Ban quản trị nhà chung cư xuất hóa đơn năm 2024

Hỏi:

Kính gửi Bộ Tài Chính Tôi tên là: LÊ VĂN THANH, hiện tôi đang là thành viên của Ban quản trị tòa nhà chung cư với gần 1.500 căn hộ [Gọi tắt là BQT CC], tôi đang phụ trách mảng tài chính của BQT CC, tuy nhiên tôi đang gặp vướng mắc về xác định thuế, kê khai thuế của Ban quản trị tòa nhà chung cư như sau: A: Thông tin về Ban quản trị tòa nhà chung cư nơi tôi như sau - Ban quản trị tòa nhà chung cư có tư cách pháp nhân và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần [Theo Quyết định của UBND quận cấp cho BQT CC]. - BQT CC đang quản lý 02 Quỹ của tòa nhà chung cư là: QUỸ B ẢO TRÌ [Là Kinh phí bảo trì 2% theo Điều 108 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014] và QUỸ CỘNG ĐÔNG [Quỹ Cộng Đồng được sử dụng để mua sắm mới tài sản, sửa chữa bảo dưỡng tài sản được mua bằng Quỹ Cộng Đồng để phục vụ chung cho cư dân khu chung cư, tổ chức các hoạt động cho cư dân - Quỹ này cũng có thể hiểu là Quỹ An Sinh, Quỹ Xã Hội Hóa của tòa nhà chung cư tôi đang là thành viên BQT CC]. - BQT CC không hoạt động kinh doanh, Hoạt động của BQT CC là quản lý và sử dụng Kinh phí bảo trì theo Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 và các văn bản hướng dẫn khác của nhà nước và chăm lo đời sống cho tòa nhà chung cư [Mua sắm thếm tài sản phục vụ cư dân từ Quỹ Cộng Đồng, Tổ chức các sự kiện, lễ hội cho cư dân]. - Nguồn thu QUỸ BẢO TRÌ gồm: o Kinh phí bảo trì 2% theo Điều 108 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014. o Lãi tiền gửi tiết kiệm kinh phí bảo trì 2% theo Điều 108 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014. o Thanh lý tài sản thuộc sở hữu của tòa nhà chung cư. o Tổ chức, cá nhân Cho, Biếu, Tặng, Ủng hộ, khác. - Nguồn thu QŨY CỘNG ĐỒNG gồm: o Khoản đóng góp cố định hằng năm của đơn vị Quản lý vận hành tòa nhà chung cư [BQT CC ký hợp đồng thuê quản lý vận hành tòa nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành, Đơn vị quản lý vận hành tự thu tiền [Thu phí dịch vụ căn hộ, thu tiền gửi xe, thu tiền chia sẽ hạ tầng viễn thông, thu tiền cho thuê quảng cáo….] tự chi tiền [Nhân sự, vật tư tiêu hao…] để thực hiện việc quản lý vận hành nhà chung cư]. o Khoản doanh thu dịch vụ gia tăng khác được chia sẽ từ Đơn vị quản lý vận hành tòa nhà chung cư. o Lãi tiền gửi tiết kiệm Quỹ Cộng Đồng. o Thanh lý tài sản thuộc sở hữu chung của tòa nhà chung cư [Các tài sản được mua sắm, đầu tư bằng Quỹ Cộng Đồng]. o Tổ chức, cá nhân Cho, Biếu, Tặng, Ủng hộ, khác. B: Các câu hỏi của tôi về BQT CC chỗ tôi với các thông tin đã cung cấp tại pần A như sau 1. BQT CC chỗ tôi có phải Đăng ký thuế [Đăng ký mã số thuế] theo Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 không? 2. BQT CC có phải nộp Lệ phí môn bài không? 3. Các khoản thu của QUỸ BẢO TRÌ như đã liệu kê tại Phần A có chịu thuế Giá trị gia tăng không? 4. Các khoản thu của QUỸ BẢO TRÌ như đã liệu kê tại Phần A có bị tính thuế Thu nhập doanh nghiệp không? 5. Các khoản thu của QUỸ CỘNG ĐỒNG như đã liệu kê tại Phần A có chịu thuế Giá trị gia tăng không? 6. Các khoản thu của QUỸ CỘNG ĐỒNG như đã liệu kê tại Phần A có bị tính thuế Thu nhập doanh nghiệp không? Đề nghị Bộ Tài chính giải đáp các câu hỏi của tôi, để tôi thực hiện các công việc của BQT CC không vi phạm pháp luật về Thuế. Trân trọng!

15/01/2024

- Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ:

Thành phần Ban quản trị nhà chung cư bao gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu không tham dự, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không cử đại diện tham gia Ban quản trị nhà chung cư.

Ban quản trị nhà chung cư bao gồm những ai? Ban quản trị nhà chung cư có bắt buộc thành lập không?

Ban quản trị nhà chung cư có bắt buộc thành lập không?

Căn cứ quy định tại Điều 146 về Ban quản trị nhà chung cư như sau:

Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như sau:
...
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư.....
3. Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu hoạt động theo mô hình tự quản. Trường hợp nhà ở thuộc tài sản công thì đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công hoặc cơ quan quản lý nhà ở thành lập Ban quản trị hoặc giao đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư này.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như sau:

- Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ: Không bắt buộc thành lập Ban quản trị.

-> Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư.

- Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên: Phải thành lập Ban quản trị nhà hcung cư.

- Trường hợp nhà ở thuộc tài sản công: Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công hoặc cơ quan quản lý nhà ở thành lập Ban quản trị hoặc giao đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư.

Theo đó, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư; xác định số lượng thành viên Ban quản trị nhà chung cư; tách, nhập Ban quản trị nhà chung cư và hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận Ban quản trị nhà chung cư, cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Quyền của Ban quản trị nhà chung cư được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 147 có quy định như sau:

Quyền của Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền sau đây:
a] Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì sau khi Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và có văn bản đề nghị bàn giao; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì;
b] Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
c] Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
d] Được hưởng thù lao trách nhiệm và chi phí khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
đ] Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị nhà chung cư;
e] Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao hồ sơ nhà chung cư; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư;
g] Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật.
2. Đối với trường hợp nhà chung cư thuộc tài sản công thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền quy định tại điểm d và điểm g khoản 1 Điều này. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu khác thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều này.

Như vậy, quyền của Ban quản trị nhà chung cư được xác định theo nội dung quy định nêu trên.

Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Chủ Đề