Bằng cử nhân loại khá tiếng anh là gì năm 2024

Cô Tạ Thị Hải Quỳnh, giáo viên tiếng Anh ở Vĩnh Phúc, phân tích sự khác nhau về ý nghĩa, cách sử dụng của "degree", "diploma", "Certificate" và "Licence".

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây thường có dạng câu hỏi phân biệt cách sử dụng các từ có cùng trường nghĩa. Thí sinh thường mất điểm ở dạng câu hỏi này do không phân biệt được sự khác nhau và cách sử dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể.

Dưới đây là bảng phân tích về các loại bằng cấp [degree], chứng chỉ [certificate và diploma] và giấy phép [licence]:

Từ vựng Giải thích nghĩa Ví dụ 1. Degree /dɪ'gri:/ [n]: Bằng cấp

Bằng cấp do trường đại học cấp khi sinh viên hoàn thành chương trình học, có ba cấp độ:

- Bachelor’s degree => Normally requires three or four years of full-time study [Bằng cử nhân, thường yêu cầu học toàn thời gian từ 3 đến 4 năm].

- Master’s degree: Normally requires two years of study after completion of Bachelor’s degree [Bằng thạc sĩ: Thường yêu cầu hai năm học sau khi hoàn tất bằng cử nhân].

- Doctoral degree: Usually requires a minimum of three years of study and research, including the completion of a dissertation [Bằng tiến sĩ: Thường yêu cầu ít nhất ba năm học và nghiên cứu, bao gồm việc hoàn tất luận án].

- She has a degree in physics from Edinburgh. [Cô ấy có bằng Vật lý từ Edinburgh].

- She has a master's degree in history from Yale [Cô ấy có bằng thạc sĩ lịch sử tại Yale].

2. Diploma /dɪ'pləʊ.mə/ [n]: Chứng chỉ

- Chứng chỉ, văn bằng do các trường đại học, cao đẳng và trường kỹ thuật cấp.

- Có thời gian ngắn vì chỉ tập trung vào học một môn/ngành nghề [một khóa học kéo dài 1-2 năm].

- Một chứng chỉ tương tự như một giấy chứng nhận nhưng thường thể hiện trình độ cao hơn.

- Các chương trình học lấy chứng chỉ cho phép người học thay đổi nghề nghiệp.

- Bằng cấp tốt nghiệp cấp 3 [hay trung học] gọi là "High School Diploma", không dùng "degree".

- I’m taking a two-year diploma course [Tôi đang tham gia một khóa học văn bằng hai năm].

- Everyone was given a diploma at the end of the course [Mọi người đều được trao bằng tốt nghiệp vào cuối khóa].

3. Certificate /sə'tɪf.ɪ.kət/ [n]: Chứng nhận

- Giấy chứng nhận do các trường cao đẳng và trường kỹ thuật cấp. Thời gian học từng ngành nghề [từng khoá học riêng lẻ] khoảng vài tháng đến dưới một năm. Học viên có thể tự chọn để học thêm nhằm bổ sung nghiệp vụ, hoặc làm mới giấy chứng nhận [đã hết hạn].

- Chương trình học lấy giấy chứng nhận đặc biệt, chuyên về một tập hợp kỹ năng hoặc một lĩnh vực công nghiệp riêng lẻ. Ví dụ, thợ ống nước, thợ hàn, thợ điện, thường trải qua các chương trình học để lấy giấy chứng nhận.

- Một văn bản chứng minh rằng bạn đã hoàn thành một khóa học hoặc vượt qua một kỳ thi; một văn bằng đạt được sau một khóa học hoặc một kỳ thi.

Ở Anh, các bằng cử nhân được xếp hạng dựa trên kết quả học tập hoặc độ dài khoá học. Trong đó, bằng cấp được chia làm hai hạng là “ordinary” [bình thường] hoặc “honours” [danh dự].

Các thứ hạng của bằng cử nhân

Những chương trình cử nhân thường cần khoảng ba đến bốn năm để hoàn thành, tên gọi tùy thuộc vào lĩnh vực theo đuổi: Cử nhân Nghệ thuật [BA], Cử nhân Khoa học [BSc], Cử nhân Giáo dục [BEd] và Cử nhân Kỹ thuật [BEng].

Nếu những bằng cử nhân “bình thường” hoặc “không được xếp loại” dành cho các bạn đã hoàn thành một khóa học đại học nhưng thành tích lại không đạt để được xếp hạng honours hạng ba [bậc xếp hạng thấp nhất trong hệ thống đánh giá bằng cấp đại học], thì bằng cử nhân “danh dự” lại để phân biệt các xếp hạng trong học tập, lần lượt như sau:

  • First class honours [a first – chỉ khoảng 10% sinh viên toàn quốc được xếp hạng này]
  • Upper second class honours [a 2:1]
  • Lower second class honours [a 2:2]
  • Third class honours [a third – tại một số trường Đại học thì đây là thứ hạng thấp nhất]
  • Pass [Ordinary degree – dưới mức này không được nhận bằng tốt nghiệp]

Ngoài ra còn có một dạng bằng được gọi là “Aegrotat degree” dành cho những sinh viên không thể làm bài kiểm tra vì lí do sức khoẻ. Đây là bằng danh dự nhưng không có xếp hạng.

Tuy nhiên cũng phải lưu ý một điều là không phải trường Đại học nào cũng đồng quan điểm với nhau về việc “gắn” chữ danh dự. Ở Scotland, việc phân biệt “ordinary” hay “honours” đơn giản là để phân biệt độ dài khoá học. Nếu “ordinary” nhằm để chỉ các khóa cử nhân toàn thời gian kéo dài ba năm thì “honours” là khóa cử nhân toàn thời gian bốn năm.

Ảnh hưởng của xếp hạng tới các khoá sau đại học

Để có thể theo học một khoá Thạc sĩ, ứng viên thường được yêu cầu phải đạt ít nhất hạng 2:2 trở lên. Một số trường Đại học thậm chí cũng cho rằng sinh viên hạng 2:1 mới tương xứng với trình độ vào học Thạc sĩ. Tuy nhiên, những sinh viên đạt bằng ordinary vẫn có thể được nhận vào học – với điều kiện họ đảm bảo được kinh nghiệm làm việc tương ứng.

Còn các ứng viên dự tuyển vào chương trình Tiến sĩ nhưng không sở hữu bằng Thạc sĩ thường được yêu cầu sở hữu bằng cử nhân hạng First hay 2:1.

Như vậy, có thể thấy kết quả xếp hạng của bằng cử nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc học lên cao hơn của bạn trong tương lai. Và cách tốt nhất để sở hữu một tấm bằng đại học danh dự là đầu tư, nỗ lực ngay từ bây giờ!

Một số đối chiếu với hệ thống xếp loại tại Việt Nam [mang tính tham khảo]

Xếp loại học lực

  • A [8,5 - 10] Giỏi – Excellent
  • B [7,0 - 8,4] Khá – Good
  • C [5,5 - 6,9] Trung bình – Average
  • D [4,0 - 5,4] Trung bình yếu – Below Average
  • F [dưới 4,0] Poor/ Weak

Xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

  • Xuất sắc – High Distinction
  • Giỏi – Distinction
  • Khá – Credit
  • Trung bình khá – Strong Pass
  • Trung bình – Pass

Xếp loại bằng tốt nghiệp cao đẳng

  • Xuất sắc – Excellent
  • Giỏi – Very good
  • Khá – Good
  • Trung bình khá – Average good
  • Trung bình – Ordinary

Nếu bạn đang có thắc mắc nào về du học Anh, vui lòng đăng kí tư vấn cùng Duhoctoancau.com để được giải đáp chi tiết nhất.

Tốt nghiệp cấp 3 loại giỏi tiếng Anh là gì?

Xếp loại bằng tốt nghiệp Xuất sắc – High Distinction. Giỏi – Distinction. Khá – Credit. Trung bình khá – Strong Pass.

Bằng tốt nghiệp đại học loại khá tiếng Anh là gì?

HCM cho rằng bằng VN ghi loại giỏi là “Very Good” nhưng một số nước là “Excellence”, “Very Good” chỉ là khá. Xếp loại xuất sắc của chúng ta là “Excellence” thì có nước là “Outstanding”...

Good là bảng gì?

+Giỏi: Very good; + Khá: Good; + Trung bình khá: Average good; + Trung bình: Ordinary.

Bằng khả tiếng Anh ghi gì?

Xếp loại học lực, hạnh kiểm.

Xuất sắc: Excellent..

A [8,5-10] --> Giỏi: Very good..

B [7,0-8,4] --> Khá: Good..

Trung bình khá: Fairly good..

C [5,5-6,9]--> Trung bình: Average..

D [4,0-54] --> Trung bình yếu: Below average..

F [

Chủ Đề