Bài toán hỗn hợp hóa học lớp 9 năm 2024

  • 1

Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

DẠNG TOÁN XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HỖN HỢP​

1. Đặc điểm bài toán: - Đầu bài thường cho khối lượng, hoặc số mol hoặc thể tích của hỗn hợp gồm 2 hoặc 3 chất và cho khối lượng, hoặc thể tích hoặc số mol của 1 chất chung cho cả 2 hoặc 3 phương trình hóa học. 2. Phương pháp: Các bước giải bài toán cũng giống như các bài toán giải theo PTHH. Tuy nhiên, ở trường hợp này chúng ta cần đặt ẩn số để lập phương trình hoặc hệ phương trình tùy vào dữ kiện của bài toán. Bước 1: Tìm số mol của các chất đã cho theo đề bài. Bước 2: Đặt ẩn cho số mol của mỗi chất trong hỗn hợp cần tìm Bước 3: Lập các phương trình hóa học, từ đó thiết lập tỉ lệ số mol các chất theo PTHH. Bước 4: Từ các dữ kiện của đề bài và tỉ lệ số mol theo phương trình lập hệ phương trình và giải hệ phương trình tìm ra số mol, khối lượng hoặc thể tích các chất trong hỗn hợp. VD: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 16 gam Fe2O3 và CuO cần vừa đủ 220 ml dung dịch H2SO4 1,25M.

  1. Viết PTHH.
  2. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. Giải:
  3. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 3H2O CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
  4. Đặt mol Fe2O3 và mol CuO lần lượt là a và b, ta có: 160a + 80b = 16 [1] 3a + b = nH2SO4 = 0,275 [2] Suy ra: a = 0,075 mol và b = 0,05 mol Vậy mFe2O3 = 0,075.160 = 12 gam; mCuO = 0,05.80 = 4 gam VD2: Hòa tan 8,3 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl 1M dư, thu được 5,6 lít khí hiđro [đktc]. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Giải: 2Al + 3H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3H2 a → 1,5a [mol] Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 b → b [mol] Ta có: 27a + 56b = 8,3 và 1,5a + b = nH2 = 0,25 3. Vận dụng: 1. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp khí A gồm H2, CO và CH4 ở đktc thu được 1,568 lít CO2 [đktc] và 2,34 gam H2O. Tính % theo thể tích và % theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp A ? 2. Một loại đá chứa MgCO3, CaCO3, Al2O3. Lượng Al2O3 bằng 1/8 tổng lượng 2 muối cacbonat. Nung đá ở nhiệt độ cao tới phân hủy hoàn toàn các muối cacbonat thu được chất rắn A có khối lượng bằng 60% khối lượng đá trước khi nung.

Bài 1: Hoà tan 4,88g hỗn hợp A gồm MgO và FeO trong 200ml dung dịch H2SO4 0,45M[loãng] thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch B.

a/ Tính khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp A.

b/ Để tác dụng vừa đủ với 2 muối trong dung dịch B cần dùng V[lit] dung dịch NaOH 0,2M, thu được kết tủa gồm 2 hiđrôxit kim loại. Lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan[phản ứng hoàn toàn]. Tính V và m.

Đáp số:

a/ mMgO = 2g và mFeO = 2,88g

b/ Vdd NaOH 0,2M = 0,9 lit và mrắn = 5,2g.

Bài 2: Để hoà tan 9,6g một hỗn hợp đồng mol [cùng số mol] của 2 oxit kim loại có hoá trị II cần 14,6g axit HCl. Xác định công thức của 2 oxit trên. Biết kim loại hoá trị II có thể là Be, Mg, Ca, Fe, Zn, Ba.

Đáp số: MgO và CaO

Bài 3: Khử 9,6g một hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao, người ta thu được Fe và 2,88g H2O.

a/ Viết các PTHH xảy ra.

b/ Xác định thành phần % của 2 oxit trong hỗn hợp.

c/ Tính thể tích H2[đktc] cần dùng để khử hết lượng oxit trên.

Đáp số:

b/ % Fe2O3 = 57,14% và % FeO = 42,86%

c/ VH = 3,584 lit

Bài 4: Cho X và Y là 2 oxit của cùng một kim loại M. Biết khi hoà tan cùng một lượng oxit X như nhau đến hoàn toàn trong HNO3 và HCl rồi cô cạn dung dịch thì thu được những lượng muối nitrat và clorua của kim loại M có cùng hoá trị. Ngoài ra, khối lượng muối nitrat khan lớn hơn khối lượng muối clorua khan một lượng bằng 99,38% khối lượng oxit đem hoà tan trong mỗi axit. Phân tử khối của oxit Y bằng 45% phân tử khối của oxit X. Xác định các oxit X, Y.

Đáp số:

Bài 5: Khử 2,4g hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 bằng H2 ở nhiệt độ cao thì thu được 1,76g hỗn hợp 2 kim loại. Đem hỗn hợp 2 kim loại hoà tan bằng dd axit HCl thì thu được V[lit] khí H2.

a/ Xác định % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp.

b/ Tính V [ở đktc].

Đáp số:

a/ % CuO = 33,33% ; % Fe2O3 = 66,67%

b/ VH = 0,896 lit.

Bài 6: Hoà tan 26,2g hỗn hợp Al2O3 và CuO thì cần phải dùng vừa đủ 250ml dung dịch H2SO4 2M. Xác định % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

Đáp số: % Al2O3 = 38,93% và % CuO = 61,07%.

Bài 7: Cho hỗn hợp A gồm 16g Fe2O3 và 6,4g CuO vào 160ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy còn m gam rắn không tan.

a/ Tính m.

b/ Tính thể tích dung dịch hỗn hợp gồm axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M cần dùng để phản ứng hết hỗn hợp A.

Chủ Đề