan này được trao cho quyền hành rất rộng.

1.3 Tổ chức quân đội:

Tổ chức quân đội được quan tâm đặc biệt vì chiến tranh ngoại xâm là nguy cơ trực tiếp và thường xuyên diễn ra, nên quân đội được tổ chức rất chặt chẽ, trang bị đầy đủ và có tinh thần chiến đấu cao, gồm: quân cấm vệ và quân ở các lộ. Quân cấm vệ là quân tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành, đây là đội quân tinh nhuệ nhất được tuyển lựa cẩn thận và huấn luyện chu đáo.Quân ở các lộ được tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh [18 tuổi] có chức năng canh phòng, bảo vệ phủ, lộ, châu. Ngoài quân đội của nhà vua, các vương hầu và tri phủ còn có lực lượng gia binh, lực lượng này được sử dụng khi cần thiết và dưới sự kiểm soát của Quân vương hầu.

Về phương thức tuyển quân, từ thời Lý, nghĩa vụ binh dịch đã được đặt ra với chế độ đăng ký hộ khẩu và tuyển lính chặt chẽ, chính sách “ngụ binh ư nông” được đặt ra nhưng không áp dụng với quân cấm vệ.

Đại Cồ Việt - Nhà nước Quân chủ tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Đại Cồ Việt là quốc hiệu của việt Nam dưới thời nhà đinh, Tiền Lê và đầu thời nhà Lý, với kinh đô ban đầu đặt tại hoa Lư và từ tháng 7 âm lịch năm 1010 đặt tại Thăng Long. Nhà nước đại Cồ việt tồn tại 86 năm kể từ khi đinh Bộ Lĩnh thống nhất vùng châu thổ phía Bắc, lên ngôi hoàng đế năm 968 đến tháng 10 âm lịch năm 1054 đời vua Lý Thánh Tông, khi ông đặt ra quốc hiệu đại việt. đại Cồ việt là Nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở việt Nam.

Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cuối năm 938, Ngô Quyền xưng Vương, đặt trăm quan, định ra triều nghi phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa với ý nghĩa phục hồi lại quốc thống. Đây là một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chính quyền phương Bắc kéo dài hơn mười thế kỷ, đồng thời mở ra một chương mới tươi sáng trong tiến trình lịch sử dân tộc - thời kỳ độc lập tự chủ. Dưới thời Vương triều Ngô, về đại thế, mô hình nhà nước vẫn còn trong tình trạng sơ khai, chưa hoàn thiện và chưa đủ khả năng quản lý đất nước một cách chặt chẽ. Tình trạng phân tán ở các địa phương vẫn được duy trì với sự hiện diện của tầng lớp thổ hào.

Năm 944, Ngô Quyền mất, triều đình rối ren. Các thổ hào, tù trưởng nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi các con của Ngô Quyền [Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn] chết [năm 954 và 965]; đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn. Nổi lên 12 vùng đất biệt lập do 12 thủ lĩnh đứng đầu, lịch sử gọi là “Loạn 12 sứ quân”. Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện, dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào cuối năm 967.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt [tức Nước Việt to lớn], định đô ở Hoa Lư, xây dựng triều chính và quản lý đất nước. Mùa Xuân năm 970, Đinh Tiên Hoàng bỏ, không dùng niên hiệu của nhà Tống, tự đặt niên hiệu Thái Bình. Với việc xưng đế, đặt quốc hiệu, dựng kinh đô, định niên hiệu, Đinh Tiên Hoàng đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt và bắt tay vào xây dựng một mô hình nhà nước với thiết chế mới: Quân chủ Trung ương tập quyền.

Quốc hiệu “Đại cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải qua 3 triều đại: Đinh [968 - 980], Tiền Lê [980 - 1009] và thời kỳ đầu của nhà Lý [1009 - 1054]. Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh [968 - 980], về tổ chức bộ máy nhà nước: Đinh Tiên Hoàng đã hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đất nước từ hình thức “Vương quyền” chuyển sang hình thức “Đế quyền” với 3 cấp: Triều đình Trung ương - Đạo [trung gian] - Giáp, Xã [cơ sở].

Về quân đội, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh là một Nhà nước võ trị; quân đội đông và tương đối mạnh. Quân đội được trang bị các loại bạch khí, kết hợp giữa giáo, kiếm, côn với cung, nỏ...

Về luật pháp, Đinh Tiên Hoàng đã đặt chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án - một chức quan tư pháp và giao cho Lưu Cơ giữ chức này. Vua Đinh cho đặt vạc dầu và cũi hố ở sân triều để trừng phạt phạm nhân.

Về kinh tế, nông nghiệp, Nhà vua nắm toàn bộ ruộng đất trong nước. Một số ngành nghề thủ công nghiệp cũng được chú ý phát triển như: Nghề thợ nề, thợ đá, mộc, chạm khắc, dát vàng bạc... Trong dân gian, các nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tăm, dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển. Đồng tiền đầu tiên của đất nước: Đồng Thái Bình Hưng Bảo được phát hành vào khoảng năm 970.

Về văn hóa, Đạo Phật là chỗ dựa tinh thần và có vị trí lớn trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt cũng như trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh.

Dưới thời Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý [980 - 1054], Nhà nước Đại Cồ Việt tiếp tục phát triển về mọi mặt. Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chính quyền trung ương thời Tiền Lê được giữ nguyên như thời Đinh, vua nắm mọi quyền hành cả dân sự lẫn quân sự. Vua Lê Hoàn [tức Lê Đại Hành] vẫn đóng đô ở Hoa Lư; năm 984, cho xây dựng nhiều cung điện với quy mô to lớn hơn. Năm 1006, Vua Lê Long Đĩnh cho sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn, võ và tăng đạo.

Thời Nhà Lý: Hệ thống quan chức được chia làm 9 phẩm cấp. Chính quyền địa phương đầu thời Tiền Lê vẫn giữ nguyên 10 đạo như thời Đinh; đến năm 1002, đổi các đạo thành lộ, dưới có phủ, châu, giáp, xã. Sang thời Lý, năm 1010, Lý Công Uẩn chia nước thành các lộ và phủ; dưới phủ là huyện và cuối cùng là hương, giáp; miền núi và vùng xa trung ương thì chia thành châu, trại.

Thời Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý, có thêm quân đội địa phương [dân binh, hương binh] làm nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ các lộ, phủ, châu và có thể được chính quyền trung ương điều động bất cứ khi nào cần thiết. Cùng với lực lượng bộ binh, lực lượng thủy quân cũng được tập trung xây dựng. Năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ “Hình thư” gồm 3 quyển, xuống chiếu ban hành trong dân gian. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.

Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời, tồn tại và phát triển đã khẳng định sức mạnh của ý chí độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân ta sau nghìn năm Bắc thuộc. Đây là Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhà nước Đại Cồ Việt đã mở ra những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đầu xây dựng và bảo vệ đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài xuyên suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê sau này. Các chủ trương, chính sách và những thành tựu, kết quả của Nhà nước Đại Cồ Việt đã đặt nền móng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đối ngoại, giao thông,... của nhà nước phong kiến Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc.

ÁNH TUYẾT [tổng hợp]

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Đoàn Không quân Lam Sơn 50 năm vững bước trưởng thành
  • Khắc ghi lời dạy của Bác, tích cực học tập, nghiên cứu các thủ đoạn của địch để giành thắng lợi
  • Anh hùng LLVT Nhân dân Nguyễn Hồng Nhị - Phi công đầu tiên dùng MiG-21 tiêu diệt máy bay Mỹ
  • Đường Hồ Chí Minh trên biển - tầm vóc và ý nghĩa lịch sử
  • Đường Hồ Chí Minh trên biển - tuyến vận tải chiến lược

Tin khác

  • Bộ đội Ra đa trong Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Hành trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc
  • Công tác kỹ thuật trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972
  • Anh hùng LLVT Nhân dân Nguyễn Hồng Nhị - Phi công đầu tiên dùng MiG-21 tiêu diệt máy bay Mỹ
  • Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
  • Phi công Nguyễn Văn Minh và ngày trở lại
  • 52 năm vững bước phát triển
  • Bảo vệ giao thông trên chiến trường Quân khu 4
  • Số phận li kỳ của phi công Nguyễn Đức Việt
  • Báo Phòng không - Không quân: Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Video liên quan

Chủ Đề