Bảng giá gỗ sưa 2023

TPO - Ông Đinh Văn Lai, trưởng thôn Phụ Chính mới đây cho biết việc đấu giá lô gỗ sưa trăm tỷ của thôn Phụ Chính lần thứ 5 tạm hoãn lại do tình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thành phố đang trong thời gian giãn cách xã hội.

Trao đổi với PV, ông Đinh Văn Lai, trưởng thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết đã chuẩn bị xong các thủ tục liên quan đến việc đấu giá lô gô sưa trăm tỷ từ 2 tuần trước, nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến càng phức tạp nên đã quyết định dừng.

"Chúng tôi đã làm xong thủ tục, chuẩn bị đăng tải thông tin để đấu giá nhưng do dịch bệnh COVID-19 phức tạp, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội nên tôi quyết định dừng việc đấu giá, hiện lô gỗ sưa vẫn đang được bảo quản trong thùng container tại nhà văn hóa", ông Lai cho biết.

Bảng giá gỗ sưa 2023

Lô gỗ sưa trăm tỷ tại thôn Phụ Chính chưa thể đấu giá lần thứ 5 do tình hình dịch COVID-19.

Theo kế hoạch trước đó, ông Lai cho biết sẽ mở bán đấu giá lô gỗ sưa đang được cất trong thùng container lần thứ 5 vào khoảng tháng 7/2021. Việc đấu giá sẽ nhờ các cơ quan Sở Tư pháp tư vấn, làm thủ tục, đăng tải thông tin để đấu giá như những lần trước.

Trưởng thôn Phụ Chính khẳng định việc đấu giá thành công số tiền bán được sẽ tuyệt đối không chia sẽ dùng tu bổ các công trình phúc lợi trên địa bàn thôn trong đó có 1 chùa và 2 nhà văn hóa.

Bảng giá gỗ sưa 2023

Lô gô sưa được bảo quản trong thùng container.

Để bảo quản lô gỗ sưa này cũng khá tốn chi phí, mất hàng trăm triệu/tháng, vì vậy, người dân thôn Phụ Chính mong muốn có thể bán được sớm. “Càng để lâu thì giá càng xuống, bán không trôi, hơn nữa tốn cả chi phí nên tôi cũng sốt ruột, bán càng nhanh càng tốt”. ông Lai nói.

Trước đó, hồi tháng 1/2019, người dân trong thôn Phụ Chính cùng lực lượng chức năng chặt hạ 2 cây sưa tại chùa Vĩnh Phúc. Người dân sau đó kiểm đếm gỗ và cho vào trong thùng container, bảo quản, trông giữ nghiêm ngặt chờ thời điểm đem ra bán đấu giá.

Bảng giá gỗ sưa 2023
Người dân chặt hạ cây gỗ sưa 130 năm tuổi ở Phụ Chính vào tháng 1/2019.

Số gỗ sưa nói trên được chia làm 5 nhóm, trong đó, số gốc nhỏ, rễ cây sưa sẽ được bán với giá sàn (mức thấp nhất) là 6,5 triệu đồng/kg; phần thân cây sưa, tuỳ theo chất lượng gỗ sẽ được phân thành các loại giá sàn khác nhau: loại 32 triệu đồng/kg (nhóm đặc biệt); loại 28 triệu đồng/kg (nhóm 1); loại 22 triệu đồng/1kg (nhóm 2); loại 15 triệu đồng/kg (nhóm 3). Tổng giá trị giá của cả 5 nhóm tạm tính theo khởi điểm là hơn 146 tỷ đồng.

Tính đến nay, sau hơn 2 năm đã trải qua 4 lần đấu giá, lô gỗ sưa vẫn chưa tìm được chủ nhân mới, giá trị của lô gỗ cũng mất 1/3. “Giá từ 146 tỷ, giờ định lại chỉ còn 100 tỷ thôi, hụt mất 1/3 rồi. Đầu năm 2019 bắt đầu bán đấu giá, đến nay cũng qua 4 đợt, gần nhất là tháng 6/2020, đều do giá cao không ai mua”, ông Lai chia sẻ.

Bảng giá gỗ sưa 2023

20/05/2020

Bảng giá gỗ sưa 2023

12/12/2019

Bảng giá gỗ sưa 2023

16/05/2021

Bảng giá gỗ sưa 2023

17/03/2021

Ở Trung Quốc có rất nhiều đại gia sẵn sàng trả tiền tỷ để được sở hữu cây gỗ sưa, loại cây “đắt hơn vàng”. Vì sao loài cây này lại có giá trị lớn đến như vậy?

Nhiều người tin rằng gỗ sưa có tác dụng đặc biệt dù các nghiên cứu khoa học chưa thể chứng minh điều này…

Gỗ sưa, “báu vật” của các vua chúa

Cây gỗ Sưa đỏ có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain. Ở Việt Nam cây sưa đỏ còn gọi là cây Huỳnh đàn đỏ, Trắc thối hay cây Huê mộc vàng, còn ở Trung Quốc cây sưa đỏ được gọi là cây Hoàng hoa lê Hải Nam vì cây mọc chủ yếu ở Hải Nam.

Theo một số sách cổ như “Bác vật yếu lãm” và “Bản mục thập di” cho biết, gỗ sưa của người Giao Chỉ (tức vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay) là loại gỗ tốt nhất. Người xưa thường chế tác gỗ sưa đỏ để làm ngai vàng, đồ dùng hàng ngày, bàn ghế cũng như giường tủ cho các vua chúa cũng như những gia đình thuộc giới quý tộc.

Gỗ sưa được dùng ở Trung Quốc từ thời Đường, và sau được ưa chuộng rộng rãi vào thời Minh và Thanh. Từ lâu người Trung Quốc đã xem gỗ sưa là một trong bốn loại gỗ quí nhất, gồm Tử đàn, Hoàng hoa lê, Kê sí và Thiết lực. Ngoài vàng bạc châu báu thì các nước chư hầu của phong kiến Trung Quốc xưa ở phía nam thường cống nạp cho triều đình loại gỗ quí này.

Bảng giá gỗ sưa 2023

Khúc gỗ sưa được trục vớt ở Quảng Bình đã nhiều phần mục nát

Gỗ sưa là vị thuốc quý chữa “bách bệnh”?

Một số sách của Trung Quốc như “Trung dược đại từ điển” và “Bản thảo cương mục” đều xem gỗ sưa đỏ có những công dụng y tế nhất định như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, chứa bễnh tim và hoạt huyết. Một bài viết có tiêu đề “Vì sao cây Hoàng hoa lê Hải Nam đắt hơn vàng?” đăng trên trang Tanggiap.net ngày 23.6.2011 giải thích, cây gỗ sưa đắt đỏ vì người Trung Quốc quan niệm nó có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Họ cho rằng, có gỗ sưa mà gối đầu thì không khác gì thuốc được truyền trực tiếp vào người.

Tuy nhiên, gỗ sưa chỉ được đề cập là một loại có công dụng như thảo dược khi phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng nhưng lại không thấy sách nào mô tả cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay chứng minh trong gỗ sưa có chất nào ích lợi thảo dược.

Thế nhưng, theo Tiến sĩ Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ vào năm 2012 cho biết, cả phía các chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc đều không tìm ra lí do tại sao gỗ sưa đắt đến như vậy đồng thời cũng không phát hiện ra giá trị thảo dược nào trong loại gỗ này.

Gỗ sưa dùng để ướp xác, trừ tà?

Hiện nay, gỗ sưa đỏ được nhiều người truyền tai nhau là một loại hương liệu được người Trung Quốc từ xưa dùng để ướp xác giới quý tộc, đồng thời có thể làm khí cụ trừ tà đuổi ma và trấn yểm. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có thông tin nào xác nhận đã tìm thấy xác ướp được ướp bằng hương liệu từ gỗ sưa.

Riêng ở Việt Nam, việc dùng gỗ làm chất ướp xác trong các ngôi mộ cổ được khai quật đến nay lại xác định là cây Hoàng đàn rủ, còn gọi là Ngọc am hay San Mộc và có tên khoa học là Cupressus funebris chứ không phải gỗ sưa đỏ. Một số chuyên gia cho rằng, gỗ sưa có thể không dùng làm hương liệu trong ướp xác như đồn đại vì loại gỗ này không phải là loại tiết ra tinh dầu thơm.

Gỗ sưa đỏ có độ bền hạng nhất?

Nhiều người vẫn tin rằng, gỗ sưa đỏ thuộc hàng đầu bảng trong các loại gỗ quí, vượt trội cả lim, gụ, táu và sến. Nó có độ bền chắc, mùi hương thơm lâu dù bị ngâm nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát.

Nhưng theo nghiên cứu của giới khoa học Việt Nam, cây sưa chỉ đứng ở nhóm gỗ 2, độ chịu lực không bằng nhóm gỗ 1 là lim, gụ. Thạc sỹ Đỗ Văn Bản, Trưởng phòng Tài nguyên thực vật thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết trên trang Tanggiap.net ngày 15.5.2012, tuy gỗ sưa đỏ thuộc loại gỗ đẹp nhưng vẫn đứng sau gỗ trắc. Người dân coi là loại gỗ thơm nhưng không được ưa chuộng như gỗ giáng hương.

Gỗ sưa Trung Quốc đắt hơn gỗ sưa Việt Nam

Gỗ sưa ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bán cho các thương lái Trung Quốc. Theo các chuyên gia Trung Quốc, do có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa Việt Nam với đảo Hải Nam Trung Quốc nên cây sưa ở Việt Nam có đặc điểm gần gũi với cây sưa Hải Nam. Song một số người tin rằng, gỗ sưa Việt Nam không bằng sưa Hải Nam.

Bảng giá gỗ sưa 2023

Đồ gỗ sưa Trung Quốc đắt giá

Nếu trước đây vào những thập niên 70 của thế kỷ XX, giá gỗ sưa ở Trung Quốc rất rẻ thì đến những năm 2007-2008 khi loại gỗ này trở nên hiếm và các cây mới thì vẫn còn non nên giá gỗ sưa đắt đỏ hơn bao giờ hết. Mặc dù vậy, đó chủ yếu là những cổ vật gỗ sưa được thiết kế theo phong cách nhà Minh hay Thanh. Trang Tanggiap.net tiết lộ, để mua một chiếc tủ làm bằng gỗ sưa chân vuông cũ cần khoảng 5 triệu nhân dân tệ. Tờ Xinhuanet cho hay, một chiếc ghế gập làm từ thời nhà Thanh cũng có giá 4,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 14 tỉ đồng).

Tuy nhiên, hiện nay những đồ gỗ sưa ở Trung Quốc hầu hết đều xuất xứ từ sưa Việt Nam. Theo một số đại gia buôn gỗ ở làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh tiết lộ, giá gỗ sưa thường đắt đỏ vì người Trung Quốc thường tung tin mua gỗ sưa về vì mục đích tâm linh huyền bí và chữa bệnh. Họ thổi giá lên cao rồi có thể sẽ bí mật chuyển gỗ ngược trở lại bán cho người Việt Nam!