Báo caáo kiểm toán đại quang minh 2023 năm 2024

Thực hiện Phiên họp thứ 26, sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước.

ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI SẼ TỔ CHỨC PHIÊN GIẢI TRÌNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI: HƯỚNG ĐẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN

Tại Phiên họp, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ nhấn mạnh: Với phương châm “làm ít nhưng chất”, hạn chế tối đa sự xuất hiện các đoàn kiểm toán trên 01 địa bàn, tránh chồng chéo, trùng lắp với cơ quan thanh tra, kiểm tra theo Nghị quyết 75/2022/QH15 của Quốc hội, kế hoạch kiểm toán [KHKT] năm 2023 đã giảm 49 nhiệm vụ [tương ứng giảm 67 đoàn] so với năm 2022. Ngoài tăng cường kiểm toán báo cáo quyết toán của bộ, cơ quan trung ương, địa phương và kiểm toán hoạt động, chuyên đề theo Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước, KHKT đã lựa chọn kiểm toán các chủ đề lớn, chuyên đề có phạm vi rộng được Quốc hội, dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời kịp thời bổ sung một số nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và của Thủ tướng Chính phủ.

Toàn cảnh Phiên họp.

KTNN cũng đã tập trung nâng cao chất lượng lập KHKT cuộc kiểm toán thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó đã giảm đáng kể thời gian, nhân sự khảo sát, kiểm toán trực tiếp, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của đơn vị được kiểm toán.

Cùng với việc triển khai KHKT năm 2023, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành Hướng dẫn xây dựng KHKT trung hạn 2024-2026 và KHKT năm 2024, tiếp tục với phương châm “làm ít nhưng chất”, bám sát Chiến lược phát triển KTNN và các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số nhiệm vụ năm 2024 không tăng so với năm 2023, tập trung kiểm toán báo cáo quyết toán các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, kiểm toán chuyên đề đảm bảo chất lượng.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ khẳng định, với quan điểm không ngừng nâng cao chất lượng, tránh chồng chéo và tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo với nhiều giải pháp. Đồng thời, để hoạt động kiểm toán được thực hiện thống nhất, chất lượng, hiệu quả, Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành nhiều hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước thường xuyên chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; chú trọng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán và thanh tra công vụ. Đặc biệt, để các đơn vị nắm bắt, phát huy những mặt đã làm được và chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế, sai sót, tại Hội nghị giao ban hàng tháng ngành đã công bố công khai những mặt đã làm được và những sai sót được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan trong và ngoài ngành, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của cán bộ, công chức; tiếp tục duy trì chấm điểm các đoàn kiểm toán chất lượng vàng. Bên cạnh đó, để tham mưu, tư vấn những vấn đề quan trọng của ngành, Tổng Kiểm toán nhà nước đã thành lập Tổ tư vấn chuyên môn, thành viên Tổ tư vấn là những cán bộ có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kiểm toán.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ cho biết, đến 31/8/2023 toàn ngành đã xét duyệt 127 KHKT, triển khai 114/166 đoàn kiểm toán, kết thúc kiểm toán 93 cuộc, lãnh đạo KTNN đã tổ chức xét duyệt 94 dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành 61 báo cáo kiểm toán. Kết quả kiểm toán cho thấy còn có đơn vị chưa chấp hành đầy đủ quy định trong quản lý, điều hành thu, chi ngân sách; quản lý tài sản, đất đai; quản lý doanh thu, chi phí; đầu tư vào một số đơn vị không hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra cho từng năm tại các Chương trình mục tiêu quốc gia được kiểm toán đều thực hiện chưa đạt; một số chính sách còn bất cập, chậm sửa đổi và chưa sát thực tế… Sơ bộ kết quả kiểm toán đối với 61 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 90 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý không phù hợp; kiến nghị chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật nhiều tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp.

Về công khai kết quả kiểm toán, việc công khai kết quả kiểm toán được KTNN thực hiện theo quy định. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2022, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2021 sau khi báo cáo Quốc hội được KTNN in thành sách và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của KTNN, Báo Kiểm toán; công khai danh sách tổ chức, cá nhân chưa thực hiện kiến nghị kiểm toán trên Cổng thông tin điện tử của KTNN theo Nghị quyết 53/2022/QH15 ngày 15/6/2022 của Quốc hội; số hóa và cung cấp kịp thời các báo cáo kiểm toán đến Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội theo hình thức điện tử theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội. Ngoài ra, đối với các cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng vàng hoặc đề nghị khen thưởng đột xuất đã được tổng hợp những nội dung, phát hiện trọng yếu và công khai trên Cổng thông tin điện tử của KTNN, Báo Kiểm toán.

Về phối hợp công tác, KTNN luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; đã gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về KHKT năm của KTNN; đặc biệt, đã cùng Thanh tra Chính phủ rà soát, kiểm tra KHKT và kế hoạch thanh tra của 02 cơ quan trước khi ban hành KHKT năm nhằm tránh chồng chéo. Đồng thời, trong quá trình kiểm toán chủ động điều chỉnh giảm, không kiểm toán đối với những đầu mối, đơn vị đã được các cơ quan thanh tra, kiểm tra nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp; giảm thiểu sự phiền hà cho các đơn vị được kiểm toán.

KTNN đã cung cấp 265 báo cáo kiểm toán và tài liệu cho các cơ quan có liên quan để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát; tổng hợp kết quả kiểm toán liên quan đến các nội dung giám sát để cung cấp cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo yêu cầu; tiến hành sơ kết và ký Quy chế phối hợp công tác với Thường trực HĐND và UBND các tỉnh; tích cực cử lãnh đạo ngành tham gia các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tham gia một số Ban chỉ đạo, tổ công tác của Chính phủ; cử nhiều lãnh đạo cấp vụ tham gia Tổ soạn thảo các Dự án Luật của Chính phủ, các đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương...

Các đại biểu, đại diện các cơ quan của Chính phủ tham dự Phiên họp.

Sơ bộ đến 31/8/2023, số thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 về xử lý tài chính đạt tỷ lệ 67,4% [cùng kỳ năm trước 56,3%]; các cơ quan đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 19/270 văn bản quy phạm pháp luật thay thế các văn bản không phù hợp; có 33/183 báo cáo có kiến nghị về kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân được thực hiện.

Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hiện quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, KTNN đã ban hành Kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của ngành và Kế hoạch của Tổng Kiểm toán nhà nước - Thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tổng Kiểm toán nhà nước đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trước, trong quá trình kiểm toán, trong đó yêu cầu toàn ngành tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành và trong hoạt động kiểm toán.

Đặc biệt, ngày 28/10/2022 Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 1346/CT-KTNN về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ. Đồng thời, để tăng cường việc phát hiện, xác minh, làm rõ các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong quá trình kiểm toán để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định, ngày 05/7/2023 Tổng Kiểm toán nhà nước đã ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để thống nhất trong tổ chức thực hiện. Ngoài ra, với trách nhiệm thành viên Ban chỉ đạo, Tổng Kiểm toán nhà nước cũng đã tích cực phối hợp, tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc chỉ đạo rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực.

Chủ Đề