Bình luận khoa học bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2022 pdf)

Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Hình Sự Hiện Hành [Sửa Đổi Bổ Sung 2017] PDF EBOOK download EPUB nhóm Sách Chính Trị – Pháp Lý thể loại Luật – Văn Bản Luật Công ty phát hành Nhà sách Lao Động Ngày xuất bản 01-2017 Kích thước 19 x 27 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 1240

Anh sách Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Hình Sự Hiện Hành [Sửa Đổi Bổ Sung 2017]

Cuốn sách Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự [hiện hành] [Sửa đổi, bổ sung năm 2017] được biên soạn với sự tham gia của tập thể tác giả là những nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, do tác giả TS.

Nguyễn Đức Mai làm chủ biên.

Các tác giả đã sử dụng văn bản Bộ luật Hình sự được nhất thể hóa từ Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán hiện còn hiệu lực cũng như các điều luật của các luật có liên quan nhằm làm rõ hơn nội dung các quy định trong Bộ luật này.

Sau hơn 15 năm áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhưng Bộ luật Hình sự năm 1999 vẫn bộc lộ rõ nhiều bất cập, nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn, nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, đồng thời không đáp ứng được các yêu cầu về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp ở nước ta.

Nhằm khắc phục những bất cập của Bộ luật này, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.

Các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung rất cơ bản, có nhiều nội dung quan trọng và hoàn toàn mới so với Bộ luật Hình sự năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình soạn thảo và thông qua, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bộc lộ khá nhiều sai sót cả về mặt nội dung lẫn kỹ thuật lập pháp cần được khắc phục trước khi thi hành.

Chính vì vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 và các đạo luật liên quan đã bị lùi hiệu lực thi hành.

Cho đến ngày 20-6-2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 gồm 426 điều, được bố cục thành 3 phần với 26 chương, có nhiều điểm mới so với Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 với định hướng: xây dựng Bộ luật Hình sự phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước sau Hiến pháp năm 2013; phát huy hơn nữa vai trò của Bộ luật Hình sự với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước,… Cuốn sách Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự [hiện hành] [Sửa đổi, bổ sung năm 2017] ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 của độc giả, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, và mọi người dân để đưa pháp luật đi vào cuộc sống.

Qua đó, độc giả cũng thấy rõ hơn chính sách hình sự nghiêm minh, đồng thời mở rộng sự khoan hồng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở rộng giao lưu, hợp tác nhiều mặt với các nước của Nhà nước ta.

Thông qua việc nắm bắt nội dung Bộ luật Hình sự và hiểu rõ các nội dung sửa đổi, bổ sung qua từng thời kỳ, tập thể tác giả đã trình bày một cách mạch lạc, khoa học văn bản Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đồng thời phân tích, bình luận, đánh giá dưới góc độ khoa học một cách cô đọng, súc tích nhưng vẫn khái quát được những quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với bộ luật cũ.

Trên cơ sở bám sát nội dung các chương, các điều của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, ở từng điều luật cụ thể, các tác giả đã khái quát nội dung, đối chiếu với thực tiễn thi hành pháp luật về khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và hình phạt cụ thể… làm cho các điều luật được giải thích rõ ràng, dễ hiểu.

Từ đó cho thấy, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển ở mức cao hơn những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta từ năm 1945 đến nay, nhất là của Bộ luật Hình sự năm 1999 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhìn một cách tổng quát, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có nhiều nội dung đổi mới, bao quát cả phần những quy định chung lẫn phần các tội phạm cụ thể, các điều khoản thi hành.

Trong đó có những nội dung mang tính đột phá trên tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về chính sách hình sự, về vấn đề tội phạm hình phạt, thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, phòng ngừa, nhiều luật được sửa đổi theo hướng bảo vệ quyền con người.

Với việc sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, bình luận, các tác giả đã một lần nữa khẳng định, Bộ luật Hình sự [hiện hành] đã được sửa đổi, bổ sung những nội dung phù hợp với thực tiễn hình sự và điều kiện của Việt Nam.

So với Bộ luật Hình sự trước đây, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp hình sự, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Bộ luật đã phản ánh được những yêu cầu, đòi hỏi bức thiết của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước và cũng là mong đợi của đông đảo quần chúng nhân dân.

Với giá trị đó, cuốn sách Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự [Hiện hành] [Sửa đổi, bổ sung năm 2017] do tác giả TS.

Nguyễn Đức Mai làm chủ biên, sẽ là nguồn tài liệu quý cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu về Bộ luật hình sự hiện hành.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành.

Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Anh sách Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017 – Phần Chung

Cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 – Phần chung” do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội chủ biên.

Đây là cuốn sách được bạn đọc hoạt động trong lĩnh vực pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng trông đợi vì Bộ luật hình sự năm 2015 có rất nhiều điểm mới trong phần chung, cần được hiểu một cách thấu đáo.

Nhóm tác giả tham gia gồm GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa [chủ biên] bình luận từ chương I đến chương IV; PGS.TS Trịnh Quốc Toản bình luận từ chương V đến chương VII; GS.TS Lê Thị Sơn bình luận từ chương VIII đến chương XI và TS Trần Văn Dũng bình luận chương XII.

Đây là những chuyên gia về pháp luật hình sự có uy tín, tạo nên chất lượng cao cho cuốn bình luận này.

Phần chung BLHS năm 2015 được các tác giả bình luận kỹ, đầy đủ từng điều luật.

Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin điểm qua một vài nội dung mới trong BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999.

Thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù và giảm hình phạt tử hình Theo BLHS năm 2015, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với 05 nhóm tội phạm, đó là: [1] các tội xâm phạm an ninh quốc gia; [2] các tội xâm phạm tính mạng con người; [3] các tội phạm về ma túy; [4] các tội phạm tham nhũng; [5] và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật hình sự quy định [như các tội: sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; khủng bố; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh…].

BLHS năm 2015 cũng đã bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh: [1] tội cướp tài sản; [2] tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm; [3] tội tàng trữ trái phép chất ma túy; [4] tội chiếm đoạt chất ma túy; [5] tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; [6] tội chống mệnh lệnh; [7] tội đầu hàng địch.

Như vậy, BLHS năm 2015 chỉ còn duy trì hình phạt tử hình đối với 18/314 tội danh thuộc 07/14 nhóm tội phạm, giảm 11 tội danh so với BLHS năm 1999 và giảm 04 tội danh so với BLHS [sửa đổi năm 2009].

Bình luận về Điều 38 BLHS năm 2015, tác giả phân tích khoản 2 điều luật đã xác định trường hợp không được phép áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với “người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng”.

Đây là một nội dung mới, cụ thể hóa chính sách hình sự đã được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Quy định này nhằm hạn chế tối đa việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mở rộng áp dụng hình phạt không tước tự do là hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ trong thực tiễn xét xử hình sự.

Tác giả phân tích kỹ các điều kiện và đưa ra ví dụ: Một người phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác… theo khoản 1 Điều 139 BLHS.

Đây là tội phạm vô ý và thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng.

Nếu người này phạm tội lần đầu và có nơi cự trú rõ ràng thì Tòa án không được áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mặc dù theo khoản 1 Điều 139, hình phạt tù có thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm được quy định cùng với hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ.

Trước khi BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có một số trường hợp là tội vô ý và thuộc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng khung hình phạt được quy định chỉ có hình phạt tù có thời hạn như quy định tại khoản 2 các điều 138,139,180 BLHS.

Trong những trường hợp như vậy, Tòa án cũng không được áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với họ mà phải áp dụng hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn [ cải tạo không giam giữ] mặc dù hình phạt nhẹ hơn này không được quy định cùng với hình phạt tù có thời hạn.

Đối với hình phạt tử hình, quy định tại Điều 40 BLHS năm 2015, tác giả phân tích những đặc điểm riêng của tử hình, với tính chất là một hình phạt đặc biệt.

Đó là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt; có mục đích phòng ngừa tái phạm mới từ người phạm tội một cách triệt để, nhưng không có mục đích giáo dục người bị kết án vì đã tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của họ; có khả năng đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa chung; là hình phạt không có khả năng khắc phục khi bị quyết định sai.

Tác giả nhận định, việc hạn chế quy định áp dụng biện pháp tử hình và tiến tới xóa bỏ hình phạt này là xu thế khách quan.

Theo hướng đó, từ BLHS năm 1985 đến BLHS 2015, luật hình sự Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quy định về hình phạt tử hình; quy định chặt chẽ hơn điều kiện áp dụng hình phạt tử hình và mở rộng diện đối tượng không áp dụng, không thi hành hình phạt tử hình.

Phân tích các quy định cụ thể của điều luật, tác giả đánh giá: So với BLHS năm 1999, quy định của BLHS năm 2015 đã mở rộng thêm hai đối tượng không bị thi hành án tử hình.

Đó là người già từ đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ mà thỏa mãn các điều kiện quy định [ đó là đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ; hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn].

Chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi Bình luận Điều 90 BLHS năm 2015, tác giả nêu rõ: Điều luật quy định nguyên tắc áp dụng các quy định của BLHS đối với người dưới 18 tuổi, theo đó người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định riêng chỉ áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và những quy định chung không trái với quy định riêng này.

Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được tác giả phân tích rất kỹ.

Ví dụ quy định miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi là nguyên tắc thứ nhất, nguyên tắc ưu tiên.

Theo quy định này, người phạm tội dưới 18 tuổi khi thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c của khoản 2 Điều 91 và thỏa mãn hai điều kiện kèm theo thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Hai điều kiện đó là: Người phạm tội dưới 18 tuổi có nhiều tình tiết giảm nhẹ; Người phạm tội dưới 18 tuổi đã tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

“So với BLHS năm 1999, đây là điểm mới quan trọng.

BLHS năm 1999 chỉ cho phép miền trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội khi hành vi đó gây hậu quả không lớn, còn BLHS năm 2015 không giới hạn như vậy.

Việc khắc phục này có thể được thực hiện bằng chính tài sản, công sức của người dưới 18 tuổi nhưng cũng có thể do cha mẹ, người giám hộ hoặc những người khác giúp thực hiện.

Khắc phục phần lớn hậu quả do hành vi phạm tội gây ra được hiểu là khắc phục ít nhất ba phần tư thiệt hại” – tác giả bình luận.

Điều 92 quy định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định áp dụng miền trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải… nếu người phạm tội hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này.

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc không quy định rõ ràng ý kiến của bản thân người phạm tội hay người đại diện theo pháp luật của họ có giá trị hơn thì việc áp dụng quy định này trong thực tiễn sẽ gặp vướng mắc vì sẽ nảy sinh trường hợp người phạm tội đồng ý nhưng người đại diện theo pháp luật của họ không đồng ý và ngược lại.

“Tuy nhiên, do hiệu quả của các biện pháp này chủ yếu dựa trên sự tự giác chấp hành của chính bản thân họ nên tác giả cho rằng, có thể coi ý kiến của người chưa đủ 18 tuổi phạm tội có tính quyết định”.

“Theo điều luật, thẩm quyền xem xét miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc cả ba cơ quan Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Tuy nhiên, theo Hiến pháp 2013 thì chỉ có Tòa án mới là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người có phạm tội hay không nên việc quy định thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự cho các cơ quan khác ngoài Tòa án là không phù hợp” – tác giả bình luận và cho biết thêm: Để áp dụng các biện pháp này, Quốc hội giao cho Chính phủ quy định chi tiết áp dụng biện pháp này.

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại BLHS năm 2015 đã bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và quy định cụ thể vấn đề này tại Chương XI với 17 Điều Luật.

Bình luận Điều 75 về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, tác giả cho rằng: Điều luật xác định các điều kiện để buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được thực hiện bởi cá nhân, cũng như mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và trách nhiệm hình sự của cá nhân đã thực hiện tội phạm.

Về chủ thế, tác giả phân tích: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 75 là pháp nhân thương mại.

Trong đó, pháp nhân thương mại được hiểu là “pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên… bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác”.

Để xác định một tổ chức có phải pháp nhân hay không cần kiểm tra các điều kiện được quy định tại Điều 74 BLDS.

Do đó, “phạm vi các tổ chức có thể là chủ thể của trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam là tương đối hẹp so với quy định của nhiều nước khác.

Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự có thể được đặt ra cho tất cả các pháp nhân [ trừ Nhà nước] và cho tất cả các tổ chức không phải pháp nhân.

BLHS Việt Nam giới hạn chủ thể… chỉ trong phạm vi một pháp nhân là pháp nhân thương mại” – tác giả viết.

Cũng theo tác giả, có 4 điều kiện cần thỏa mãn để có thể buộc một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do cá nhân thực hiện.

Trong 4 điều kiện đó có một điều kiện chung cho pháp nhân và cá nhân là thời hiệu; 3 điều kiện còn lại phản ánh quan hệ đặc biệt giữa pháp nhân thương mại với tội phạm đã thực hiện và với người đã thực hiện tội phạm đó.

Chính vì có quan hệ đặc biệt đó mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do cá nhân đã thực hiện.

Điều kiện “hành vi phạm tội được thực hiện nhân dân pháp nhân thương mại” cho thấy chỉ những người đại diện của pháp nhân thương mại mới là chủ thể có quyền nhân danh pháp nhân thương mại.

Điều kiện “hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại” tác giả bình luận: “Để buộc tội pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được thực hiện nhân danh pháp nhân mại đòi hỏi hành vi phạm tội đó có lợi hoặc nhằm có lợi cho pháp nhân thương mại.

“Qua đó, tổ chức [pháp nhân thương mại] có thể nhận [ hoặc giữ lại] được lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần hoặc lợi thế nhất định”.

Như vậy, đối với hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm cá nhân thuộc pháp nhân thương mại, pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự dù hành vi phạm tội đó được thực hiện nhân danh pháp nhân mại”.

Điều kiện thứ ba là “hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp nhận của pháp nhân thương mại”.

Khi hành vi phạm tội của cá nhân thực hiện thỏa mãn cả 3 điều kiện trên đây thì có cơ sở khẳng định hành vi đó cũng là hành vi của pháp nhân thương mại và do đó có thể buộc pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội được quy định tại Điều 76 BLHS, gồm 31 tội danh, trong đó có 22 tội thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và 9 tội thuộc nhóm các tội phạm về môi trường.

Xin trân trọng giới thiệu! Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành.

Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Ảnh trang sau sách Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017 – Phần Chung

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề