Bảng không để hàng hóa trên bình chữa cháy

Nhiều doanh nghiệp/tài xế hoạt động vận tải – vận chuyển luôn có nhiều thắc mắc rằng có yêu cầu thiết bị PCCC trên xe ô tô hay không!

Từ trước đến nay, có nhiều quy định được ban hành, trong đó có quy định riêng từng hạng mục trang thiết bị PCCC khác nhau cho từng loại xe.

Vậy, quy định trang bị bình chữa cháy trong xe ô tô – xe tải, lắp đặt trang thiết bị vật dụng về PCCC được quy định như thế nào?!

PCCC Thành Phố Mới xin thông tin tới Quý khách hàng và bạn đọc nội dung về “quy định trang bị bình chữa cháy trong xe ô tô”

Bảng không để hàng hóa trên bình chữa cháy

Ô tô 4 chỗ có cần trang bị bình chữa cháy không?

Không bắt buộc trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô 4 chỗ. Trước đây, điều này là bắt buộc theo Thông tư số 57/2015/TT-BCA, tuy nhiên theo Thông tư số 148/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an thì quy định đã được bãi bỏ.

Điều này đồng nghĩa từ ngày 20/02/2021 xe ô tô từ 04 đến 09 chỗ ngồi không bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy.

Quy định trang bị bình chữa cháy xe ô tô

Nội dung được trích từ: Thông tư 148/2020/TT-BCA và một phần từ thông tư 57/2015/TT-BCA

1. Định nghĩa trang bị phương tiện PCCC với các loại xe

Về trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được chia làm 2 nhóm chính:

1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (di chuyển)

2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (vận chuyển)

2. Danh mục thiết bị PCCC trang bị trên xe ô tô

No. Loại phương tiện Danh mục, định mức trang bị

  • Bình bột chữa cháy xách tay (không nhỏ hơn 2kg)

hoặc

  • Bình khí chữa cháy CO2 xách tay (không nhỏ hơn 2kg)

hoặc

  • Bình chữa cháy gốc nước xách tay (không nhỏ hơn 3 lít)
  • Bình bột chữa cháy xách tay (không nhỏ hơn 4 kg)

hoặc

  • Bình khí chữa cháy CO2 xách tay (không nhỏ hơn 5kg)

hoặc

  • Bình chữa cháy gốc nước xách tay (không nhỏ hơn 6 lít) Đèn pin cầm tay 1 Ô tô trên 09 chỗ ngồi x x x 1.1 Ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi 2 bình x 1 chiếc 1.2 Ô tô trên 30 chỗ ngồi 2 bình 1 bình 1 chiếc 2 Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo 1 bình 2 bình 1 chiếc

Bảng không để hàng hóa trên bình chữa cháy

3. Danh mục thiết bị PCCC trang bị xe ô tô vận chuyển hàng hóa

Định nghĩa hàng hóa: Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

No.

Loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Danh mục, định mức trang bị

  • Bình bột chữa cháy xách tay

(không nhỏ hơn 4kg)

  • Kìm cộng lực

(Chiều dài tối thiểu 600 mm; cắt được sắt có đường kính tối thiểu Ø10 mm)

  • Búa

(Khối lượng đầu búa tối thiểu 1,25 kg)

  • Xà beng

(Bằng thép, bề mặt sơn tĩnh điện; có chiều dài tối thiểu 750 mm; một đầu dẹt và một đầu cong để nâng, bẩy vật nặng)

Đèn pin phòng nổ cầm tay

1Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ1.1 Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn 2 bình 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1.2 Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên 3 bình 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 2Loại 2. Khí (khí dễ cháy; khí không dễ cháy, không độc hại; khí độc hại)2.1 Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn 2 bình 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 2.2 Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên 3 bình 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 3Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy3.1 Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn 2 bình 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 3.2 Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên 3 bình 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 4Loại 4. (Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; chất có khả năng tự bốc cháy; chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy)4.1 Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn 2 bình 1 chiếc 01 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 4.2 Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên 3 bình 1 chiếc 01 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 5Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác5.1 Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn 1 bình 1 chiếc 01 chiếc 1 chiếc 1 chiếc 5.2 Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên 2 bình 1 chiếc 01 chiếc 1 chiếc 1 chiếc

Bảng không để hàng hóa trên bình chữa cháy

4. Yêu cầu thiết bị PCCC trang bị xe tải

Trên đây là danh mục thiết bị PCCC dành cho xe ô tô/xe tải. Quý khách hàng vui lòng kiểm tra loại xe và trang bị các thiết bị tương ứng theo quy định.

Ngoài ra, theo 5 danh mục hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, sẽ có các thiết bị theo từng hạng mục khác nhau, các danh mục bao gồm:

  • Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ
  • Loại 2. Khí (khí dễ cháy; khí không dễ cháy, không độc hại; khí độc hại)
  • Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy
  • Loại 4. (Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; chất có khả năng tự bốc cháy; chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy)
  • Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác

→ Để xem các thiết bị nào thuộc từng hạng mục, xem tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP.

Bảng không để hàng hóa trên bình chữa cháy

5. Kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy

Cũng theo quy định trên, sửa đổi và bổ sung tại điều 7, thì:

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được kiểm định theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

→ Các thiết bị PCCC trang bị trên xe ô tô bắt buộc phải được kiểm định để đảm bảo an toàn! (có tem kđ)