Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insuline là gì

Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Làm thế nào để biết cách phòng tránh bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin hiệu quả? Để có lời giải đáp cho những thắc mắc trên, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Biển Việt nhé!

1. Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin và những kiến thức cần nắm rõ

Tiểu đường [hay đái tháo đường] là bệnh rối loạn chuyển hoá, biểu hiện đặc trưng là lượng đường có trong máu cao hơn so với bình thường, mà nguyên nhân chính gây ra là do sự thiếu hụt insulin trong cơ thể hoặc do đề kháng của insulin kém.

Đối tượng mắc bệnh tiểu đường đa số là những người ngoài 40 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, do lối sống, sinh hoạt không hợp lý, hoặc do di truyền mà bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại, bao gồm: Tiểu đường tuýp 1 [tiểu đường phụ thuộc insulin], tiểu đường tuýp 2 [tiểu đường không phụ thuộc insulin] và cuối cùng là tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường đang là nỗi ám ảnh của nhiều người

1.1. Như thế nào là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin?

Tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do insulin sản xuất không đủ cho cơ thể hoặc đề kháng insulin hoạt động kém.

Tiểu đường tuýp 2 có rất ít triệu chứng xảy ra hoặc thậm chí không xuất hiện triệu chứng nào. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 biết mình đang mắc bệnh đái tháo đường chỉ khi phát hiện những biến chứng của bệnh trên cơ thể.

1.2. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin bao gồm những yếu tố gì?

Đa số, đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là những người bị thừa cân, béo phì, hoặc có thể do di truyền. Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý những yếu tố sau để biết và có những biện pháp chữa trị kịp thời, bao gồm:

· Lười vận động.

· Thừa cân, béo phì do ăn uống vô tội vạ, không kiểm soát.

· Đường huyết bị rối loạn.

· Các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tâm thần bao gồm: Tâm thần phân liệt, trầm cảm,…

1.3. Các triệu chứng thường gặp

Khi mắc tiểu đường túyp 2, người bệnh luôn mang trạng thái mệt mỏi, lờ đờ và bị kiệt sức khi làm việc nặng. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 còn gặp phải các triệu chứng khác như:

· Đi ngoài nhiều: Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến đường tiết niệu, khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong một ngày.

· Kích thích sự thèm ăn của người bệnh: Kích thích cảm giác đói bụng và thèm ăn của người bệnh là một trong những chức năng của insulin. Chính vì thế, khi nồng độ insulin cao đồng nghĩa với việc tình trạng thèm ăn của người bệnh tăng lên.

· Mảng da tối màu: Việc xuất hiện những mảng da tối màu ở bẹn, cổ,… cũng là biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2.

· Tê bàn tay, bàn chân: Bệnh tiểu đường gây tổn thương rất lớn đến hệ thần kinh của người bệnh. Điều này gây ra cảm giác tê bì ở bàn tay, bàn chân của người bệnh. Nhưng nếu bệnh trở nặng thì tay chân sẽ sưng phù.

Nếu như xuất hiện nhiều triệu chứng một lúc trên cơ thể, bạn nên đi đến bác sĩ để có thể thăm khám và điều trị sớm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thì nguy cơ cao bệnh sẽ ngày một chuyển biến nặng. Thậm chí, dẫn đến tử vong.

2. Biến chứng của tiểu đường không phụ thuộc insulin mà người bệnh cần biết rõ

Hiện nay, khi cơ thể mắc phải một bệnh lý nào cũng đều gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, và tiểu đường tuýp 2 cũng không ngoại lệ. Theo thời gian, biến chứng sẽ ngày càng trở nặng nếu không phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường tuýp 2 gây ra là gì?

Uể oải, lờ đờ là tình trạng chung của người mắc bệnh

· Biến chứng ở mắt: Nguy cơ cao người bệnh sẽ bị võng mạc đái tháo đường, thậm chí mất thể lực do lượng glucose có trong máu cao làm hỏng các mạch máu nhỏ. Yếu tố này gây ra sự khó khăn trong việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến võng mạc của người bệnh.

· Bàn chân bị ảnh hưởng rất lớn: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tổn thương bàn chân, là do hệ thần kinh trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường.

· Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình dục: Người mắc bệnh tiểu đường thường có biểu hiện uể oải, mệt mỏi dẫn đến mất hứng thú trong quan hệ tình dục. Dây thần kinh bị tổn thương đã tác động rất lớn đến dây thần kinh trong bộ phận sinh dục của người bệnh. Điều này đã gây ra bệnh yếu sinh lý cho cả nam và nữ giới khiến nhiều cặp đôi gặp khó khăn khi quan hệ tình dục.

· Biến chứng răng lợi: Người mắc bệnh tiểu đường dễ gặp phải vấn đề về răng như bị sâu răng,… Lí do là bởi lượng đường trong máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Chính vì thế, trong khoảng thời gian mắc bệnh, người bệnh cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ tối đa 2 lần/ngày nhé.

3. Kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào là hợp lý?

Khi bản thân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, ngoài việc gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị, thì bản thân cũng phải nhận thức được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh để điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp và khoa học. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ được cải thiện nếu như bạn ý thức được sự nguy hiểm của nó và có phương pháp kiểm soát bệnh tốt.

Chế độ ăn uống khoa học cũng là phương pháp tuyệt vời giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh

3.1. Liệu pháp ăn uống

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu. Người bệnh nên tích cực ăn nhiều chất xơ, tránh các loại thực phẩm chứa nhiều mỡ động vật, hoặc đồ ngọt, hạn chế sử dụng các chất kích thích,… Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn hợp lý.

3.2. Liệu pháp vận động

Thực tế cho thấy, vận động không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện hiệu quả định lượng insulin, tình trạng lượng mỡ máu cao và huyết áp cao, loại bỏ bệnh béo phì, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, khiêu vũ, đạp xe,…

Nếu bạn biết cách kết hợp giữa liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động thì sẽ phát huy hiệu quả nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề này bạn cần đến tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành thực hiện.

Trên đây là những thông tin cần thiết đối với những người mắc căn bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Hy vọng, qua bài viết này, người bệnh sẽ nhận thức được mức độ nghiêm trọng mà bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin gây ra và có phương pháp điều trị phù hợp.

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là như thế nào?

Tiểu đường không phụ thuộc insulin [tuýp 2] là một rối loạn chuyển hóa di truyền, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và có khả năng đề kháng với ketosis. Bệnh thường khởi phát sau 40 tuổi. Bệnh nhân có nhiều triệu chứng khác nhau và thường kèm theo béo phì, tăng mỡ máu và tăng huyết áp.

Insulin bao nhiêu là tốt?

Insulin là một hormon có thời gian bán hủy nhanh vì vậy cần được tiến hành xét nghiệm sớm trong vòng 2 giờ sau thời điểm lấy mẫu. Giá trị bình thường theo các mốc thời gian như sau: - Sau ăn 30 phút: 29,9 - 229,9 µU/mL. - Sau ăn 1 giờ: 17,9 - 276,0 µU/mL.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm như thế nào?

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Biểu hiện như: tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau, sụp mi, lác trong, liệt mặt… Tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa...

Bệnh đái tháo đường type 2 sống được bao lâu?

2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu? So với tuýp 1, người bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ ngắn khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường. Con số tuổi thọ sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cách mỗi người đối phó với tiểu đường.

Chủ Đề