Bệnh polyp đại tràng là gì

Nhiều người chủ quan vì nghĩ rằng đa số các trường hợp polyp đại trực tràng đều lành tính và an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các khối u này vẫn tiềm ẩn nguy cơ tiến triển sang ung thư. Vì vậy, hiểu biết đúng về bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

1. Tổng quan về bệnh

Polyp đại trực tràng là một căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Khi niêm mạc đại trực tràng có sự tăng sinh bất thường và phát triển quá mức dẫn đến hình các khối u lồi trong lòng ruột già gọi là polyp. Kích thước của các khối polyp có thể khác nhau, u càng lớn càng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Chúng có thể ở dạng có cuống hoặc không và cũng gây ra những tác động khác nhau với cơ thể người bệnh.

Polyp đại trực tràng là sự phát triển quá mức của niêm mạc tạo nên các khối u lồi

Bạn cần phải chú ý là không phải tất cả các khối u lồi đại trực tràng đều chuyển thành ung thư. Để chuyển đến giai đoạn này thì cần thời gian tiến triển vài năm. Hơn nữa, nếu bệnh được phát hiện sớm thì polyp có thể được loại bỏ hoàn toàn với khả năng tái phát thấp. Các polyp đại trực tràng đa số ở dạng lành tính nhưng có khả năng tiềm ẩn ung thư bởi khi khối u sinh trưởng nhanh đến mức không thể kiểm soát và chưa được biệt hóa sẽ trở thành ác tính.

2. Phân loại polyp đại trực tràng

Polyp tăng sản và polyp tuyến là hai dạng phổ biến nhất hiện nay và được tìm thấy nhiều ở đại trực tràng. Bên cạnh đó vẫn còn một số loại khác tuy nhiên ít gặp hơn.

Polyp tăng sản

Ở dạng này, các khối u lồi thường có kích thước nhỏ và nằm ở vị trí cuối ruột già. Polyp tăng sản ít có khả năng trở thành ác tính nên đa phần không có gì lo ngại khi gặp khối u dạng này. Một số ít trường hợp bệnh các u tăng sản lành tính được phát hiện và chẩn đoán phân biệt thông qua nội soi. Tuy nhiên thường thì kết luận khẳng định được dựa trên kết quả kiểm tra mô bệnh học sau khi cắt bỏ Polyp để có độ chính xác cao hơn.

Polyp tuyến

Theo nhiều nghiên cứu thống kê đã chỉ ra rằng có hơn 2/3 dạng polyp đại trực tràng là polyp tuyến. Các khối polyp tuyến có kích thước lớn hơn so với polyp tăng sản, chính vì vậy mà chúng có khả năng tiến triển thành ác tính. Với các khối u có kích thước lớn hơn 5mm thì tốt nhất nên được loại bỏ để ngăn ngừa những chuyển biến xấu đến tình trạng sức khỏe cơ thể.

Các polyp có kích thước lớn tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành ác tính gây ung thư

Các polyp tuyến có thể được xác định và kiểm tra dưới kính hiển vi. Mặc dù rất ít gặp nhưng vẫn có trường hợp polyp tuyến có chứa tế bào ung thư. Do đó cần phải có sự kiểm soát và theo dõi thường xuyên. Việc điều trị và can thiệp y khoa đối với các polyp ác tính sẽ tùy thuộc vào sức khỏe, tình trạng bệnh của mỗi người.

3. Nguyên nhân của bệnh polyp ở đại trực tràng là gì?

Đột biến gen

Qua các công trình nghiên cứu để tìm kiếm lời giải cho quá trình hình thành các khối polyp đại trực tràng thì các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: Nguyên nhân chủ yếu là do gen bị đột biến khiến cho các tế bào phát triển bất thường rồi tạo nên khối u lồi trong ruột già.

Tuổi

Bên cạnh đó thì độ tuổi cũng là một yếu tố tác động đến sự hình thành polyp. Có đến hơn 90% trường hợp bệnh nhân polyp đại trực tràng trên 50 tuổi với tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới.

Di truyền

Ngoài ra, di truyền cũng đóng một phần không hề nhỏ đến sự phát triển bất thường của niêm mạc đại trực tràng. Những gia đình có người thân mắc bệnh này là một trong nhóm đối tượng được khuyến cáo khám sàng lọc polyp ở đại trực tràng khi bước sang giai đoạn tuổi 50.

Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố nguy cơ khác như: người bị béo phì, ít vận động, nghiện rượu, thuốc lá,... hoặc người mắc các bệnh bao gồm viêm đại trực tràng, bệnh Crohn, hội chứng Peutz - Jeghers, tiểu đường tuýp 2,...

Người nghiện rượu, bia, thuốc lá là nhóm đối tượng có nguy cơ bị polyp đại trực tràng

4. Điều trị và cách phòng tránh

Điều trị

Khi phát hiện các khối polyp hình thành từ ruột già cho đến trực tràng thì bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân cắt bỏ để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm về sau. Hiện nay, việc cắt bỏ polyp được thực hiện thông qua nội soi đại trực tràng được áp dụng phổ biến với hầu hết các bệnh nhân bởi phương pháp này mang lại sự an toàn và hiệu quả điều trị cao.

Với các trường hợp polyp hình thành nhiều và gây biến chứng, việc điều trị bệnh có thể được tiến hành thông qua phẫu thuật. Những bệnh nhân có polyp ác tính và có nguy cơ lan rộng thì cần phải được kiểm tra dưới kính hiển vi. Một số bệnh nhân khi polyp ác tính có sự xâm lấn sâu hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần ruột già và ghép trực tràng với ruột non. Kỹ thuật này cũng được ứng dụng rộng rãi hiện nay bởi có thể loại bỏ hoàn toàn phần ruột hình thành polyp.

Việc điều trị cắt bỏ polyp cần phải được thực hiện tại các cơ sở đảm bảo uy tín để đảm bảo an toàn và phòng tránh được những rủi ro hậu phẫu thuật.

Phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh polyp đại trực tràng, bạn cần chú ý đến một số yếu tố như sau:

  • Nội soi đại trực tràng theo dõi thường xuyên với những người đã phát hiện polyp tuyến.

  • Ăn nhiều rau, củ, quả và ngũ cốc, hạn chế lượng chất béo trong khẩu phần hàng ngày.

  • Xây dựng thói quen sống, sinh hoạt lành mạnh, không rượu, bia, thuốc lá, tăng cường vận động, luyện tập thể thao và kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể.

  • Thực hiện khám và sàng lọc polyp - ung thư đại trực tràng với những người trên 50 tuổi, đặc biệt là những gia đình có tiền sử người thân bị bệnh.

Nội soi đại trực tràng để cắt bỏ polyp được ứng dụng rộng rãi nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân

Nếu bạn muốn tìm kiếm các phương pháp an toàn để hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành polyp đại trực tràng thì tốt nhất nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn. Với bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, bạn cũng có thể liên hệ đến hotline: 1900.56.56.56 để được trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Polyp đại tràng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ chuyển biến thành ung thư gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị căn bệnh này.

Hình ảnh polyp đại tràng

Polyp đại tràng là tình trạng các tổ chức tăng sinh quá mức, hình thành những khối u bên trong niêm mạc đại tràng. Đây là bệnh lý phổ biến trong nhóm bệnh đường tiêu hóa dưới.  Hầu hết các polyp đều lành tính nhưng theo thời gian, một số polyp có nguy cơ phát triển thành ác tính, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chức năng tiêu hóa của người bệnh.

Các polyp cũng có nhiều hình thái khác nhau như có polyp đại tràng có cuống [trông như cây nấm] hoặc không có cuống. Có những trường hợp có một hoặc nhiều polyp mọc trong niêm mạc đại tràng, đường kính dao động từ vài milimet đến vài centimet.

Polyp thường khu trú trong niêm mạc đại tràng.

Thông thường, có hai loại polyp đại tràng bao gồm polyp tăng sản và polyp tuyến. Một số loại khác nguy hiểm hơn. Cụ thể:

  • Polyp tăng sản: là polyp tăng sản nhỏ, nằm cuối đại tràng, thường ở trực tràng và đại tràng sigma, không có khả năng phát triển sang giai đoạn ác tính. Các polyp tăng sản này thường có kích thước dưới 5mm.
  • Polyp tuyến: Chiếm 2/3 trường hợp polyp đại tràng, đa số không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên nếu polyp tuyến càng lớn, khả năng phát triển thành ung thư càng cao.

Ngoài ra, còn 1 dạng polyp là polyp di truyền do rối loạn di truyền như:

  • Hội chứng Lynch: polyp “mọc” ít nhưng nhanh chóng chuyển thành ác tính. Đây là dạng ung thư ruột kết di truyền phổ biến nhất và có liên quan đến các khối u ở vú, dạ dày, ruột non, đường tiết niệu và buồng trứng.
  • Đa polyp tuyến gia đình [FAP] gây nên hàng trăm, thậm chí hàng nghìn khối polyp trong niêm mạc đại tràng ngay từ khi còn nhỏ. Nếu không được điều trị nguy cơ phát triển ung thư ruột kết gần như 100%, thường là trước tuổi 40.
  • Hội chứng Garner: một dạng biến thể của FAP khiến polyp mọc khắp đại tràng và ruột non
  • Đa polyp liên quan đến gen MYH: thường phát triển nhiều polyp tuyến và ung thư ruột kết khi còn trẻ
  • Hội chứng Peutz-Jeghers: polyp phát triển khắp ruột và có thể trở thành ung thư.
  • Hội chứng đa polyp răng cưa: có nhiều polyp tuyến răng cưa ở phần trên bên phải đại tràng, có khả năng trở thành ung thư.

Polyp đại tràng hay polyp đại trực tràng có một hoặc nhiều dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng. Tuy nhiên có những dấu hiệu đặc trưng như:

Triệu chứng Biểu hiện cụ thể
✅ Chảy máu trực tràng ⭐ Trực tràng bị chảy máu, khi đi đại tiện có thể thấy máu tươi. Dễ nhầm lẫn với táo bón hoặc trĩ
✅ Thay đổi màu sắc của phân ⭐ Phân có thể lẫn màu đỏ tươi của máu hoặc màu đen. Sự thay đổi màu sắc này có thể do một số loại thực phẩm, thuốc gây ra.
✅ Thay đổi thói quen đại tiện ⭐ Bệnh nhân thường đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón kéo dài khoảng 1 tuần mà không rõ nguyên nhân, nhất là khi polyp to hoặc bị loét sẽ gây ra triệu chứng như: đi tiểu nhiều lần, đau quặn, mót rặn…
✅ Đau bụng ⭐ Trường hợp polyp kích thước quá lớn có thể gây tắc ruột và xuất hiện những cơn đau kèm theo nôn, bí trung đại tiện.
✅ Cơ thể thiếu sắt ⭐ Chảy máu do polyp trong thời gian dài có thể làm hao hụt sắt trong cơ thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó thở

Các triệu chứng này hầu như rất dễ nhầm lẫn, do vậy nếu gặp một trong những triệu chứng kéo dài bạn nên thăm khám và tìm ra cách điều trị cụ thể.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do lối sống và sinh hoạt không hợp lý, độ tuổi hoặc di truyền từ đời trước.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Sử dụng thức ăn không hợp vệ sinh, dung nạp thực phẩm nhiều dầu mỡ, các thực phẩm gây sưng viêm…
  • Căng thẳng, áp lực: Tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển polyp đại tràng. Nếu bạn thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Tuổi tác: Bệnh thường rất ít gặp ở những người trước 40 tuổi, theo thống kê có khoảng 90% trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi sau 50.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn từng có người bị polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Người làm việc căng thẳng, áp lực có khả năng bị polyp đại tràng cao

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất thường là:

  • Tiền sử trước đó thường có khối u.
  • Những người có thói quen ăn nhiều thịt hoặc đồ béo.
  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc, uống nhiều rượu và đồ uống có cồn.
  • Những người thừa cân béo phì, có cân nặng tăng đột biến trong thời gian ngắn.
  • Đối tượng lười vận động, nằm hoặc ngồi nhiều.
  • Có người thân trong gia đình bị polyp đại trực tràng hoặc ung thư đại tràng.

>> Xem thêm: Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo y học, polyp có hai dạng phổ biến là u tuyến và tăng sản. Các polyp tăng sản đa số sẽ không gây biến chứng thành ung thư, còn những trường hợp mắc polyp tuyến sẽ có khả năng phát triển thành ung thư gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Ngoài ra, các polyp này có thể lành tính hoặc ác tính phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u trong đại tràng. Tuy nhiên, phần lớn bệnh polyp trực đại tràng thường là những tổ chức lành tính, không phát triển thành ung thư. Những trường hợp có kích thước lớn, nguy cơ phát triển ung thư sẽ rất cao. Vì vậy, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Nội soi đại tràng

Các triệu chứng của polyp đại trực tràng không rõ ràng nên chỉ có thể thực hiện các phương pháp nội soi, siêu âm để tìm ra những bất thường bên trong thành niêm mạc. Một số phương pháp chẩn đoán niêm mạc đại tràng xuất hiện các polyp bao gồm:

  • Nội soi đại trực tràng: xét nghiệm “nhạy” nhất để phát hiện polyp và ung thư đại trực tràng và phát hiện lấy mẫu mô [sinh thiết] để phân tích.
  • CT đại tràng: xét nghiệm xâm lấn tối thiểu bằng cách chụp cắt lớp để kiểm tra và cắt bỏ polyp
  • Xét nghiệm qua phân: kiểu tra máu trong phân hoặc đánh giá DNA trong phân để tìm ra dấu hiệu xuất hiện polyp hoặc ung thư ruột kết. Nếu kết quả xét nghiệm phân dương tính sẽ tiến hành nội soi kiểm tra.
  • Thuốc xổ bari: tiêm bari lỏng vào trực tràng sau đó dùng tia X để chụp lại hình ảnh ruột kết. Bari làm cho ruột kết có màu trắng, nếu có polyp sẽ hiển thị hình ảnh các đốm sẫm.

>> Xem thêm: Nội soi đại tràng là gì? Cách thực hiện ra sao và nguy hiểm không?

Điều trị polyp đại tràng hay polyp đại trực tràng thường đi theo hai hướng, sử dụng thuốc và tiến hành phẫu thuật. Trong trường hợp điều trị nội khoa, các bác sĩ thường kê một số loại thuốc kháng viêm thông thường. Tuy nhiên thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời. Nếu bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc, các polyp vẫn phát triển bình thường. Do vậy cách tối ưu nhất để điều trị polyp chính là các phương pháp cắt bỏ, phẫu thuật.

Đây là phương pháp thường sử dụng trong trường hợp bị polyp.

Phương pháp cắt polyp [polypectomy] qua hình thức nội soi không xâm lấn, giúp loại bỏ các polyp dễ dàng, không đau và nhanh chóng. Cách thức tiến hành như sau:

  • Các polyp sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định có tế bào gây ung thư hay không
  • Sử dụng kẹp/kìm sinh thiết [forceps] hoặc vòng dây [wire loop-snare] thông qua nội soi để cắt đốt và cầm máu trong lòng ruột.
  • Trường hợp polyp to có thể tiêm chất lỏng vào bên dưới niêm mạc để nâng và cô lập polyp khỏi các mô xung quanh để có thể loại bỏ
  • Nếu bệnh nhân có polyp cuống to thì các bác sĩ có thể dùng dòng điện cắt kiểu Blend Cut hoặc Coagulation với cường độ thấp để hạn chế chảy máu.
  • Nếu Polyp nằm ở những vị trí khó, ở vị trí khuất thì sẽ được cắt sau khi đầu máy soi đã được gắn ống nhựa trong.

Phương pháp có nhiều ưu điểm như:

  • Hạn chế mổ hở và viêm nhiễm nặng, an toàn, giảm tối đa hiện tượng chảy máu, thủng ruột
  • Không gây đau như phẫu thuật và tỉ lệ hồi phục cao
  • Bệnh nhân không phải nhập viện theo dõi và có thể hoạt động gần như bình thường sau khi cắt bỏ bằng nội soi

Tuy nhiên, cắt polyp đại tràng chỉ nên thực hiện cho các polyp có kích thước nhỏ từ vài mm đến khoảng 1cm và ít polyp trong đại tràng. Trường hợp có càng nhiều polyp chi phí thực hiện càng cao.

>>> Tìm hiểu thêm: Chi phí cắt polyp đại tràng giá bao nhiêu?

Trường hợp polyp phát triển thành ung thư, quá trình điều trị còn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh. Nếu nguy cơ bị ung thư thấp thì không cần điều trị thêm, nếu ung thư đã xâm lấn gây ảnh hưởng đến ruột già thì sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ đại tràng, đại trực tràng.

Phương pháp phẫu thuật thay thế này sẽ tiến hành cắt bỏ ruột già và ghép đại tràng với ruột non. Khi trực tràng được cắt bỏ, bạn phải phẫu thuật tạo một lỗ mở ở ruột non ra ngoài thành bụng hay còn gọi là hậu môn nhân tạo. Chất thải được đưa ra ngoài bằng hậu môn nhân tạo vào túi dùng một lần.

Đối với các polyp lớn khi cắt bỏ có thể gây ra một số biến chứng như: chảy máu, chảy máu dữ dội gây tử vong, thủng đại tràng… Vì vậy, người bệnh nên tiến hành điều trị tại những cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị tốt, bác sĩ có trình độ tay nghề và chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý sau khi cắt nội soi hoặc phẫu thuật đại tràng:

  • Sau khi cắt polyp đại tràng tránh dùng các thuốc kháng đông máu như aspirin, ibuprofen… trong 2 tuần. Nếu dùng warfarin nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Nên sử dụng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tránh vận động mạnh, nên nghỉ ngơi nhiều
  • Nên ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa và chia nhỏ bữa

Mặc dù cắt polyp đại tràng được xem là tiểu phẫu đơn giản nhưng người bệnh cần nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe và chức năng đại tràng. Do đó, bạn cần tuân thủ những chỉ dẫn sau:

Người bệnh thường phải ăn cháo hoặc súp sau khi cắt polyp đại tràng

Ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa:

  • Trong những ngày đầu sau ca mổ bệnh nhân sẽ phải nhịn ăn ít nhất từ 24 – 48 tiếng.
  • Bắt đầu từ ngày thứ 3 trở đi, nếu được bác sĩ cho phép bạn mới có thể ăn được cháo loãng hoặc súp.

Thực phẩm giàu chất xơ:

  • Chất xơ có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngăn chặn táo bón sau khi cắt polyp.
  • Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ không thể bỏ qua như bánh mì đen, bánh mì nâu, cam, chuối, nho…

Thức ăn giàu đạm lành mạnh:

  • Chất đạm cung cấp năng lượng và tham gia vào việc tái tạo mô, làm lành nhanh vết thương.
  • Người sau khi cắt polyp nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm lành mạnh như đậu nành, trứng gà, ngũ cốc…
  • Khi chế biến nên băm nhỏ hoặc hầm nhừ để dễ tiêu hóa.

Thực phẩm chứa chất béo omega-3:

  • Chất béo vừa cải thiện hệ miễn dịch lại có tác dụng tốt trong việc hấp thụ vitamin.
  • Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh từ thực vật như đậu nành, dầu mè, dầu dừa…

Tập thể dục hàng ngày là một trong những phương pháp phòng tránh bệnh polyp đại tràng

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để phòng ngừa bệnh polyp đại tràng bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung rau củ quả và chất xơ, không nên ăn nhiều chất béo, mỡ động vật và các loại thịt đỏ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, sinh hoạt khoa học để giảm thiếu rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết – nguy cơ phát triển thành khối u đường ruột.
  • Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như: đi bộ, yoga, chạy… giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe, đồng thời nâng cao sức đề kháng cơ thể.
  • Nếu cơ thể thừa cân nên thực hiện chế độ giảm cân khoa học.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và nội soi tiêu hóa để tầm soát bệnh, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Hi vọng những thông tin cơ bản về căn bệnh polyp đại tràng ở trên, sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh, từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng ung thư nguy hiểm tính mạng. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát polyp và ung thư để được can thiệp sớm.

XEM THÊM:

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp [thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...] và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…]

Video liên quan

Chủ Đề