Bi kip luyện thi đại học môn hóa năm 2024

Thầy Khương bảo rằng, trong quá trình ôn luyện, chúng mình chỉ cần tập trung ở một dạng bài, làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi có thể nói là thuộc lòng. Để sau đó, khi quay lại làm dạng ấy, chúng mình chỉ mất 30 giây tính toán thôi. Chứ đến lúc thi mà còn ngồi nghĩ nghĩ, nhớ nhớ xem nó là dạng nào, theo những bước như nào để ra kết quả rồi mới khoanh trắc nghiệm thì có mà “tiêu”. “Làm nhiều một dạng cho nhuần nhuyễn để sau đó chúng mình hình thành phản xạ chỉ làm mỗi câu trung bình trong 30 giây thôi”, thầy cho biết thêm.

Phải tìm được tài liệu chất lượng

Không phải tài liệu nào trên mạng được quảng cáo rầm rộ cũng tốt đâu nha teen! Giờ các nguồn tài liệu phong phú, đa dạng lắm luôn, chúng mình mà cứ chạy theo sách gì được chuộng bây giờ, cái gì ôn luyện Hóa học tốt năm nay thì có mà “đổ thóc giống mà ăn”. Thầy Khương nhắc chúng mình nè: Rất khó để tìm tài liệu tử tế trên mạng. Các bạn nên chú ý vào các cuốn sách được thầy cô giới thiệu và những khóa học được sự tư vấn của các anh chị hay thầy cô nha.

Học sâu và chắc từng phần

Điều này giúp teen nhà mình vừa nhớ lâu vừa nắm chắc các dạng bài. Đừng có mà “giục tốc bất đạt”, bạn sẽ phải hối hận đó. Đó chính là kinh nghiệm của thầy Khương – từ một người không biết gì về Hóa học, thầy đã trở thành giảng viên dạy Hóa được nhiều học sinh ngưỡng mộ. Nên là muốn nhanh thì phải từ từ nhớ!

Nếu đã ngồi học một lúc mà hổng có vào nổi cái đầu thì đừng dại mà ngồi nhồi nhét thêm nữa. Các bạn hãy thoải mái relax đi. Cứ giãn thời gian ra một xíu, chơi một xíu thì đầu óc chúng mình sẽ thoải mái hơn đó. Khi đã thoải mái rồi, cái đầu sẽ rất dễ bảo đó nghe. Bạn sẽ thấy mình hứng thú và tập trung hơn, do đó hiệu quả học Hóa cũng tốt hơn nhiều í.

Bi kip luyện thi đại học môn hóa năm 2024
Nhớ học theo mindmap nhé!

Học theo sơ đồ mind map

Phương pháp này nghĩa là bạn sẽ học kết hợp cả chữ số và hình ảnh để dễ nhớ hơn. Học Hóa muốn nhớ lâu cũng nên thực hiện theo cách này. Đây là một cách để giúp học sinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.

Ghi âm giọng nói khi học lý thuyết

Bạn đã bao giờ ghi âm giọng nói của mình rồi mở ra nghe lại chưa? Thầy Khương khuyên chúng mình nên làm thế này cho phần học lý thuyết đấy. Đây chính là hình thức ôn lại bài, giúp teen nhớ lâu hơn siêu hiệu quả.

Đừng nghĩ môn Hóa khó

Nhiều bạn sốt xình xịch ám ảnh môn Hóa khó nhớ công thức, dạng bài, nhất là cái công thức hóa học hữu cơ, khiếp sao mà lằng nhằng dữ vậy? Thầy Khương khuyên chúng mình là đừng có nghĩ như thế nha. Hãy tự tin mình sẽ chinh phục được môn Hóa, hãy yêu môn Hóa thì các bạn sẽ thấy không khó lắm đâu.

Và môn Hóa sẽ thực sự không khó khăn nếu bạn nắm vững kiến thức nền tảng với khóa học Nền tảng 2018 của thầy Lê Đăng Khương khai giảng vào 21/3 tới.

Từ ngày 1/3 đến 15/3, HOCMAI có chương trình đặt chỗ khóa Nền tảng 2018 với ưu đãi giảm đến 25% học phí khóa học. Các bạn đừng quên nha.

Sắp bước vào kì thi THPT quốc gia, trong thời gian này thí sinh nên hệ thống lại kiến thức, đặc biệt tập trung vào phần lí thuyết có được được “nền” điểm vững cho bài thi của mình.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần lí thuyết sẽ chiếm từ 50-60% số câu hỏi trong đề thi THPT quốc gia môn Hóa và các môn thi trắc nghiệm khác. Bởi vậy khi học chắc chắn về lí thuyết, sĩ tử sẽ có thể dễ dàng “kiếm” điểm trong đề thi ở những câu hỏi về kiến thức cơ bản.

Khi đã nắm chắc về kiến thức, thí sinh không chỉ làm đúng, làm nhanh những câu hỏi về lí thuyết, dành thời gian cho những câu hỏi mang tính chất thực hành, đòi hỏi tính toán phức tạp hơn. Đồng thời lí thuyết chắc chắn chính là nền tảng để có thể làm được bài tập.

Bi kip luyện thi đại học môn hóa năm 2024

Do đó, việc ôn luyện nắm chắc lí thuyết là rất quan trọng.

Việc ghi nhớ của não bộ con người theo 2 bước: Bộ nhớ tạm thời và trí nhớ dài hạn. Phần lớn các bạn chỉ học qua loa lí thuyết thì kiến thức chỉ nằm trong bộ nhớ tạm thời, sau một thời gian ngắn, có thể là vài ngày, vài tuần nếu không được “động” đến, kiến thức lại trở thành “mới toanh” đối với nhiều bạn không chú tâm vào việc học.

Để ôn luyện kiến thức về lí thuyết hiệu quả, chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia 2018, những lí thuyết này cần phải được đưa vào trí nhớ dài hạn dựa trên 2 cơ chế: Gây ấn tượng và Lặp đi lập lại.

Các sĩ tử có thể tham khảo và áp dụng những phương pháp ôn luyện lí thuyết môn Hóa dưới đây trong gian đoạn “nước rút” này.

Sử dụng sơ đồ tư duy (Mindmap)

Sơ đồ tư duy Mindmap dùng để gây ấn tượng nhằm tác động lên thị giác của người học. Những yếu tố gây ấn tượng tác động lên thị giác người học gồm: hình vẽ, kí hiệu, màu sắc…

Bi kip luyện thi đại học môn hóa năm 2024

Khi kết hợp lí thuyết với những hình vẽ, đồ họa, màu sắc… sẽ tạo nên những hiệu ứng đặc biệt tác động lên thị giác và não của người học, kích thích hai bán cầu não trái và phải cùng hoạt động, tạo sự hưng phấn. Từ đó giúp người học có tâm thế tiếp nhận kiến thức tốt và dễ dàng nhớ lâu được kiến thức vừa được tiếp nhận.

Các sĩ tử có thể học qua mind map có sẵn trên các trang luyện đề thi uy tín hoặc tự thiết kế Mindmap cho mình sẽ dễ và nhớ lâu hơn.

Lặp đi lặp lại

Các bạn có thể viết đi viết lại nhiều lần để nhớ lí thuyết hay công thức, tuy nhiên cách này lại mất khá nhiều thời gian và công sức, rất dễ mệt, oải khi lượng kiến thức nhiều. Thay vì đó, sĩ tử có thể lặp lại kiến thức bằng cách nghe audio nhiều lần.

Để có được audio về lí thuyết môn Hóa, các bạn có thể tự ghi âm phần kiến thức quan trọng cần phải nhớ hoặc tải những tệp audio này trên các trang luyện thi uy tín.

Nghe audio lí thuyết khi nào và trong bao lâu là đủ?

Lí thuyết là phần kiến thức đòi hỏi phải nhớ lâu và sâu, do đó các bạn nên nghe audio lí thuyết, ôn lí thuyết vào khoảng thời gian mà tiềm thức hoạt động tốt nhất. Những thời điểm tiềm thức hoạt động tốt nhất trong ngày bao gồm: trước khi đi ngủ, khi ngủ dậy và trong lúc ăn.

Trong đó, thời điểm trước khi đi ngủ và khi ngủ dậy sĩ tử nên dành khoảng 15 phút để nghe. Khi ăn trưa và ăn tối, cũng nên dành 15 phút để nghe. Bạn có thể ăn xong rồi nghe hoặc vừa ăn vừa nghe để tiết kiệm thời gian. Như vậy mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 1h đồng hồ để ôn luyện toàn bộ kiến thức lí thuyết của môn Hóa chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia.

Theo kinh nghiệm, các bạn nên tự ghi âm lại thì tốt hơn bởi tự ghi lại bận sẽ biết được mình còn hổng phần kiến thức nào và có sự bù đắp kịp thời, hiệu quả.

Làm nhiều bài tập

Khi đã học lí thuyết chắc chắn rồi thì các thí sinh sẽ làm bài tập với tốc độ nhanh hơn. Qua các bài tập vận dụng, sĩ tử không những rèn luyện được kỹ năng mà còn hiểu cặn kẽ hơn về lý thuyết. Đây là cách ôn thi nhanh nhất giúp bạn làm chủ lý thuyết khó nhớ của những môn học này.