Vận dụng kiến thức về kiểu bài trình bày cảm xúc về một bài thơ đã học để viết bài văn hoàn chỉnh.

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ [câu chủ đề].

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

Xác định đề tài.

Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?

Thu thập tư liệu

Trong bước này, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.

- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

Lập dàn ý.

Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu sau:

Mở đoạn: Giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.

Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát,

Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của vài thơ đối với bản thân.

Bước 3: Viết đoạn.

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Xem lại và chỉnh sửa.

Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn của mình dựa vào bảng dưới đây:

Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Tiếp theo, em hãy dựa vào các gợi ý dưới đây để chỉnh sửa đoạn văn:

- Tìm câu chủ đề của đoạn văn và thêm vào những từ ngữ miêu tả khái quát cảm xúc của em khi đọc bài thơ lục bát.

- Thêm những từ ngữ và câu văn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.

- Bổ sung những từ ngữ, hình ảnh được trích dẫn từ bài thơ.

- Viết lại câu kết đoạn theo hướng khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

Rút kinh nghiệm

Trả lời hai câu hỏi dưới đây để tự đánh giá những gì đã học qua việc viết đoạn văn:

- Em rút ra kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát?

- Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hoàn chỉnh hơn?

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài bể Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

      Trong bài ca dao trên, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Hình ảnh mẹ hiền hòa, đôn hậu không dữ dội, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn. Từ việc nhấn mạnh công cha, nghĩa mẹ to lớn như vậy, bài ca dao đưa ra lời khuyên nhủ đối với những phận làm con: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”. Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn sinh thành, dưỡng dục vất vả khó khăn của cha mẹ dành cho con. Nhớ đến công cha nghĩa mẹ “Núi cao bể rộng mênh mông”, mong con hãy lấy tấm tình bé nhỏ của mình để đền đáp ơn nghĩa to lớn vời vợi ấy.

Văn biểu cảm là gì? Cách làm văn biểu cảm

Chương trình văn học giảng dạy cấp cơ sở, phổ thông có nhiều thể loại văn học như tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, biểu cảm. Hôm nay cùng tìm hiểu văn biểu cảm là gì, các dạng biểu cảm thường gặp và cách làm văn biểu cảm như thế nào để đạt điểm cao.

Khái niệm văn biểu cảm

Văn biểu cảm là gì?

Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay con người trong cuộc sống. Người viết qua đó còn khơi gợi những suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc.

Khi viết văn biểu cảm người ta có thể lồng vào một chút yếu tố như tự sự, miêu tả…để làm nổi bật lên sự vật, sự việc, con người được nói đến. Từ đó có cái nhìn rõ hơn, dễ bộc lộ cảm xúc một cách chân thật..

Trong đời sống văn chương thì ngoài các thể loại chính được chú trọng hướng tới bao giờ người nghệ sỹ cũng lồng ghép vào yếu tố của văn biểu cảm nhằm đạt được dụng ý nghệ thuật, bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật được nhắc tới.

Ví dụ văn biểu cảm

+ Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện cổ tích của bà mỗi buổi chiều tối bên bếp lửa hồng. Tôi không thể nào quên cái cảm giác ấm áp vào mùa đông năm ấy. Hình ảnh bà chập chờn cứ hiện ra, gương mặt phúc hậu cùng giọng nói ấm áp kể tôi nghe những câu chuyện hay. Giờ đây, sau những năm tháng trưởng thành, tôi không còn được gặp bà nữa. Tôi yêu bà biết bao nhiêu!

[Bài viết của học sinh]

– Trong đoạn văn trên yếu tố biểu cảm được thể hiện là tình cảm của người cháu nhớ về người bà đã mất. Trong đó có sử dụng cả yếu tố miêu tả, tự sự để nhắc nhớ về những kỉ niệm đã qua khiến mạch cảm xúc được tự nhiên hơn.

+ Trong thơ ca:

Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc

Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

[Trích Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan]

Trong bài thơ là nỗi nhớ thương đau đáu của nhân vật trữ tình về một nhà nước trong quá khứ. Đó còn là nỗi niềm hoài cổ về một chế độ cũ nay đã không còn.

Xem thêm >>>Khái niệm cơ bản về văn biểu cảm

Đặc điểm văn biểu cảm

Văn biểu cảm có đặc điểm luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với sự vật, sự việc, con người được đề cập tới trong bài. Tình cảm đó có thể là tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình cảm với con người hay sự vật, sự việc, thậm chí có thể bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể được nói tới.

Đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện ở lối biểu cảm trực tiếp như nói ra thành lời, sử dụng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than, tiếng kêu, sử dụng các từ mang sắc thái tình cảm như yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến…

Ngoài ra thì văn biểu cảm còn có cách bộc lộ cảm xúc một cách gián tiếp. Nghĩa là khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc của mình mà gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả. Dạng này thì đòi hỏi người viết phải lồng ghép được yếu tố tự sự, miêu tả để mạch cảm xúc tuôn trào, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ là gì.

Lưu ý: Trong bài viết văn biểu cảm có thể sử dụng các yếu tố khác [tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận…]. Nhớ chỉ là điểm xuyết để phục vụ cho thể loại chính. Các yếu tố này chỉ là phụ, phương tiện khơi gợi cảm xúc người viết nên khi viết tránh lạm dụng quá nhiều.

– Khi làm bài xác định thể loại văn học phải đọc kỹ đoạn văn, bài văn để tìm ra yếu tố chính được thể hiện trong bài, tránh nhầm lẫn, xác định sai.

Các bước làm văn biểu cảm

Bước 1:Tìm hiểu đề bài

Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới

Bước 2: Tìm ý chính

Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.

Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ cho thể loại chính [lưu ý có nên cho yếu tố tự sự, miêu tả hay không, có thì cho vào đâu để phù hợp]

Bước 3: Lập dàn bài

Từ những ý đã tìm triển khai thành dàn bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài

Bước 4: Viết bài

Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập sẵn, đảm bảo theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.

Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài và sửa lỗi [nếu có]. Chú ý các lỗi về dùng từ, diễn đạt…

Các dạng văn biểu và cách làm

Biểu cảm về người

Đây là dạng biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về con người. Thường là những tình cảm yêu thương, thương mến hay nỗi nhớ nhung da diết.

Các dạng biểu cảm về người như biểu cảm người thân [ông, bà, cha mẹ…]. Hoặc các loại biểu cảm người bạn, thầy cô…

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật biểu cảm nhắc trong bài, tình cảm đối với nhân vật.

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về nhân vật biểu cảm. Giúp người đọc hình dung rõ về đối tượng được giới thiệu

– Bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình về nhân vật đó [có thể bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cả trực tiếp lẫn gián tiếp]

– Phần biểu cảm có thể theo trình tự từ miêu tả đến biểu cảm hoặc qua những câu chuyện, kỉ niệm với nhân vật để bày tỏ cảm xúc của mình với nhân vật.

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với nhân vật

– Bày tỏ quan điểm và đánh giá về nhân vật [nếu có]

Biểu cảm về sự vật

Đối tượng của biểu cảm về sự vật có thể hình ảnh dòng sông, cây cối, đồ vật, con vật… Qua đó bày tỏ tình cảm, đánh giá của mình về sự vật được nhắc tới.

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự vật được đề cập tới

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về sự vật được miêu tả

– Đối với sự vật thường đi theo trình tự từ kể chuyện, miêu tả để bày tỏ cảm xúc của mình đối với nó

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với sự vật được nhắc tới

– Mở rộng vấn đề: đánh giá, đưa ra nhận định hoặc kêu gọi sự đồng tình về sự vật.

Biểu cảm về một tác phẩm văn học

Đây là một dạng khó của thể văn biểu cảm. Trong đó, người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà tác phẩm đề cập tới.

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà mình cảm nhận

Thân bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để người đọc dễ hình dung về tác phẩm đó.

– Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm đó.

– Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm.

Kết bài:

– Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm

– Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ đó có đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm.

Ví dụ một số đề bài:

Em hãy nêu cảm nhận của mình về tác phẩm “làng” của Kim Lân

Em có suy nghĩ gì về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Cảm nhận đoạn thơ/đoạn văn sau [Trong một tác phẩm cụ thể]

Các nội dung liên quan đến văn biểu cảm là gì, cách làm văn biểu cảm kết quả cao. Hi vọng các bạn hiểu, rút ra cho mình để viết bài văn biểu cảm được hay và sâu sắc.

Thuật Ngữ -
  • Điệp ngữ là gì? Tác dụng và lấy ví dụ điệp ngữ

  • Câu nghi vấn là gì, tác dụng và lấy ví dụ

  • Truyện cười là gì, phân loại truyện cười

  • Khái niệm tục ngữ là gì, nội dung và nghệ thuật của tục ngữ

  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?

  • Thành ngữ là gì, tác dụng và lấy ví dụ

  • Động từ là gì, cụm động từ là gì ví dụ trong lớp 6

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề