Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ngày nộp năm 2024

Hóa đơn điện tử có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không là thắc mắc của không ít người. Theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Hóa đơn điện tử có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?

Hiện nay, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử sẽ không phải lập và gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế trừ trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố chưa khắc phục được, cơ quan thuế phải bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng.

Cụ thể, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế do hệ thống cấp mã hóa đơn điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố và chưa khắc phục được

Khoản 2 Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

2. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên. Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố. Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.

Hóa đơn điện tử có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không? [Ảnh minh họa]

Trường hợp 2: Khi chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể…

Khoản 2 Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định một số trường hợp khác phải nộp báo cáo theo sự kiện phát sinh.

Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế khi:

  • Chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể hay chuyển đổi sở hữu.
  • Giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Trước ngày 01/7/2022, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế cũng phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ.

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2022, tất cả doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đều phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử nên sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nữa và chỉ phải nộp nếu thuộc 01 trong 02 trường hợp nêu trên.

Lưu ý:

­Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê với cơ quan thuế nơi chuyển đi.

Như vậy, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, trừ một số trường hợp nêu trên.

Mức phạt chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn?

Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có thể là 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế về việc tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc cùng với thời hạn quyết toán thuế.

Theo Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy mức độ vi phạm, mức phạt đối với hành vi chậm/không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:

- Hình phạt chính:

Hành vi

Mức phạt

Chậm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

- Từ 01 ngày - 05 ngày [có tình tiết giảm nhẹ]

Phạt cảnh cáo

- Từ 01 ngày - 10 ngày [không có tình tiết giảm nhẹ]

Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng

- Từ 11 ngày - 20 ngày

Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng

- Từ 21 ngày - 90 ngày

Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng

- Từ 91 ngày trở lên

Phạt tiền từ 05 - 15 triệu đồng

Không nộp Báo cáo

- Phạt tiền từ 05 - 15 triệu đồng

- Buộc phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Như vậy, mức phạt tiền đối với hành vi không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là 05 - 15 triệu đồng đối với tổ chức và 2,5 - 7,5 triệu đồng đối với cá nhân.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, băn khoăn về cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hay muốn tìm hiểu thêm về giải pháp hóa đơn điện tử hàng đầu MY-INVOICE, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí 24/7 theo số Hotline: 0961.980.498

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nộp khi nào?

Việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế.

BC26 là gì?

Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng [BC26/AC] chỉ dành cho những Hóa đơn được quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC bao gồm: Hóa đơn cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các của ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại ...

Không thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động bị xử phạt như thế nào?

Như vậy, doanh nghiệp không thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Khi nào cần báo cáo tình hình sử dụng lao động?

Như vậy, mỗi năm, người sử dụng lao động sẽ phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động định kì 06 tháng và hằng năm. Hạn cuối để thực hiện thủ tục này là trước ngày 05/6 và trước 05/12.

Chủ Đề