Bảng giá bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2024

IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh viện Thanh Hóa nào có dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, tận tình với bệnh nhân?. Đây là thông tin mà nhiều người dân Thanh Hóa tìm kiếm và rất quan tâm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu đến bạn top 7 bệnh viện khám chữa bệnh tốt nhất tại tỉnh Thanh Hóa cho bạn đọc tham khảo.

Nội dung chính

  • 1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa - Bệnh viện Thanh Hóa uy tín
  • 2. Bệnh viện Thanh Hóa uy tín - Bệnh viện K 71
  • 3. Bệnh viện Chống lao tỉnh Thanh Hóa
  • 4. Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa
  • 5. Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa
  • 6. Trung tâm y tế Hà Trung
  • 7. Bệnh viện Đa khoa Đại An

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/11/2023 - Cập nhật 01/12/2023

Với những mẹ lần đầu mang thai, chắc hẳn sẽ cảm thấy bối rối khi gần đến ngày sinh. Vậy mẹ cần phải chuẩn bị những gì và cần làm những gì khi đi sinh? Trong bài viết sau đây, Con Cưng sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm sinh ở bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa mà các mẹ có thể tham khảo.

Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa có tên đầy đủ là Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa. Bệnh viện là đơn vị y tế chuyên khoa hạng I về lĩnh vực KHHGĐ và sản phụ khoa của tỉnh Thanh Hóa. Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, bệnh viện giờ đây đã trở thành địa chỉ khám và chữa bệnh sản phụ khoa tin cậy cho những mẹ tại Thanh Hóa và khu vực lân cận.

Hiện nay, bệnh viện có 20 phòng khoa với hơn 500 giường bệnh. Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận gần 100.000 người bệnh đến khám và chữa bệnh. Trong đó, khoa hỗ trợ sinh sản là khoa chủ chốt của bệnh viện với đội ngũ y bác sĩ tận tâm với nghề, có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản khoa.

Để phục vụ nhu cầu khám và điều trị bệnh tốt nhất, bệnh viện đã cho áp dụng thành công các kỹ thuật phức tạp như: Nội soi cắt tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm,... Đồng thời, bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cũng chú trọng đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế và hiện đại.

Kinh nghiệm sinh con tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

Để quá trình thăm khám của bệnh viện nhanh chóng và tiện lợi nhất, ba mẹ có thể tham khảo ngay những kinh nghiệm được Con Cưng chia sẻ dưới đây.

Thủ tục nhập viện

Mẹ bầu cần đến bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa để làm thủ tục nhập viện trước ngày dự kiến sinh một ngày. Tại đây, mẹ có thể chọn giữa sinh thường có BHYT và sinh mổ dịch vụ:

Sinh thường

Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần nhập viện để chuẩn bị cho quá trình sinh ở bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Khi đi mẹ cần mang theo hồ sơ sinh, sổ y bạ và các vật dụng cần thiết. Đến phòng khám, các bác sĩ phụ sản sẽ kiểm tra xem mẹ có thực sự sắp sinh không và sẽ cho nhập viện nếu tử cung đã mở. Lúc này, người nhà sẽ thực hiện thủ tục nhập viện và mẹ sẽ được đưa vào phòng chờ sinh.

Sinh mổ

Tương tự như sinh thường, mẹ cũng phải đến bệnh để làm thủ tục nhập viện trước ngày dự kiến sinh. Với dịch vụ này, mẹ bầu và bé sẽ được chăm sóc và theo dõi kỹ hơn. Bởi quá trình sinh nở sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian phục hồi hơn.

Mẹ cần nhập viện trước ngày dự kiến sinh 1 ngày [Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa]

Nhập viện

Sinh thường

Sau khi làm thủ tục nhập viện, bệnh viện sẽ phát cho mẹ váy sinh, áo trẻ sơ sinh, tã và chăn ủ, những đồ dùng cá nhân sẽ được đưa lại cho người nhà. Tại phòng chờ sinh, mẹ sẽ được siêu âm lại nếu lần siêu âm trước đó đã lâu và được chạy monitor để đo tim thai. Khi hoàn tất việc kiểm tra, điều dưỡng sẽ hỏi mẹ có gây tê màng cứng không, nếu có thì người nhà sẽ đăng ký và thanh toán chi phí.

Sau đó, mẹ sẽ được điều dưỡng làm vệ sinh vùng kín và được bác sĩ gây tê màng cứng [nếu có]. Đợi đến khi tử cung mở đủ phần sẽ được đưa vào phòng sinh. Khi em bé ra đời, điều dưỡng sẽ đưa em bé đi vệ sinh, còn mẹ sẽ được khâu tầng sinh mổ và sổ nhau. Sau 4 tiếng nằm ở phòng chờ sinh, mẹ sẽ được chuyển về phòng sinh thường hoặc phòng dịch vụ nếu được đăng ký trước.

Sinh mổ

Sau khi làm thủ tục nhập viện, mẹ sẽ được siêu âm và đo tim thai. Khi kiểm tra xong, mẹ mang kết quả đến phòng khám được chỉ định để bác sĩ chẩn đoán. Sau đó, điều dưỡng sẽ đưa mẹ đến phòng chờ mổ và vệ sinh vùng kín.

Sau 15 – 20 phút thực hiện, mẹ sẽ nghe thấy tiếng khóc chào đời của em bé, trong khi mẹ được khâu vết mổ, em bé sẽ được đưa đi vệ sinh. Trước khi chuyển qua phòng dịch vụ đã đăng ký, mẹ sẽ phải nằm phòng hậu phẫu 3 tiếng.

Mẹ sẽ được kiểm tra trước khi đưa vào phòng sinh [Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa]

Thủ tục xuất viện

Sinh thường

Mẹ có thể xuất viện sau 24 tiếng nếu chọn sinh thường. Khi thực hiện thủ tục xuất viện, mẹ cần mang theo giấy dán ở đầu giường. Nếu có BHYT sẽ được bệnh viện hoàn trả lại phần tiền thừa khi đóng tạm ứng lúc nhập viện. Cuối cùng trả váy, khăn quấn, tã cho bệnh viện và ra về.

Sinh mổ

Đối với trường hợp sinh mổ, mẹ phải nằm ở bệnh viện từ 5 – 6 ngày để theo dõi sức khỏe. Khi làm thủ tục xuất viện, mẹ sẽ được trả lại khoản phí thừa khi đặt cọc ban đầu. Cuối cùng, mẹ chỉ cần trả lại váy, khăn quấn và tã cho bệnh viện và về nhà với bé con.

Mẹ sinh thường sau 24 tiếng là có thể về nhà [Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa]

Địa chỉ và thông tin liên lạc bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

Để được tư vấn về dịch vụ sinh ở bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, các mẹ có thể đến trực tiếp bệnh viện tại số 183 Hải Thượng Lãn Ông, phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Với vị trí nằm ở trung tâm, gần các tuyến đường giao thông lớn. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi để mẹ bầu tới thăm khám.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tìm hiểu về dịch vụ và nhận báo giá dịch vụ chi tiết qua thông tin liên hệ dưới đây:

Điện thoại: 02373 951 580

Fax: 02373 950 332

Website: //benhvienphusanthanhhoa.vn/

Email: bvphusan@ytethanhhoa.gov.vn

Các sản phẩm cần thiết cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc chào đón bé yêu chào đời, ngoài việc trang bị đầy đủ các kiến thức về nuôi dạy con nhỏ, các mẹ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho trẻ. Dưới đây là một vài món đồ cần thiết cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi mà mẹ có thể lựa chọn:

Kem em bé Oribebe 30g - Giảm mẩn ngứa do rôm sảy và côn trùng đốt: Sản phẩm với các thành phần từ thiên nhiên tốt cho da. Với công dụng giúp dưỡng ẩm da, làm dịu da. Kem phù hợp với các bé bị khô da, rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da, hăm tã,... Giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi da bị tổn thương.

Khăn vải khô đa năng Mama [180 tờ/hộp]: Được làm bằng chất liệu vải không dệt, mềm mại, giúp chăm sóc làn da của bé. Ngoài việc dùng để lau chùi cho bé, mẹ còn có thể sử dụng để vệ sinh cá nhân, dùng làm khăn ăn, nhúng nước rồi để trong ngăn mát tủ lạnh để làm khăn lạnh, dùng để lau bếp, lau các vật dụng bám bụi mà không cần phải giặt khăn vất vả,…

Núm ty thay bình sữa Pigeon cổ hẹp size S, 2 cái [0M+, lỗ tròn]: Các dòng núm ti của Pigeon có thiết kế rất đặc biệt với hệ thống van thông khí AVS tránh tình trạng đầy hơi, sặc sữa. Bên cạnh đó, chất liệu sản phẩm được kiểm định khắt khe, an toàn với da bé.

Núm ty Pigeon được làm từ chất liệu silicon mềm mại giúp bé bú sữa dễ dàng [Nguồn: Con Cưng]

Mẹ có thể dễ dàng mua những sản phẩm trên bằng cách đến chuỗi siêu thị mẹ và bé Con Cưng, truy cập vào website //concung.com/ hoặc tải app Con Cưng để mua sắm trực tuyến. Với hơn 600 cửa hàng tại hơn 40 tỉnh thành trên cả nước, ba mẹ vì vậy có thể tìm được shop mẹ và bé gần đây thuộc hệ thống Con Cưng một cách nhanh chóng để mua sắm thuận tiện. Hơn nữa, các sản phẩm tại Con Cưng đều được đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Bài viết trên là những chia sẻ cho mẹ về kinh nghiệm sinh ở bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Lưu ý: các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, ba mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để có được những hướng dẫn cụ thể.

Chủ Đề