Bị vảy nến có nên dùng hóa chất năm 2024

Bệnh vảy nến là bệnh viêm da mạn tính, qua trung gian miễn dịch với các mảng da dày màu đỏ, có vảy xuất hiện phổ biến nhất ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, lưng và thân mình. Bệnh vảy nến xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng xảy ra nhiều nhất từ 20 – 30 tuổi và từ 50 – 60 tuổi. Vậy bệnh vảy nến được điều trị thế nào? Chi phí điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học là bao nhiêu? Hiệu quả có tương xứng với chi phí điều trị không?

Bị vảy nến có nên dùng hóa chất năm 2024

Tổng quan về bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh da viêm không lây nhiễm, do rối loạn miễn dịch điều hòa các triệu chứng viêm. Bệnh có các triệu chứng gồm: mảng da đỏ, có vảy, ngứa. Bệnh thường có các giai đoạn bùng phát nghiêm trọng, sau đó giảm nhẹ hơn, các giai đoạn cứ lặp đi lặp lại và ngày càng nặng hơn, nếu không điều trị sẽ có biến chứng về khớp (viêm khớp vảy nến).

Các phương pháp điều trị khác nhau (thuốc bôi, thuốc cổ điển, thuốc sinh học) giúp làm giảm các triệu chứng, nhưng không có cách chữa khỏi bệnh vảy nến (phải điều trị suốt đời). (1)

Ngoài ra, vảy nến lâu ngày cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: khớp hoặc móng tay, móng chân.

1. Nguyên nhân

Bệnh vảy nến là do rối loạn quá trình điều hòa miễn dịch các phản ứng viêm. Một số tác nhân có thể tác động và làm hoạt hóa quá trình rối loạn này như:

  • Tinh thần căng thẳng.
  • Nhiễm trùng.
  • Một vết thương ngoài da như: vết cắt, vết trầy xước hoặc phẫu thuật.
  • Ảnh hưởng từ các loại thuốc bao gồm: lithium, thuốc chẹn beta.
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể bởi tác động của thời tiết.

2. Triệu chứng

Ngoài các mảng da hoặc phát ban, người bệnh có thể có các triệu chứng bao gồm: ngứa da, da bỏng vảy nhiều, da dày sừng, khô ráp, đau, móng tay bị rỗ, nứt hoặc vụn, đau khớp; trường hợp nặng có thể gây đỏ da toàn thân tróc vảy.

Nếu người bệnh gãi mảng bám sẽ làm rách da, dẫn đến nhiễm trùng. Nếu có triệu chứng nhiễm trùng như: đau dữ dội, sưng, sốt… người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da khám để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Bị vảy nến có nên dùng hóa chất năm 2024
Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính với các mảng màu đỏ, có vảy xuất hiện phổ biến nhất ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, lưng dưới…

Điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học là gì?

Điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học là dùng thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng và đưa người bệnh về trạng thái bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các thuốc đặc trị vảy nến được chia làm 2 loại: thuốc cổ điển và thuốc sinh học.

Thuốc cổ điển là các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc có tác dụng ức chế các hoạt động viêm, các thuốc này có nhiều tác dụng phụ vì ức chế toàn bộ cơ thể. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thuốc sinh học đã ra đời cách đây 20 năm, thuốc có tác dụng chọn lọc trên từng các cytokin gây viêm nên còn được gọi là kháng thể đơn dòng. Do tác dụng chọn lọc nên thuốc sinh học ít tác dụng phụ hơn các thuốc cổ điển. Thuốc sinh học có 2 dạng: thuốc tiêm (có nhiều loại thuốc khác nhau) và thuốc uống (chỉ có một vài loại).

Các chất sinh học khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau nhưng tất cả đều nhắm đến các cytokine (loại protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra).

Viêm là một phản ứng của hệ miễn dịch khi thấy có tác nhân lạ (nhiễm vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…) xâm nhập vào cơ thể trong đó có vai trò của các cytokin. Các phản ứng viêm sẽ giúp cơ thể chống lại các tác nhân này nhưng khi phản ứng viêm diễn ra quá mạnh (giống như cơn bão cytokin), các cytokin sẽ tấn công cơ thể, phản ứng viêm ồ ạt sẽ gây rối loạn nội mô, làm tổn hại các cơ quan trong có thể.

Thuốc sinh học có tác dụng làm giảm hoạt động miễn dịch quá mức của các cytokin trong phản ứng viêm của bệnh vảy nến. Thuốc sinh học có thể nhắm mục tiêu vào các tế bào lympho T (hay còn gọi là tế bào T, loại bạch cầu thuộc dòng tế bào lympho, có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể), nhắm vào các cytokin hoặc các chất trong phản ứng viêm (ức chế hoạt động của các cytokin, ức chế TNF alpha, ức chế men phosphodiesterase…). Tùy vào diễn tiến bệnh mà các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị sinh học khác nhau để điều trị bệnh vảy nến ở mức độ trung bình đến nặng.

Trị vảy nến bằng thuốc sinh học có hiệu quả không?

Có. Bệnh vảy nến là bệnh mạn tính nên thuốc sinh học tuy không chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến nhưng có hiệu quả rõ rệt giúp kiểm soát được bệnh: làm giảm triệu chứng bệnh sau vài tuần điều trị. Nhiều nghiên cứu cho thấy: thuốc sinh học giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt, nhanh và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc cổ điển.

Một số loại thuốc sinh học hoạt động tốt hơn khi dùng lâu hơn hoặc kết hợp với một phương pháp điều trị bệnh vảy nến cổ điển khác. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc sinh học bao gồm: phản ứng da khi tiêm, tiêu chảy, đau đầu. ()

Ưu và nhược điểm của thuốc sinh học chữa vảy nến

Thuốc sinh học chữa vảy nến được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da hoặc được uống vào cơ thể có một số ưu và nhược điểm bao gồm:

1. Ưu điểm

  • Làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến, đặc biệt cho những trường hợp bệnh ở mức độ trung bình đến nặng và không thể đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
  • Có nhiều loại thuốc khác nhau.
  • Có thuốc dùng mỗi ngày (thuốc uống) hoặc dùng mỗi tháng, mỗi 3 tháng (thuốc chích).
  • Cải thiện được các bệnh đồng mắc như: đái tháo đường, mỡ máu.
  • Cải thiện sức khỏe da.

2. Nhược điểm

  • Người bệnh e ngại thuốc sinh học được tiêm tĩnh mạch làm ảnh hưởng hệ miễn dịch.
  • Dễ gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc có nguy cơ gây nguy hiểm khi người bệnh vô tình dùng thuốc khác có gây tương tác.
  • Thuốc có thể ảnh hưởng nếu dùng cho người bệnh xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nặng như: viêm gan siêu vi, lao phổi….
  • Người bệnh tăng huyết áp dễ ảnh hưởng công dụng của thuốc.
  • Thuốc sinh học không thể khống chế được bệnh thể nặng hoặc lờn thuốc khiến bệnh vẫn tiếp tục bùng phát.
  • Chi phí cao (kinh tế y tế cao khi điều trị bệnh).

Chỉ định và chống chỉ định khi trị vảy nến bằng thuốc sinh học

Khi điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học cần lưu ý: (3)

1. Chỉ định

Thuốc sinh học thích hợp cho người bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng, chỉ số PASI>10. Trong một số trường hợp, bệnh vảy nến ảnh hưởng đến hơn 10% diện tích bề mặt cơ thể hoặc bệnh vảy nến khớp nặng.

2. Chống chỉ định

Thuốc sinh học ức chế phản ứng viêm nên việc điều trị cho người bệnh vảy nến sẽ làm cho cơ thể không chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Do đó, chống chỉ định dùng thuốc sinh học điều trị vảy nến cho người bệnh viêm gan B, HIV, bệnh lao… vì cơ thể của bệnh nhân khi dùng thuốc sinh học sẽ không có phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể, không chống lại được các tác nhân này, nguy hiểm đến sinh mạng.

Với người chưa tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B sẽ được khuyến cáo tiêm đủ liều trước khi dùng kháng thể sinh học ngừa vảy nến.

Với người có bệnh lao phổi, cần điều trị lao ổn định rồi mới được điều trị thuốc sinh học.

Người chưa tiêm vắc-xin COVID-19 cần được tiêm ngừa trước khi điều trị thuốc sinh học.

Tác dụng phụ có thể gặp khi điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học

Mỗi loại thuốc sinh học hoặc tùy vào cơ địa của người bệnh mà sẽ có tác dụng phụ khác nhau. Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị vảy nến bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Phản ứng da nơi tiêm chất sinh học, dị ứng thuốc có thể gây sốc phản vệ.
  • Các triệu chứng giống như cúm.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau đầu.

Các chất sinh học hoạt động bằng cách làm dịu một phần hệ thống miễn dịch nên bất kỳ ai dùng chất sinh học đều có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Đặc biệt, các đối tượng có bệnh nền sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng như: người bệnh tiểu đường, hút thuốc hoặc có tiền sử nhiễm trùng, người lớn tuổi.

Bị vảy nến có nên dùng hóa chất năm 2024
Trị vảy nến bằng thuốc sinh học tuy không chữa khỏi bệnh vảy nến nhưng có hiệu quả rõ rệt giảm triệu chứng sau vài tuần điều trị.

Điều trị vảy nến bằng thuốc tiêm sinh học cần lưu ý gì?

Một số loại thuốc điều trị vảy nến bằng thuốc tiêm sinh học cần lưu ý như:

1. Efalizumab (raptiva)

Được dùng cho các trường hợp không dùng được các thuốc điều trị vảy nến nhóm kháng TNF alpha. Thuốc chống chỉ định cho vảy nến thể khớp vì ít có tác dụng so với các thuốc sinh học khác.

Vì tác dụng phụ nghiêm trọng làm giảm tiểu cầu nên trước khi điều trị cần xét nghiệm số lượng tiểu cầu, trong 3 tháng đầu cần xét nghiệm lại 1 tháng/lần, sau đó cứ 3 tháng kiểm tra 1 lần. Ngoài ra, cần chụp X-quang, xét nghiệm HCG (ở phụ nữ muốn có thai), công thức máu, đặc biệt số lượng bạch cầu, tiểu cầu.

Không nên dùng thuốc khi cơ thể mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai. Thận trọng khi dùng cho người già, suy giảm miễn dịch, giảm tiểu cầu, dùng vắc-xin sống, đang bệnh nhiễm trùng.

2. Alefacept (amevive)

Dùng điều trị vảy nến thể mảng vừa và nặng, lâu khỏi. Thuốc alefacept (amevive) có hiệu quả kéo dài, ít gây tác dụng phụ. Người bệnh phải được kiểm tra CD4 trước khi điều trị, dùng 2 tuần/lần.

Tác dụng phụ thường gặp như: đau đầu, ngứa, viêm mũi – họng, tăng nguy cơ nhiễm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên. Không nên dùng thuốc khi nhiễm HIV hoặc người mẫn cảm với thuốc; lưu ý khi dùng với người đang mắc các bệnh nhiễm trùng, có tiền sử các bệnh ác tính, người đang mang thai.

3. Etanercept

Được dùng điều trị vảy nến mảng vừa và nặng, ngoài ra còn dùng trị thấp khớp, vảy nến thể khớp, viêm khớp dạng thấp. Trước khi dùng thuốc nên xét nghiệm công thức máu, máu lắng, ure, creatinin máu, men gan, loại trừ các bệnh suy tim, lao phổi, virus viêm gan C.

Tác dụng phụ thường gặp như: phản ứng tại chỗ, ho, nhức đầu. Các tác dụng phụ nặng hơn có thể gặp bao gồm: thiếu máu, nhiễm trùng nặng, bệnh bạch cầu ác tính, suy tim tiến triển, giảm bạch cầu… Người bệnh không nên dùng thuốc khi mẫn cảm với thuốc, đang nhiễm trùng. Người có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh ác tính, bệnh thần kinh hoặc phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng.

4. Infliximab

Dùng điều trị vảy nến mảng mức độ vừa và nặng. Ngoài ra, Infliximab còn được dùng để điều trị bệnh Crohn, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh vảy nến thể khớp. Infliximab có tác dụng nhanh nên được chỉ định trong các tình trạng cấp tính, cải thiện nhanh như: đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, vảy nến khớp.

Cải thiện lâm sàng có thể đạt rất nhanh sau 1 – 2 tuần điều trị. Khi dùng cần kiểm tra loại trừ các bệnh lao, làm các xét nghiệm ure, creatinin máu, men gan, virut viêm gan B, HCG (ở nữ), công thức máu. Đặc biệt, sau nên theo dõi 3 tháng/lần.

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: nhức đầu, ngứa (dị ứng hoặc có thể có phản ứng phản vệ), nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Một số trường hợp xảy ra hiện tượng xuất hiện kháng thể kháng infliximab làm giảm hiệu lực của thuốc. Nghiêm trọng như biểu hiện suy tim, bệnh lao, nấm, viêm gan, hội chứng giả Lupus…

Nếu trường hợp men gan tăng từ 5 lần trở lên nên ngưng điều trị bằng thuốc infliximab. Không dùng thuốc trong các trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, suy tim tiến triển độ 3, 4 và thận trọng với người mang thai.

5. Adalimumab

Các xét nghiệm khuyến cáo nên làm như: X-quang, công thức máu, chức năng gan, viêm gan B, HCG. Tác dụng phụ khi dùng Adalimumab bao gồm: phản ứng tại chỗ tiêm, đau đầu, viêm mũi và họng, viêm đường hô hấp, tăng triglyceride, mệt mỏi.

Các tình trạng có thể xảy ra như: tái phát, nguy cơ nhiễm trùng nặng, nhiễm nấm, nhiễm lao, thiếu máu, hội chứng giả Lupus, nguy cơ bệnh ác tính. Đặc biệt, thận trọng với người bệnh tim mạch, mang thai.

6. Secukinumab

Tác động hiệu quả ở người bệnh chưa từng điều trị toàn thân, chưa hoặc đã từng được điều trị bằng các thuốc sinh học, đã từng điều trị bằng thuốc kháng TNF, người bệnh thất bại với thuốc sinh học hoặc kháng TNF. Secukinumab đạt hiệu quả nhanh sau 3 tuần sử dụng với liều 300 mg.

7. Ustekinumab

Được bào chế dưới dạng dung dịch để tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch khi điều trị viêm khớp vảy nến, vảy nến thể mảng. Thuốc được tiêm dưới da 4 tuần/ lần trong 2 liều đầu tiên, sau đó tiêm 12 tuần/lần trong thời gian tiếp tục điều trị.

8. Guselkumab

Thuốc tiêm Guselkumab được dùng điều trị bệnh vẩy nến mảng từ trung bình đến nặng ở người lớn không thể điều trị bằng thuốc bôi ngoài da. Guselkumab dùng một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị viêm khớp vẩy nến (một tình trạng gây đau khớp, sưng, đóng vảy trên da) ở người lớn, tiêm 4 tuần/ lần cho 2 liều đầu tiên, sau đó tiếp tục 8 tuần/lần. Sử dụng thuốc tiêm guselkumab theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh lưu ý không được tiêm nhiều hơn hoặc ít hơn hay tiêm thường xuyên hơn với chỉ định của bác sĩ.

9. Apremilast

Được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến thể mảng mức độ trung bình đến nặng giúp giảm mẩn đỏ, tình trạng da dày, đóng vảy. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị bệnh lở miệng ở những người mắc bệnh Behcet. Apremilast giúp giảm đau, hỗ trợ chữa lành các vết loét miệng, được dùng theo đường uống (cùng hoặc không với thức ăn) theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là 2 lần/ ngày.

Người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc để mang lại hiệu quả điều trị. Tùy tình trạng bệnh sẽ có liều dùng khác nhau, khả năng đáp ứng với thuốc điều trị của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Thuốc có một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tăng trầm cảm, nhức đầu hoặc sụt cân. Trường hợp dị ứng với thuốc cũng hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên nếu thấy dấu hiệu của dị ứng nghiêm trọng như: sưng và ngứa ở mặt, lưỡi, cổ họng, choáng váng nghiêm trọng, phát ban, khó thở… nên tìm đến hỗ trợ của y tế càng sớm càng tốt. Một số thuốc điều trị nội khoa làm giảm tác dụng của Apremilast nên nói với bác sĩ biết các thuốc mà bạn đang dùng (thuốc điều trị và thực phẩm chức năng).

Bị vảy nến có nên dùng hóa chất năm 2024
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị phù hợp.

Chăm sóc và hồi phục sau điều trị

Một số cách chăm sóc, hồi phục sau khi điều trị người bệnh cần lưu ý như:

  • Khi tắm rửa nhẹ nhàng, không chà xát da dưới vòi hoa sen hoặc bồn tắm. Dùng nước ấm, xà phòng loại dịu nhẹ.
  • Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày để giữ ẩm cho da.
  • Tránh gãi, cắt móng tay để không làm tổn thương da.
  • Chọn dùng vải mềm không gây ngứa da.
  • Không hút thuốc, bảo vệ da khi đi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế uống rượu và duy trì cân nặng cân đối.

Một số câu hỏi liên quan về điều trị vảy nến

Khi điều trị vảy nến, người bệnh cũng thường có một số thắc mắc bao gồm:

1. Vảy nến có chữa khỏi được không?

Không. Bệnh vảy nến là bệnh mạn tính không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thuốc giúp kiểm soát được bệnh, người bệnh cần dùng thuốc suốt đời để kiểm soát được bệnh vảy nến (giống như bệnh cao huyết áp, đái tháo đường phải dùng thuốc suốt đời). Vảy nến trải qua các chu kỳ, bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm dần trong một thời gian. Phương pháp điều trị vảy nến hiện nay giúp kiểm soát các triệu chứng để giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn khi bị bệnh vảy nến.

2. Vảy nến có tái phát không?

Có. Hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm viêm khớp vảy nến nên việc điều trị giúp ổn định tình trạng bệnh. Bệnh vảy nến sẽ ổn định trong thời gian dài nếu người bệnh được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh vảy nến vẫn có nguy cơ tái phát nên người bệnh vẫn cần dùng thuốc để duy trì.

3. Chi phí điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học giá bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị dành cho người bệnh bị vảy nến mức độ từ trung bình đến nặng khác nhau. Ngoài ra, tùy vào cơ sở điều trị, các bác sĩ có chuyên môn tay nghề, chính sách bảo hiểm ở mỗi cơ sở khám chữa bệnh, giá các loại thuốc khác nhau mà có giá khác nhau. Do đó, để tiện cho việc điều trị, người bệnh nên liên hệ cơ sở khám chữa bệnh để được chia sẻ thông tin mức giá, hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

4. Trị vảy nến bằng thuốc sinh học ở đâu tốt?

Hiện nay có nhiều nơi điều trị bệnh vảy nến khác nhau, để lựa chọn được cơ sở chữa bệnh tốt, người bệnh nên chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị chất lượng để mang lại hiệu quả trong việc điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chọn nơi điều trị có giá niêm yết rõ ràng để tiết kiệm tiền, thời gian điều trị.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh vảy nến, chàm, mề đay, mụn… Với đội ngũ bác sĩ có bề dày kinh nghiệm, tay nghề cao cùng trang thiết bị hiện đại, luôn cải tiến ứng dụng công nghệ mới, chẩn đoán, điều trị bệnh chính xác, nhanh chóng giúp người bệnh phục hồi sớm. Đặc biệt, BVĐK Tâm Anh nhập khẩu chính hãng các loại thuốc điều trị vảy nến sinh học, công nghệ chuẩn châu Âu giúp người bệnh an tâm điều trị.

Có nhiều cách điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học khác nhau. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc khác nhau để điều trị. Do đó, khi phát hiện da nghi ngờ bệnh vảy nến, người bệnh nên đến bác sĩ khám, điều trị sớm, tránh để bệnh lan rộng, khó điều trị.