Bài văn viết về sự gia tăng dân số năm 2024

Viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số bao gồm 3 đoạn văn mẫu về vấn đề gia tăng dân số dựa theo nội dung bài Bài toán dân số, trong đoạn văn có dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn. Sau đây mời các bạn tham khảo.

Viết đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số mẫu 1

Chưa bao giờ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình lại trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại như bây giờ. Dân số thế giới phát triển nhanh chóng [đặc biệt gia tăng nhanh ở các quốc gia đang phát triển] đã gây ra nhiều hậu quả mà nhân loại đang phải đối mặt: thiếu lương thực, thiếu việc làm, tỉ lệ nghèo đói tăng cao, bệnh dịch bùng phát… Kết quả đó đã dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển tương lai của mỗi dân tộc. Nếu con người không nhanh chóng kiểm soát tỉ lệ sinh thì chẳng bao lâu nữa "… mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc". Vậy làm thế nào để hạn chế sự bùng nổ dân số nhằm tránh hiểm họa và nâng cao cuộc sống con người? Có lẽ, đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số, và mở ra con đường tồn tại của loài người.

Viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số mẫu 2

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của "Bài toán dân số" đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế. Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đang ngày càng tăng lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Điều làm tác giả "sáng mắt ra" ấy là: không ngờ một vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra gần đây [vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình] thế mà dường như nó đã được đặt ra từ thời cổ đại. Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự nghèo nàn lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao... Ngược lại, kinh tế, văn hoá, giáo dục càng yếu kém thì lại càng không thể khống chế được sự gia tăng dân số. Nói cách khác, hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.

Viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số mẫu 3

Từ những thực trạng được nêu ra ở “Bài toán dân số”, chúng ta có thể rút ra nhận xét: Những nước kém phát triển ở hai lục địa châu Á và châu Phi là những nước dân số tăng nhanh. Đi kèm với vấn đề gia tăng dân số là thực trạng khoảng cách tỉ lệ giới tính [số trẻ em trai/trẻ em gái] ngày càng cao. Người dân vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, ai cũng mong khi mình kết hôn và sinh con có người “nối dõi tông đường” dẫn đến tình trạng ngày nay số bé trai nhiều hơn số bé gái. Trong các lớp học từ mầm non đến tiểu học, cứ 10 em thì có sáu bé trai và bốn bé gái, nhiều địa phương tỉ lệ này còn ở mức bảy bé trai và ba bé gái. Việc gia tăng dân số cũng như mất cân bằng giới tính đã và đang trở nên sốt dẻo hơn bao giờ hết. Để giải được bài toán này đòi hỏi con người phải trải qua nhiều năm nữa. Vậy có khi nào mỗi chúng ta tự hỏi: Bao giờ hạn chế được vấn đề bùng nổ dân số và không còn tình trạng mất cân bằng giới tính?

---

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em có thêm nhiều ý tưởng xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 8, Trắc nghiệm Tiếng Anh 8, Lý thuyết môn Vật lí lớp 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

- Hiện nay do sự phát triển quá nhanh của xã hội hiện đại, kéo theo rất nhiều hiểm hoạ đối với đời sống con người.

- Một trong những hiểm hoạ mang tính toàn cầu là hiểm hoạ gia tăng dân số hiện nay.

  1. Thân bài:

* Giải thích ngắn gọn:

- Gia tăng dân số là sự tăng thêm số lượng cụ thể nhân khẩu ở một gia đình, địa phương, vùng miền, quốc gia. Có hai hình thức gia tăng dân số là gia tăng dân số tự nhiên [do sinh đẻ]; gia tăng dân số cơ học [do dân số di cư giữa các vùng miền]. Đây vốn là hiện tượng tự nhiên của đời sống xã hội, con người. Sự gia tăng dân số sẽ cung cấp nguồn lao động trẻ cho xã hội, góp phần duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của xã hội. Tuy nhiên, gia tăng dân số vượt quá điều kiện sống cho phép của xã hội là một thảm hoạ.

- Gia tăng dân số hiện nay đang là một thảm họa vì gia tăng dân số gắn liền với sự gia tăng tình trạng sống đói nghèo, bệnh tật, dốt nát, lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Đây là gánh nặng không chỉ với mỗi gia đình mà còn đối với toàn xã hội.

* Bàn luận:

- Gia tăng dân số quá mức như hiện nay do nhiều nguyên nhân: trình độ dân trí thấp, thiếu những hiểu biết sơ lược về kế hoạch hoá gia đình, quan niệm lạc hậu “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “con đàn cháu đống” mới có phúc, phong tục tập quán lạc hậu, tâm lí trọng nam khinh nữ vẫn còn rơi rớt…

- Hành động thiết thực của tuổi trẻ trước thảm hoạ gia tăng dân số hiện nay:

+ Tuổi trẻ phải là lực lượng tiên phong, gương mẫu trong công tác kế hoạch hoá gia đình.

+ Tuổi trẻ cũng là lực lượng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội nhằm vận động, tuyên truyền các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm Pháp lệnh dân số của Nhà nước.

+ Tuổi trẻ còn là thành viên tích cực tham gia các hoạt động xoá đói giảm nghèo; nâng cao dân trí, xoá bỏ những tập tục, tập quán lạc hậu; tác động để làm thay đổi những quan niệm lạc hậu trong nhân dân ở nơi mình cư trú, học tập hay công tác.

  1. Kết bài:

- Liên hệ bản thân.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết bài văn suy nghĩ về vấn đề gia tăng dân số hiện nay.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Gia tăng dân số là một trong những vấn đề quan trọng của đất nước ta. Đó cũng là vấn đề mà mỗi người cần quan tâm và có trách nhiệm đặc biệt là với thế hệ thanh niên.

Gia tăng dân số chóng mặt chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, kéo theo đó là nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Gia tăng dân số có thể kéo theo việc tạo gánh nặng lên quỹ bảo hiểm xã hội cùng với đó là hàng loạt các vấn đề khác nhau như gây sức ép lên tài nguyên thiên nhiên, vấn đề an sinh xã hội, ô nhiễm môi trường, nguồn lao động.

Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là rất có ý nghĩa. Trước hết, nó thông tin cho người ta thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con [ít như Việt Nam thì trung bình cũng là 3,7; nhiều như Ru-an-đa thì tới 8,1]. Từ đó có thể thấy chỉ tiêu mỗi gia đình có hai con là rất khó khăn. Thứ hai, các con số thống kê còn cho thấy các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều.

Ở Việt Nam, với tư tưởng trời sinh voi trời sinh cỏ, con cái là lộc trời cho rồi tư tưởng trọng nam khinh nữ đã khiến cho các gia đình cứ vô tư sinh đẻ, càng nhiều con càng có lộc. Điều này đã khiến dân số nước ta không ngừng gia tăng chóng mặt trong những năm vừa qua. Tuy nhiên chúng ta cũng rất quan tâm tới vấn đề dân số và đã có nhiều biện pháp để thực hiện những chính sách này như tuyên truyền vận động người dân hiểu và thực hiện chính sách dân số. Thực hiện mỗi gia đình chỉ có nhiều nhất 2 con. Có các chế tài xử phạt đối với những gia đình sinh đẻ vỡ kế hoạch.

Là những học sinh thế hệ rường cột tương lai của đất nước, tuổi trẻ hôm nay phải có những nhận thức rõ ràng về hệ quả của việc gia tăng dân số. Đồng thời các bạn cũng cần phải hiểu được những vấn đề có thể gặp phải nếu gia tăng dân số quá nhanh từ đó hiểu được trách nhiệm của mình đối với vấn đề này.

Khu vực nông thôn, miền núi vẫn còn nặng về quan niệm con trai hơn con gái, công việc gia đình là trách nhiệm của riêng phụ nữ, định hướng nghề nghiệp vẫn theo hướng truyền thống… nên việc đầu tư cho trẻ em gái trong học tập không được chú ý và quan tâm nhiều như với trẻ em trai. Việc làm này tiếp tục là nguy cơ tiềm ẩn về trình độ, năng lực và tay nghề của phụ nữ thấp, khiến họ chỉ có thể làm được những công việc không ổn định, ở những nơi có điều kiện làm việc thiếu thốn, thu nhập thấp, bấp bênh, dễ mất việc làm hoặc không được bảo hiểm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Đối với bản thân, mỗi bạn phải có nhận thức rõ ràng, tự chủ và hiểu biết. Không để bản thân bị lôi kéo, dụ dỗ vào những thói hư tật xấu, những lời tán tỉnh của các đối tượng xấu. Không quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp an toàn. Thực hiện nghiêm túc chính sách kế hoạch hóa gia đình. Tránh tình trạng như hiện nay, có rất nhiều vụ xâm hại, cưỡng bức trẻ vị thành niên có thể xảy ra. Rồi đây đó lại có một vụ kết hôn mà cô dâu chú rể chỉ mười mấy tuổi, còn là độ tuổi vị thành niên. Đối với cộng đồng xã hội, các bạn trẻ phải có kiến thức rõ ràng về vấn đề gia tăng dân số mới có thể tuyên truyền vận động người dân thực hiện các chính sách dân số.

Vấn đề dân số là vấn đề của toàn xã hội, đối với tất cả các đối tượng, nếu chúng ta còn né tránh và rụt rè với những vấn đề này thì tình trạng sẽ xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy cách tốt nhất để phòng tránh nó chính là hiểu rõ về nó và có ý thức chủ động thực hiện. Mỗi một bạn trẻ lại là một lao động tương lai của đất nước, là những phụ huynh tiếp theo vì vậy hãy cùng chung tay góp sức ngay từ bây giờ để xây dựng một xã hội văn minh văn hóa hơn, đảm bảo cuộc sống và sự phát triển của con người là tốt nhất.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của "Bài toán dân số" đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà thông thái kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng thóc "nhiều đến mức có thể phù khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đang ngày càng tăng lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

Theo thống kê của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình [DS-KHHGĐ] đầu năm 2008, tổng số trẻ sinh ra trong quý I năm 2008 đã tăng hơn 18.000 trẻ [tăng 7,2%] so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, có tới 39/64 tỉnh/thành phố có mức sinh tăng mạnh: Sóc Trăng [tăng 41,2%], Sơn La [40%], thành phố Hồ Chí Minh [30,2%], Hà Nội [27,6%], Phú Thọ [23%] Cũng theo Tổng cục DS-KHHGĐ, trong thời gian này, số trẻ mới sinh ra là con thứ 3 khoảng 182.000 trẻ, tăng hơn 35% so với cùng thời điểm năm 2007. Đặc biệt, đối tượng sinh con thứ 3 không chỉ dừng lại ở những hộ nông dân mà gần đây lại tập trung chủ yếu ở đối tượng công chức nhà nước, những gia đình khá giả. Cùng với đó, tỉ lệ mất cân bằng giới tính cũng đang khá cao, ở nhiều địa phương, số trẻ em trai đã vượt số trẻ em gái từ 20 đến 25%. Có 16 tỉnh/thành phố có tỉ lệ giới tính khi sinh từ 115 đến 128 nam/100 nữ và 20 tỉnh/thành phố là 111 đến 120 nam/100 nữ.

Có thể rút ra nhận xét: Những nước kém phát triển ở hai lục địa nêu trên là những nước dân số tăng nhanh. Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự nghèo nàn lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao. Ngược lại, kinh tế, văn hoá, giáo dục càng yếu kém thì lại càng không thể khống chế được sự gia tăng dân số. Nói cách khác, hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.

Bấy lâu nay người Việt Nam vẫn thường xem vấn đề “nhập khẩu” vợ là chuyện khác thường, nhưng có thể một ngày gần đây viễn cảnh sẽ hiện hữu như một thực tế. Cách đây 10 năm, tỉ lệ giới tính ở Việt Nam ngang bằng với mức độ trung bình của thế giới [100 bé gái thì có 105-107 bé trai], nhưng trong vài năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện cuộc vận động dân số với khẩu hiệu dừng lại ở 1-2 con để nuôi dạy cho tốt đã góp phần hạn chế mức sinh, nhưng lại làm cho các gia đình phải cân nhắc, lựa chọn giới tính thai nhi để sinh bằng được con trai. Hệ quả là, khoảng cách tỉ lệ giới tính [số trẻ em trai/trẻ em gái] ở nước ta ngày càng tăng cao. Cụ thể, năm 2000, tỉ lệ này mới ở mức bình thường là 106/100, thì đến cuối năm 2007 đã lên đến mức báo động là 126/100. tỉ lệ này gia tăng theo số lần sinh, đặc biệt đối với những gia đình sinh con thứ 3 trở lên. ở nhiều vùng, số lượng bé trai đã vượt số lượng bé gái 20-25%. Mặt khác, tình trạng phụ nữ di cư lấy chồng nước ngoài có xu hướng tăng ở một số địa phương. Thực tế này không bao lâu nữa sẽ dẫn đến tình trạng nhiều bé trai khi trưởng thành sẽ không lấy được vợ, giống như tình trạng của Trung Quốc. Nguy cơ này có thể dẫn đến sự bất ổn xã hội như: ẩu đả, hiếp dâm, buôn bán phụ nữ qua biên giới… tăng lên.

Mất cân bằng giới tính, mức sinh có xu hướng tăng trở lại, tất yếu sẽ tác động xấu đến sự phát triển của xã hội. Do đó, chúng ta cần có một chiến lược đầu tư lâu dài cho công tác dân số – sức khỏe sinh sản. Giải pháp quan trọng nhất chính là tăng cường thông tin – giáo dục – truyền thông, đi đôi với việc sẵn sàng các dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ, nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ sức khỏe sinh sản lành mạnh. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, các sở, ban, ngành, đoàn thể về công tác dân số, trong đó trọng tâm là tạo sự chuyển đổi hành vi tự nguyện và bền vững về công tác dân số nói chung và sức khỏe sinh sản, KHHGĐ nói riêng. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, việc ổn định cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy mới sau khi tách nhập lĩnh vực DSGĐ&TE về các ngành cần được tiến hành nhanh chóng. Cần thực hiện chế tài về dân số một cách nghiêm túc. Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước sinh con thứ 3 trở lên phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của Nhà nước; thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức; đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Ngoài ra, cần chú trọng việc biểu dương những tấm gương phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà để thay đổi cách nhìn nhận của nam giới về năng lực của người phụ nữ. Phụ nữ, họ không chỉ là những người chỉ giỏi việc nhà mà họ còn có khả năng làm rất tốt những công việc bên ngoài xã hội.

Chủ Đề