Bầu tháng cuối ngủ nhiều có tốt không

Mất ngủ khi mang thai là dấu hiệu phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Tình trạng mất ngủ về đêm có thể diễn ra từ những tháng đầu tiên cho đến tận ngày dự sinh. Vậy đâu là nguyên nhân gây mất ngủ? Tình trạng mất ngủ có gây nguy hiểm đến thai nhi hay không? Mẹ bầu cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.

Triệu chứng mất ngủ khi mang thai thường gặp

Vào giai đoạn đầu mới mang thai hoặc giai đoạn cuối thai kỳ chị em thường gặp các triệu chứng mất ngủ. Những biểu hiện cụ thể của triệu chứng này bao gồm:

–  Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.

–  Ngủ nông giấc, dễ tỉnh và khó ngủ trở lại sau khi tỉnh.

–  Giấc ngủ ngắn.

–  Ngủ chập chờn, rất dễ giật mình trong khi ngủ.

–  Khó ngủ vào ban đêm.

–  Ngủ dậy nhưng vẫn cảm thấy khó chịu mệt mỏi.

–  Dễ buồn ngủ vào thời gian khác trong ngày.

Ở mỗi thai phụ biểu hiện của việc mất ngủ diễn ra khác nhau. Hầu hết mẹ bầu đều mất ngủ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. Nhưng cũng có những trường hợp mất ngủ suốt thai kỳ. Một tỉ lệ rất nhỏ chị em không bị mất ngủ mà ngủ nhiều hơn bình thường.

Mẹ bầu thường bị mất ngủ khi mang thai giai đoạn đầu và những tháng cuối

Nguyên nhân gây nên mất ngủ khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố

Cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều khi có thai. Sự thay đổi nội tiết diễn ra ngay từ những ngày đầu mang thai. Và đây là nguyên nhân gây nên triệu chứng mất ngủ hoặc hay buồn ngủ khi mang thai 3 tháng đầu.  

Ốm nghén

Ốm nghén, buồn nôn và nôn khi mang thai là nguyên nhân gây nhiều mệt mỏi cho bà bầu, làm ảnh hưởng tới sức khỏe như: chán ăn, mệt mỏi, sút cân, mất ngủ. Những cơn nghén đột ngột có thể kéo bà bầu khỏi giấc ngủ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng

Mang thai dẫn đến chán ăn hoặc ăn kém, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thai phụ. Khi mẹ bầu thiếu các loại vitamin, canxi hoặc magie sẽ mất ngủ thường xuyên hơn. Nếu mẹ bầu ăn kém hoặc chế độ ăn không đủ dinh dưỡng còn gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa làm gia tăng tình trạng mất ngủ.

Vấn đề về tiêu hóa

Táo bón, ợ nóng, khí ga là vấn đề mẹ bầu nào cũng phải đối diện trong thai kỳ. Những vấn đề về tiêu hóa này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến mẹ bầu mất ngủ nhiều hơn.

Ợ nóng, ợ hơi là nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ khi mang thai

Tiểu đêm nhiều lần

Mang thai khiến tử cung giãn nở và chèn ép lên hệ bài tiết. Bàng quang, thận, ống dẫn tiểu bị thu hẹp không gian khiến bà bầu phải đi tiểu nhiều lần hơn. Những cơn tiểu đêm liên tục khiến giấc ngủ của bà bầu bị phá vỡ, tình trạng mất ngủ vì thế mà gia tăng.

Đau nhức cơ thể, đau lưng, chuột rút

Đau lưng, nhức mỏi hay chuột rút là tình trạng chung của các bà bầu. Những triệu chứng này gia tăng theo thời gian mang thai. Càng cuối thai kỳ cơ thể càng nặng nề và dễ đau nhức. Từ đó dẫn đến mất ngủ và đặc biệt là tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối sẽ tăng lên.

Tăng nhịp tim

Tim đập nhanh hơn để đảm bảo lượng máu cung cấp cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Điều này lại gây rắc rối cho cơ thể mẹ với những cơn thở gấp và dễ tỉnh giấc đột ngột.

Nghẹt mũi và các vấn đề về hô hấp

Viêm mũi, nhiễm trùng, cảm lạnh thường xảy ra trong suốt 9 tháng mang thai khi cơ thể mẹ trở nên yếu ớt hơn. Những vấn đề này dẫn đến nghẹt mũi, ho, khó thở và khiến bà bầu khó đi vào giấc ngủ hơn. Giấc ngủ của mẹ cũng nông hơn và dễ tỉnh do hô hấp khó khăn.

Áp lực từ thai nhi

Thai nhi lớn lên mỗi ngày trong bụng mẹ. Sau mỗi tuần con đều tăng một chút kích cỡ và mở rộng không gian sống trong tử cung. Càng những tháng cuối em bé càng lớn và hoạt động nhiều hơn khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ.

Thai nhi lớn dần lên khiến mẹ bầu dễ bị mất ngủ khi mang thai

Rối loạn tâm lý

Rối loạn tâm lý không chỉ gây mất ngủ 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối mà còn làm bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa. Những lo lắng bất an khi mang thai là nguyên nhân gây nên mất ngủ hoặc gia tăng tình trạng này.

Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai

Dựa vào nguyên nhân cụ thể, bà bầu có thể khắc phục tình trạng khó ngủ mất ngủ khi mang thai. Cải thiện vấn đề tâm lý và cân bằng dinh dưỡng là hai phương pháp trực tiếp mang lại hiệu quả nhanh. Tâm sự nhiều hơn với gia đình hoặc chồng về những khó khăn khi mang thai. Cân đối bữa ăn đủ chất, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì? Ăn đủ chất với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết. Chú ý bổ sung vitamin A – B – E, canxi và các loại khoáng chất khác. Hạn chế các thức ăn gây áp lực cho hệ tiêu hóa như đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga…

Ngoài ra mẹ bầu còn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Xử lý ngay khi gặp các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, đau nhức. Tuyệt đối không để tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều ngày tạo thành thói quen ngủ ít cho não bộ.

Mẹo hay giúp cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai hiệu quả

Để cải thiện chứng mất ngủ mẹ bầu có thể áp dụng những mẹo nhỏ nhưng cực kỳ hiệu quả dưới đây:

– Súc miệng, nhỏ mũi bằng natri clorid 0.9% để cải thiện hô hấp.

– Ăn uống đủ chất: tinh bột – đạm – chất xơ – khoáng chất cần thiết.

– Tập yoga hoặc thể dục nhẹ mỗi ngày để giảm căng thẳng và đau nhức cơ thể.

– Massage, tắm nước ấm, xoa bóp để giảm đau cơ, đau lưng.

– Hạn chế xem tivi hoặc dùng điện thoại trước khi ngủ.

– Uống nước cách giờ ngủ 45 phút, đi vệ sinh trước khi ngủ để hạn chế tiểu đêm.

– Chú ý ăn uống, chia nhỏ bữa ăn để hạn chế các vấn đề về tiêu hóa.

– Sử dụng gối bà bầu để nâng đỡ cơ thể tốt hơn.

– Hạn chế âm thanh, ánh sáng, tạo không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái.

Những giải đáp hữu ích về chứng mất ngủ khi mang thai mẹ bầu nên biết

Mới mang thai có bị mất ngủ không?

Mất ngủ khi mới mang thai là tình trạng thường gặp ở các bà bầu. Do thay đổi nội tiết tố và cơ thể mẹ chưa làm quen được với tình trạng mang thai nên hầu hết các bà bầu bị mất ngủ. Nguyên nhân mất ngủ giai đoạn này khá đa dạng và liên quan tới thay đổi sinh lý. Cơ thể mệt mỏi do tim đập nhanh hơn và phải chia sẻ oxy cho bào thai. Bào thai chèn ép khung chậu. Ốm nghén trong giai đoạn đầu thai kỳ và nhiều lý do khác.

Bà bầu bị mất ngủ về đêm

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ ban đêm hoặc rối loạn giấc ngủ. Đây là trạng thái có tính chu kỳ và có thể khắc phục được nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài nhiều tuần hoặc mệt mỏi sút cân thì mẹ cần thăm khám ngay lập tức.

Mới mang thai mẹ bầu mất ngủ do ốm nghén, thay đổi nội tiết tố

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi

Mất ngủ khi mang thai là tình trạng bình thường. Nhưng nếu mất ngủ triền miên kéo theo giảm cân, suy nhược cơ thể thì mẹ bầu cần cảnh giác. Mất ngủ quá nhiều có thể gây nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và nhiều vấn đề khác. Hãy đến bệnh viện thăm khám và cho bác sĩ biết tình trạng nếu bạn thuộc diện mất ngủ nặng.

Mất ngủ hoặc buồn ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Tùy vào cơ địa mà mẹ bầu có thể mất ngủ hoặc ngủ nhiều đột ngột trong 3 tháng đầu. Hầu hết chị em sẽ khó ngủ vào ban đêm, lờ đờ và buồn ngủ nhiều vào buổi sáng. Số khác sẽ thèm ngủ nhiều hơn, có trường hợp ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày.

Bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa

3 tháng giữa là giai đoạn mẹ bầu ít mất ngủ nhất nhưng không phải không có. Tam cá nguyệt thứ hai được xem là giai đoạn ổn định nhất của thai kỳ nên tình trạng mất ngủ sẽ giảm thiểu. Nhưng nếu giai đoạn đầu mẹ bầu mất ngủ nặng có thể gây thói quen cho đồng hồ sinh học. Khiến cơ thể bị đảo lộn giờ giấc và mất ngủ ngay cả khi đã sang 3 tháng giữa. Hãy điều chỉnh ngay khi thấy dấu hiệu mất ngủ kéo dài trong thai kỳ.  

Bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

Mất ngủ trước sinh là mất ngủ sinh lý thông thường. Nhưng có một vài trường hợp mất ngủ 3 tháng cuối sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Hãy điều chỉnh giấc ngủ và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể trong giai đoạn này. Nếu không thể tự khắc phục mẹ bầu nên thăm khám để nhận tư vấn chuyên nghiệp từ bác sĩ.

Địa chỉ khám thai hoàn hảo cho mẹ bầu tại Hà Nội

Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ khám thai và vượt cạn uy tín tại Hà Nội, được hàng nghìn mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Với bề dày 19 năm kinh nghiệm, khoa Sản tự hào đã chào đón hơn 40.000 bé sơ sinh ra đời khỏe mạnh.

Mẹ bầu đăng ký thai sản và sinh con trọn gói tại đây sẽ được thăm khám với đội ngũ bác sĩ sản khoa giỏi chuyên môn cùng hệ thống máy móc hiện đại. Thêm vào đó, sau sinh, mẹ sẽ được nghỉ ngơi trong không gian phòng ốc rộng rãi, tiện nghi và thoải mái; được phục vụ những bữa ăn giàu dinh dưỡng được chế biến cẩn thận.

Trong quá trình mang thai, nếu gặp các vấn đề bất thường như mất ngủ khi mang thai mẹ bầu có thể thăm khám tại bệnh viện để được tư vấn cụ thể về cách khắc phục hiệu quả.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Tại sao bà bầu 3 tháng cuối hay buồn ngủ?

Trong tháng cuối của thai kỳ, kích thước và trọng lượng của thai nhi đã phát triển rất lớn. Từ đó tạo áp lực lên nhiều cơ quan, bộ phận của mẹ như: tim, gan, thận và cả quá trình trao đổi chất cũng phải hoạt động “hết công suất”. Chính sự thay đổi này khiến bà bầu tháng cuối thường cảm thấy buồn ngủngủ nhiều hơn.

Tại sao bà bầu hay ngủ nhiều?

Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai nhiềubầu hay buồn ngủ, ngủ nhiều hơn so với bình thường. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cơ thể của bà bầu sẽ tự động tiết ra hormone progesterone giúp cho cơ thể được điều hòa khi có sự thay đổi lớn.

Bà bầu cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?

Việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, bà bầu cũng cần đi ngủ trước 23h và nên dành khoảng 30 phút ngủ trưa để đảm bảo sự có một thai kỳ luôn khỏe mạnh.

Bà bầu nên ngủ trưa bao lâu?

bầu ngủ trưa không chỉ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tái tạo năng lượng cho buổi chiều mà còn có thể giảm rủi ro sinh con nhẹ cân. Đây là thông tin mới nhất được các nhà khoa học công bố. Ngủ trưa chỉ cần 5 phút ngủ sâu là cơ thể có thể thư giãn và phục hồi. Dành thời gian nghỉ ngơi từ 20-30 phút là đủ.

Chủ Đề