Bị đau hông cả hai bên là bệnh gì năm 2024

Đau hông phải là tình trạng đau nhức phổ biến có thể gặp phải ở nhiều người, bệnh có thể cản trở đáng kể chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân nào gây ra đau một bên hông, triệu chứng như thế nào và làm gì để ngăn ngừa đau hông bên phải?

Đau hông bên phải là bệnh gì?

Đau hông bên phải có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng tiềm ẩn như sỏi niệu quản, bệnh gan mât, ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, chấn thương,… Nhưng nếu cơn đau khớp hông bên phải thường xuất hiện gần háng, có thể cơn đau này có liên quan đến các bệnh lý cơ xương khớp.

Triệu chứng đau hông bên phải

Khi bị đau hông phải, người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau nhức, đau rát hoặc sưng, căng ở vùng hông này. Cơn đau có thể lan đến vùng lưng dưới, mông, đùi và chân người bệnh. Triệu chứng tăng nặng khi người bệnh nằm hoặc ngồi phía bên phải và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi hoặc nằm/ngồi phía ngược lại.

Tình trạng đau nhức làm giảm tính linh hoạt của khớp hông, ảnh hưởng đến thói quen tập thể dục, công việc, thậm chí là khả năng thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như đi lên xuống cầu thang và lên xuống xe hơi, xe máy cũng gặp khó khăn.

Cơn đau hông phải có thể xuất hiện bất cứ khi nào, cản trở sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh

Nguyên nhân gây đau hông bên phải thường gặp

1. Viêm khớp háng

Viêm khớp háng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau hông phải, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Viêm khớp có thể dẫn đến viêm khớp hông và xói mòn sụn đệm xương hông. Ngoài cơn đau, viêm khớp có thể làm giảm phạm vi chuyển động và khiến hông cảm thấy cứng, đặc biệt là cử động của chân như đi bộ, đạp xe, leo cầu thang và cúi xuống để nhặt đồ.

Có nhiều lý do viêm khớp có thể gây đau hông:

  • Thoái hóa khớp có thể xảy ra sau chấn thương hoặc nhiễm trùng gây tổn thương khớp háng.
  • Loạn sản xương hông [hay loạn sản khớp háng] là tình trạng bất thường trong quá trình hình thành xương hông, có thể gây viêm khớp hông sớm.
  • Viêm khớp dạng thấp do phản ứng miễn dịch gây viêm, ảnh hưởng đến tất cả các khớp, trong đó khớp háng có gây đau nhói bên hông phải.

2. Gãy xương hông

Thường gặp ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân là do tình trạng xương yếu và giòn hơn, tỷ lệ bị gãy cao nhất khi ngã.

Gãy xương hông phải cần rất nhiều thời gian để phục hồi

3. Viêm bao hoạt dịch khớp háng

Nếu bị đau ở bên ngoài hông, đùi hoặc mông, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ viêm bao hoạt dịch. Tình trạng viêm các túi chất lỏng nằm giữa các mô xương, cơ và gân, có thể gây ra cơn đau bên hông phải hoặc trái.

Viêm bao hoạt dịch thường là kết quả của các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu không nghỉ ngơi khi cơn đau bùng phát, có thể làm trầm trọng thêm cơn đau khớp hông.

4. Viêm gân cơ

Gân là những dải mô dày gắn xương với cơ. Viêm gân là tình trạng viêm hoặc kích thích gân, được gây ra bởi căng thẳng lặp đi lặp lại do vận động quá mức.

Thói quen vận động quá mức gân cơ – dây nối cơ với xương, sẽ tạo ra những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại. Cuối cùng, dẫn đến mất cân bằng cơ ở hông và gây ra cơn đau một bên hông phải hoặc trái. Cầu thủ đá bóng, VĐV điền kinh… là nhóm đối tượng có nguy cơ bị cơn đau dữ dội này tấn công.

5. Căng cơ, bong gân

Các hoạt động lặp đi lặp lại tại khớp háng có thể gây căng cơ, bong gân và tổn thương dây chằng hỗ trợ hông. Khi “bộ ba” này bị viêm có thể gây đau và cản trở hông hoạt động bình thường.

6. Hoại tử chỏm xương đùi

Tình trạng hoại tử chỏm xương đùi thường hiếm gặp, vì xảy ra âm thầm do máu lưu thông đến xương hông chậm lại và mô xương chết đi do không đủ nguồn cung cấp máu. Thông thường, hoại tử xương [còn gọi là hoại tử vô mạch] xảy ra do sử dụng quá nhiều rượu hoặc corticosteroid. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là kết quả của trật khớp hông hoặc gãy xương.

Các triệu chứng của hoại tử xương đùi bao gồm đau ở đùi, mông, đầu gối, bị đau hông phải và đau háng… cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi đi lại.

7. Hội chứng thắt lưng hông

Bệnh nhân bị hẹp ống sống thắt lưng có thể bị đau lan xuống hông, chân và xuất hiện các triệu chứng thần kinh như tê, ngứa, yếu chi. Hội chứng thắt lưng hông là một hội chứng riêng biệt nhưng ảnh hưởng cả hông và cột sống cùng lúc. Chính vì các biểu hiện và triệu chứng thường bị trùng lặp, nên có thể gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc xác định xem các triệu chứng của bệnh nhân bắt nguồn từ hông, cột sống hay cả hai.

Điều này có thể trì hoãn việc chẩn đoán và điều trị, thậm chí nhiều bệnh nhân phải gặp nhiều bác sĩ và nhà trị liệu để tìm ra nguyên nhân gây đau nhức.

8. Tập luyện, vận động quá sức

Tập thể dục, rèn luyện sức khỏe quá mức có thể làm xuất hiện một số cơn đau sau đó. Đây là phản ứng tự nhiên khi cơ bắp phục hồi. Tuy nhiên, nếu cơn đau hông phải xuất hiện quá mức sau khi tập thể dục, điều này có thể là do khớp bị căng quá mức hoặc thực hiện các bài tập không đúng kỹ thuật.

9. Bưng bê vật nặng

Những người có đặc thù công việc phải bưng bê, nâng vật nặng thường xuyên có thể gây căng thẳng các nhóm cơ và khớp hông trong thời gian dài, dẫn đến đau nhức và có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp hông cao hơn.

Mang, vác vật nặng quá mức có thể gây ra đau nhức hông

10. Chèn ép dây thần kinh

Nếu một dây thần kinh ở hông phải bị chèn ép bởi các cơ, xương hoặc gân xung quanh, có thể gây ngứa ran, viêm đau. Té ngã, tai nạn thể thao là các nguyên nhân khiến dây thần kinh hông bị chèn ép. Một số trường hợp khác như căng cơ, cơ hông không được khởi động trước hoặc sau khi tập thể dục, nằm ngủ sai tư thế… cũng có thể khiến cơ hông bên phải bị đau.

11. Các bệnh lý khác

Đối với phụ nữ, cảm giác đau hông bên phải hoặc trái có thể xuất phát từ xương chậu và các vấn đề phụ khoa như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung, có thể gây đau dữ dội ở vùng bẹn trong thời kỳ rụng trứng hoặc kinh nguyệt.

Tương tự như vậy, các vấn đề với hệ thống tiết niệu, tiêu hóa như ung thư tuyến tiền liệt, viêm dạ dày ruột… cũng gây ra đau đớn ở hông. Theo thời gian, phụ nữ có thể cảm giác cơn đau bắt nguồn từ lưng hoặc cột sống xuống quanh vùng hông và mông.

Đau hông bên phải có nguy hiểm không?

Cho dù nguyên nhân đau hông bên phải là chấn thương, viêm khớp hay do thói quen sinh hoạt… người bệnh đừng bỏ qua bất kỳ rối loạn chức năng hông nào vì có thể làm tăng nguy cơ chấn thương ở các bộ phận khác của cơ thể. Điều này là do hệ thống cơ xương của cơ thể vốn liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu cơn đau hông khiến bạn thay đổi dáng đi hoặc tư thế sẽ làm tăng áp lực và nguy hiểm ở vùng khác như lưng dưới, đầu gối hoặc hông đối diện.

Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ?

Khi “sống chung” với chứng đau hông, nhiều người tự hỏi liệu khi nào cần sự chăm sóc y tế? Theo các chuyên gia, nếu cơn đau mới và nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cần theo dõi vài ngày, đồng thời nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, nếu cơn đau hông bên phải kéo dài trong 3 ngày không thuyên giảm hoặc trầm trọng hơn, không đáp ứng với thuốc giảm đau… người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Một số phương pháp điều trị đau hông phải

Việc điều trị đau hông phải phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây đau. Đối với cơn đau liên quan đến tập thể dục, tư thế vận động,… nghỉ ngơi là biện pháp cải thiện hữu hiệu. Cơn đau này thường biến mất trong vòng vài ngày.

Các tình trạng bị đau hông bên phải khác có thể được điều trị bằng các phương pháp sau đây:

Biện pháp khắc phục tại nhà

  • Điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn [NSAID]: Nếu bạn bị đau hông phải từ nhẹ đến trung bình, các loại thuốc chống viêm, giảm đau có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Những loại thuốc này có thể làm giảm đau và thư giãn ở khớp và cơ hông. Tuy nhiên, việc sử dụng NSAID trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gan.
  • Chườm đá: Chườm đá lên vùng hông bị đau mỗi lần 15 phút trong ngày có thể giúp xoa dịu cơn đau. Nước đá có thể làm giảm viêm và làm tê liệt các đầu dây thần kinh, khiến cơn đau bớt khó chịu hơn. Chỉ nên chườm đá khi được bọc trong vải hoặc khăn tắm, để tránh bị tê cóng và các kích ứng da khác.
  • Giãn cơ: Nhẹ nhàng kéo căng cơ thể có thể làm giảm đau hông phải, đặc biệt nếu nguyên nhân là do dây thần kinh bị căng hoặc bị chèn ép.

Điều trị không phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không giúp giảm được cơn đau hông, bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe vùng hông để kiểm tra xem có bị đỏ, sưng và nóng không… để kiểm tra dấu hiệu của chấn thương hoặc nhiễm trùng. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phạm vi chuyển động bằng cách yêu cầu người bệnh đi bộ hoặc nhấc chân bên phải để kiểm tra.

Không phải tất cả các cơn đau hông đều cần được điều trị bằng phẫu thuật. Trong thực tế có nhiều ca bệnh bị đau hông có thể điều trị bảo tồn, không phẫu thuật bằng một số phương pháp như:

  • Vật lý trị liệu: có hiệu quả trong việc tăng cường tuần hoàn máu cho cơ bắp xung quanh hông. Cơ bắp khỏe hơn giúp giảm viêm và đau hông.

Vật lý trị liệu có thể hỗ trợ chữa đau nhức hông phải

  • Tiêm khớp hông: các mũi tiêm khớp hông có hiệu quả trong việc giảm đau khớp tạm thời. Một số loại mũi tiêm tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm là: tiêm PSOAS, trochanteric Bursa tiêm và tiêm nội khớp.
  • Sử dụng viên uống hỗ trợ giảm đau – bổ khớp JEX thế hệ mới:

Theo các chuyên gia, khớp hông là khớp đảm nhận nhiều chuyển động của cơ thể. Khi vận động liên tục, đặc biệt ở người có tính chất công việc vận động khớp hông nhiều, người thừa cân và béo phì… sẽ dễ gặp các vi chấn thương sụn khớp, làm vỡ ra các mảnh sụn khớp nhỏ và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Lúc này, cơ thể khởi phát quá trình viêm, sưng đau tại khớp hông. Nếu không được cải thiện kịp thời, đau hông bên phải có thể nặng nề và nghiêm trọng hơn.

Trong hành trình tìm giải pháp cải thiện cơn đau khớp và các bệnh lý về khớp nói chung, các nhà khọc Mỹ đã cải tiến và ứng dụng công nghệ khoa học hiện đại bậc nhất đẻ cho ra đời sản phẩm JEX thế hệ mới, gồm các tinh chất quý từ thiên nhiên như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… và phát triển thành sản phẩm JEX thế hệ mới. Sự kết hợp các tinh chất này có tác dụng “trúng đích” vào cơ chế gây ra đau nhức hông phải – rối loạn hệ thống miễn dịch, từ đó hỗ trợ giảm đau nhức, sưng viêm khớp hông bên phải.

Hơn thế nữa, bộ dưỡng chất có trong JEX còn hỗ trợ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản [chất nền] để tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp, cho khớp hông di chuyển trơn tru và linh hoạt hơn. Nhờ đó hỗ trợ tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Sử dụng mỗi ngày 2 viên JEX – không lo bị đau hông phải, tự chủ cuộc sống

Điều trị phẫu thuật

Gãy xương hông, dị tật hông và một số chấn thương có thể cần can thiệp phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế khớp. Mặc dù phẫu thuật thay khớp sẽ cần một số liệu pháp vật lý để làm quen với khớp mới, nhưng đây là phẫu thuật phổ biến và thường thành công nhất. Các vết nứt có thể cần phải sửa chữa bằng phẫu thuật như đinh, nẹp vít.

Bài viết liên quan:

  • Đau hông trái là bệnh gì? 12 nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Làm thế nào để phòng ngừa đau nhói hông bên phải?

Duy trì hông phải và trái khỏe mạnh với các mẹo ngăn ngừa chấn thương hông có thể làm giảm nguy cơ đau hông phải. Dưới đây là một số mẹo chính để bảo vệ hông:

  • Di chuyển khớp hông nhẹ nhàng, tập thể dục nhịp điệu vừa phải để cải thiện tuần hoàn và khả năng vận động, từ đó ngăn ngừa cơn đau do viêm khớp hoặc lạm dụng.
  • Vật lý trị liệu cho các chấn thương hoặc tổn thương khớp đã có từ trước có thể giúp hông hoạt động bình thường.
  • Đừng bỏ qua những vết thương nhỏ ở hông. Hãy điều trị để chúng không trở thành vết thương lớn, có thể dẫn đến đau hông sau này.
  • Đối với những người làm công việc văn phòng, thay đổi tư thế bằng cách đứng lên đi lại sau mỗi giờ ngồi tập trung hoặc nghỉ ngơi kéo dài có thể giúp giảm đau hông.
  • Giãn cơ trước khi tập thể dục nhanh để đảm bảo các khớp được lỏng lẻo, máu và dịch khớp của bạn được lưu thông và đừng quên hạ nhiệt sau đó.
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và cải thiện lưu thông máu đến tất cả các mô và khớp giúp giảm nguy cơ bị thương. Không tập luyện thể thao quá sức và nghỉ ngơi đầy đủ sau thời gian tập thể dục để các khớp và mô của bạn phục hồi hoàn toàn.
  • Mang giày phù hợp để giảm căng thẳng không chỉ cho bàn chân mà còn cho mắt cá chân và đầu gối, có thể dẫn đến các vấn đề về hông.
  • Duy trì cân nặng vừa phải, bởi vì trọng lượng quá mức có thể gây áp lực lên hai bên khớp hông, khiến cơ thể hoạt động kém linh hoạt.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo xương khớp được chắc khỏe từ bên trong.

Kết hợp các mẹo ngăn ngừa đau hông phải và duy trì mỗi ngày 2 viên JEX thế hệ mới sẽ hỗ trợ giữ cho hông khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Nếu đang bị đau hông nghiêm trọng, dai dẳng hoặc ngày càng trầm trọng hơn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên về khớp hông để có phác đồ điều trị phù hợp.

Chủ Đề