Bệnh viêm gan b lây qua những con đường nào năm 2024

Bài viết được viết bởi BS Dương Cao Cường, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Viêm gan do virus viêm gan B là căn bệnh rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con, đường tình dục hoặc tiếp xúc với máu và bệnh phẩm của người bệnh.

Có 2 cách lây nhiễm viêm gan do virus viêm gan B [HBV] là: lây nhiễm theo chiều dọc [ vertical contamination] và theo chiều ngang [horizontal contamination].

Lây nhiễm theo chiều dọc:

  • Là lây nhiễm từ mẹ sang con, đa số xảy ra trong thời kỳ chu sinh hay những tháng đầu sau sinh, không lây nhiễm qua nhau thai. Ở những vùng lưu hành HBsAg cao, kiểu lây nhiễm này là quan trọng nhất, thường gặp ở những nước vùng châu Á.
  • Mức độ lây nhiễm tùy thuộc vào nồng độ HBV DNA và tình trạng HBeAg của mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ có HBeAg [+], trẻ sơ sinh có 95% nguy cơ bị nhiễm nếu không được điều trị dự phòng miễn dịch. Mẹ có HBeAg [-], tỷ lệ lây nhiễm cho con là 32% . Tỷ lệ lây nhiễm cho con tăng lên từ 0% nếu HBVDNA của mẹ thấp hơn 10 5 copies/ml đến 50% nếu HBVDNA của mẹ từ 10 9- 10 10 copies/ml . 28-39% trẻ vẫn bị nhiễm dù đã chích ngừa HBV sau sinh nếu HBVDNA của mẹ từ 10 9 copies/ml trở lên .
  • HBsAg có trong sữa mẹ với nồng độ rất thấp do đó lây truyền chủ yếu là do trẻ bú cắn vào vú mẹ gây trầy xước.

Lây nhiễm theo chiều ngang

  • Có hai kiểu lây nhiễm chính là lây nhiễm qua đường tình dục và lây nhiễm khi tiếp xúc với máu, các vật phẩm của máu hay dịch tiết của người bị nhiễm HBV. HBV không lây truyền qua thức ăn, nước uống và tiếp xúc thông thường.
  • Máu và vật phẩm của máu là yếu tố lây nhiễm quan trọng nhất vì có lượng HBV cao.
  • HBV được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch với nồng độ thấp so với trong huyết tương hơn 100 lần. Các dịch khác như dịch màng bụng, màng phổi, dịch não tủy.. .cũng có chứa HBV.
  • Sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật cũng có chứa HBV nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khả năng lây nhiễm qua các dịch này cũng rất thấp.
  • Lây qua đường tình dục, qua sử dụng chung kim tiêm [chích thuốc, châm cứu, xăm, xỏ lỗ trên cơ thể như xỏ lỗ tai, lỗ mũi...] với người bị nhiễm HBV là kiểu lây theo chiều ngang thường gặp nhất. Dùng chung bàn chải đánh răng và dao cạo râu có dính máu hay dịch của người bị nhiễm cũng có thể bị lây nhiễm HBV.

Bệnh viêm gan do virus viêm gan B lây truyền qua sử dụng chung kim tiêm với người nhiễm HBV

2. Yếu tố nào được đánh giá sẽ làm nặng tình trạng viêm gan virus B trên người bệnh?

Yếu tố ký chủ :

  • Tuổi > 40
  • Nam giới
  • Tình trạng miễn dịch.

Yếu tố siêu vi:

  • Nồng độ HBV DNA cao
  • HBV kiểu gen C
  • Chuyển đổi huyết thanh HBeAg chậm.

Yếu tố môi trường:

  • Uống rượu
  • Đái tháo đường
  • Béo phì
  • Đồng nhiễm siêu vi C, D.

Người thường xuyên uống rượu làm tăng nguy cơ viêm gan B

3. Nếu tôi chưa mang virus viêm gan B, tôi nên làm gì để phòng ngừa bệnh cho bản thân và gia đình?

Những bệnh nhân nhiễm HBV mạn nên được tư vấn để thay đổi lối sống và cách ngăn ngừa lây truyền HBV. Hạn chế uống rượu vì uống rượu nhiều [ nữ > 20g/ ngày, nam > 30g/ngày] là yếu tố nguy cơ đưa đến xơ gan.

Người mang HBV nên được tư vấn để ngăn ngừa cách lây truyền HBV cho người khác.

Những người có tiếp xúc tình dục hay sống cùng nhà với người mang HBV nên chủng ngừa HBV nếu HBsAg [-], anti HBs [-].

Trẻ em được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HBV nên chích một liều globulin miễn nhiễm viêm gan B: HBIG [Hepatitis B Immune Globulin] ngay khi ra đời và hoàn tất chương trình chủng ngừa HBV .

Những người có nguy cơ nhiễm HBV cao như trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HBV, nhân viên y tế, bệnh nhân chạy thận nhân tạo và người có tiếp xúc tình dục với người mang HBV nên thử anti HBs để xem có đáp ứng với thuốc chủng ngừa HBV chưa.

  • Trong khoảng thời gian từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 15 đối với trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HBV.
  • 1-2 tháng sau liều chủng ngừa cuối cùng đối với các đối tượng khác.
  • Theo dõi hàng năm anti HBs đối với bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Những người có antiHBc [+] đơn độc, những người ở vùng dịch tễ thấp và không có yếu tố nguy cơ cũng nên chủng ngừa HBV đầy đủ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Viêm gan B là bệnh lý nghiêm trọng ở gan và viêm gan B lây qua đường nào là băn khoăn của rất nhiều người. Dựa theo mức độ của bệnh, có những trường hợp bị viêm gan B nhưng sẽ chỉ kéo dài trong vài tuần nhưng đôi khi nó cũng tiến triển thành thể mạn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh đến suốt đời. Để phòng tránh viêm gan B, mỗi người nên tiêm phòng vắc xin theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

1. Dấu hiệu nhận biết một người đã mắc viêm gan B

Virus HBV là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng gan hay còn gọi là viêm gan B ở người. Khi bị nhiễm bệnh giai đoạn đầu, cơ thể bệnh nhân sẽ ít bộc lộ dấu hiệu rõ rệt. Đến khi bệnh bước sang giai đoạn nặng hơn thì những triệu chứng bất thường mới lần lượt xuất hiện, ví dụ như: vàng mắt, vàng da, đau hạ sườn phải, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy,...

Chính vì điều này nên viêm gan B còn được coi như một “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe con người. Do đó mỗi người nên tham gia thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện nguy cơ bản thân có đang bị mắc viêm gan B hay không.

Virus HBV là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng gan hay còn gọi là viêm gan B ở người

2. Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Viêm gan B có khả năng lây qua các con đường sau:

Lây qua đường máu:

Nếu bệnh nhân thực hiện những điều dưới đây thì sẽ làm tăng nguy cơ bị lây viêm gan B:

  • Dùng chung bơm kim tiêm với bệnh nhân viêm gan B.
  • Được truyền máu có chứa virus HBV.
  • Tiếp xúc với virus qua vị trí da có vết thương hở.
  • Dụng cụ y tế được dùng trong ca phẫu thuật không được xử trí tiệt trùng đúng cách.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh, ví dụ như bàn chải đánh răng, dao cạo, chỉ nha khoa,...

Lây từ mẹ sang con:

Viêm gan B dễ lây lan từ người mẹ sang thai nhi nhất là vào giai đoạn chu sinh [tức là khi thai kỳ được 28 tuần cho tới sau khi sinh nở 7 ngày]. Trẻ vẫn có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B ở những tháng đầu đời. Tuy vậy không phải tất cả đứa trẻ nào sinh ra từ người mẹ mắc viêm gan B cũng bị lây căn bệnh này. Sự lây nhiễm còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Tải lượng virus trong cơ thể người mẹ tính trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 [3 tháng cuối thai kỳ].
  • Hàm lượng kháng nguyên của virus HBV - HBeAg của thai phụ khi mang thai.

Trong sữa mẹ cũng có khả năng chứa virus HBV nhưng với số lượng rất ít. Trẻ thường sẽ bị nhiễm HBV thông qua bú mẹ nếu đầu vú của người mẹ bị chảy máu và có vết thương hở. Do đó để đảm bảo an toàn cho trẻ, những bà mẹ bị nhiễm viêm gan B tốt nhất là không nên cho con bú mẹ.

Lây qua đường quan hệ tình dục:

Ngoài máu thì virus HBV cũng có thể tồn tại trong dịch tiết, dịch âm đạo và tinh dịch. Nếu quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn hoặc dùng chung dụng cụ mà không khử trùng thì nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cũng như các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm khác là rất cao.

Lưu ý:

  • HBV có thể sống sót ngoài cơ thể người trong tối thiểu là 7 ngày. Do đó những người không tiêm phòng viêm gan B vẫn có khả năng mắc bệnh trong khoảng thời gian này.
  • Thời gian ủ bệnh của HBV là khoảng 30 - 180 ngày, thường là 75 ngày.
  • Trong vòng 30 - 60 ngày phơi nhiễm với virus HBV, bệnh viêm gan B có thể tiến triển nặng và trở thành thể mạn tính.

3 con đường lây nhiễm chính của viêm gan B

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC], viêm gan B có thể tồn tại ở thể cấp tính hoặc nguy hiểm hơn là mạn tính. Nếu không được can thiệp và điều trị đúng cách, bệnh có khả năng trở thành xơ gan hay ung thư gan vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh.

3. Phương pháp giúp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B

Những biện pháp tốt nhất giúp phòng tránh nguy cơ mắc phải viêm gan B đó là:

  • Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B theo đúng lịch tiêm chủng. Nên nhớ rằng vắc xin chỉ thực sự phát huy tác dụng khi bạn chưa nhiễm viêm gan B.
  • Có đời sống tình dục lành mạnh, sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn [bao cao su] khi quan hệ.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khuyên tai, đồ dùng chăm sóc móng tay,... với người khác.
  • Che chắn vết thương hở trên da cẩn thận.

Đối với việc tiêm vắc xin, cả trẻ em và người lớn đều cần phải thực hiện theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế với lịch tiêm chủng như sau:

Ở trẻ em [4 mũi tiêm phòng]:

  • Mũi 1: thường các bác sĩ sẽ tiêm cho trẻ ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Đặc biệt, cần phải tiêm 1 mũi huyết thanh ngừa HBV đối với những trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm B.
  • Mũi 2: tiêm vào lúc trẻ 2 tháng tuổi.
  • Mũi 3: tiêm vào lúc trẻ 3 tháng tuổi.
  • Mũi 4: tiêm vào lúc trẻ 4 tháng tuổi.

Ở người lớn [3 mũi tiêm phòng]:

  • Mũi 1.
  • Mũi 2: 1 tháng kể từ khi tiêm mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng kể từ khi tiêm mũi 1.

4. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến bệnh viêm gan B

Trước đây từng bị nhiễm viêm gan B thì sau này có bị nhiễm lại không?

Trẻ nhỏ bị mắc viêm gan B sau này lớn lên phần lớn sẽ bị viêm gan B mạn tính. Còn người lớn bị viêm gan B thì cơ thể sẽ hình thành kháng thể chống lại virus và có khả năng đào thải chúng. Tuy nhiên vẫn có nhiều bệnh nhân sau này phát triển thành viêm gan B mạn.

Viêm gan B khi nào thì trở thành thể mạn tính?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, nếu kết quả xét nghiệm viêm gan B của bệnh nhân là HBsAg dương tính [có hoặc không có HBeAg] trong ít nhất 6 tháng thì rất có thể viêm gan B đã tiến triển thành mạn tính. Nếu không được điều trị, viêm gan B có khả năng cao sẽ phát triển thành ung thư gan.

viêm gan B có chữa được không?

Đa phần những bệnh nhân mắc viêm gan B đều có thể kiểm soát được sự phát triển của virus viêm gan B cũng như biến chứng của bệnh nếu tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị.

Như vậy, thông qua những thông tin được đề cập trong bài viết thì chúng ta cũng đã biết được rằng bệnh viêm gan B lây qua đường nào, đó là đường máu, từ mẹ sang con và qua quan hệ tình dục. Nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm, viêm gan B có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan. Do đó xét nghiệm là phương pháp hiệu quả nhất giúp chẩn đoán bệnh viêm gan B.

Hãy tiêm vắc xin phòng viêm gan B để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình

Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm, trong đó bao gồm cả viêm gan B. Khi đăng ký thăm khám tại MEDLATEC, bạn sẽ được đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ điều trị nếu gặp các vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống trang thiết bị và máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ là ISO 15189:2012 và CAP giúp đưa ra kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn.

Quý khách hàng có thể liên hệ ngay đến hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.

Viêm gan gì lây qua đường máu?

Đường máu [truyền máu, một số thủ thuật như phẫu thuật, nha khoa, xăm,..] Viêm gan B được biết là loại bệnh lây truyền qua đường máu bởi vì trong máu có chứa nồng độ virus HBV rất cao. Bất cứ trường hợp nào bạn tiếp xúc với máu hoặc được truyền máu từ người dương tính với viêm gan B đều có thể bị nhiễm virus HBV.

viêm gan B lây truyền qua đường gì?

Viêm gan B lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người đã nhiễm bệnh. Đa số người bị Viêm gan B mạn tính bị nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn đầu khi mới sinh. Viêm gan B không phải là bệnh về gen do đó không di truyền.

Làm thế nào mà bị viêm gan B không lây chờ con?

Để phòng tránh lây bệnh viêm gan B cho chồng và con em, thì cả 2 người cần phải tiêm phòng vắc-xin viêm gan B. Trong khi chờ đợi vắc-xin có hiệu quả bảo vệ cần sử dụng biện pháp như phòng bệnh như sử dụng bao cao su khi quan hệ, không sử dụng đồ dùng bao gồm: chung bàn chải đánh răng, khăn mặt, đũa-bát ăn...

Bệnh viêm gan B mạn tính sống được bao lâu?

Trong trường hợp bị viêm gan B mạn tính mà người bệnh không biết hoặc không đi thăm khám kịp thời, virus viêm gan B hoạt động mạnh và phát triển thành ung thư gan, người bệnh chỉ có thể sống trong khoảng 2 - 5 năm. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch, khả năng chống lại bệnh tật cũng quyết định đến thời gian sống của bệnh nhân.

Chủ Đề