Bài tập về số hạt on thi lop 9 năm 2024

0% found this document useful [0 votes]

10 views

2 pages

Original Title

1.1.2.-BÀI-TẬP-VỀ-SỐ-HẠT-TRONG-NGUYÊN-TỬ-PHÂN-TỬ

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful [0 votes]

10 views2 pages

1.1.2. BÀI TẬP VỀ SỐ HẠT TRONG NGUYÊN TỬ PHÂN TỬ

Jump to Page

You are on page 1of 2

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

\[C{O_2} + \left\{ \begin{array}{l}Ba{[OH]_2}\\NaOH\end{array} \right. \to BaC{O_3} + \left\{ \begin{array}{l}N{a_2}C{O_3}\\NaHC{O_3}\end{array} \right. + C{O_2} + {H_2}O\]

Gọi số mol của Na2CO3 và NaHCO3 lần lượt là a và b mol

Ta có hệ phương trình:

\[\left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,082\\106a + 84b = 8,708\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,0827\\b = - {7,27.10^{ - 4}}\end{array} \right.\] [loại]

Trường hợp 2: Ba2+ còn trong muối tan

\[C{O_2} + \left\{ \begin{array}{l}Ba{[OH]_2}\\NaOH\end{array} \right. \to BaC{O_3} + \left\{ \begin{array}{l}NaHC{O_3}[y\,\,mol]\\Ba{[HC{O_3}]_2}[x - 0,03\,\,mol]\end{array} \right. + C{O_2} + {H_2}O\]

Ta có hệ phương trình:

\[\left\{ \begin{array}{l}y + 2[x - 0,03] = 0,082\\84y + 259[x - 0,03] = 8,708\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = 0,05\\y = 0,042\end{array} \right.\]

Tài liệu Bài tập về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có lời giải Hóa học lớp 9 với đầy đủ phương pháp giải chi tiết, các bài tập tự luyện đa dạng ở nhiều mức độ giúp bạn biết cách giải các dạng bài tập môn Hóa học lớp 9 từ đó ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi môn Hóa học 9.

Bài tập về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có lời giải

I – LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm.

+ Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

Lưu ý: Số hiệu nguyên tửcó số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự ô trong bảng tuần hoàn.

+ Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Lưu ý: Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.

+ Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Lưu ý: Số thứ tự của các nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó.

- Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

Trong một chu kỳ, khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

+ Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.

+ Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

+ Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

Lưu ý: Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra được cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tố [và ngược lại].

II – MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim tăng dần?

  1. Si < P < S < Cl.
  1. Si < Cl < S < P.
  1. Cl < P < Si < S.
  1. Si < S < P < Cl.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Các nguyên tố Si, P, S, Cl thuộc cùng chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

Mà trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính phi kim của các nguyên tố tăng dần nên thứ tự đúng là: Si < P < S < Cl.

Ví dụ 2: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là

  1. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh.
  1. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.
  1. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh.
  1. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron → X thuộc chu kỳ 3.

Lớp electron ngoài cùng có 7 electron → X thuộc nhóm VII.

X thuộc nhóm VII nên là phi kim mạnh.

Ví dụ 3: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.
  1. Điện tích hạt nhân 11+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại mạnh.
  1. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại yếu.
  1. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.

Lời giải:

Đáp án A

X có số hiệu nguyên tử là 11 → Điện tích hạt nhân là 11+

X thuộc chu kì 3 → nguyên tử X có 3 lớp electron → loại B

X thuộc nhóm I → nguyên tử X có 1 electron lớp ngoài cùng, là kim loại mạnh → loại C,D.

III – BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  1. Số thứ tự của nguyên tố.
  1. Số hiệu nguyên tử.
  1. Số electron lớp ngoài cùng.
  1. Số lớp electron.

Lời giải:

Đáp án D

Số thứ tự chu kỳ bằng số lớp electron.

Câu 2: Số thứ tự nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết?

  1. Số electron lớp ngoài cùng.
  1. Số lớp electron.
  1. Số hiệu nguyên tử.
  1. Số thứ tự của nguyên tố.

Lời giải:

Đáp án A

Với các nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn, số thứ tự nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng.

Câu 3: Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là

  1. O; F; N; P.
  1. F; O; N; P.
  1. O; N; P; F.
  1. P; N; O; F.

Lời giải:

Đáp án D

F là phi kim hoạt động mạnh nhất trong bảng tuần hoàn → loại A và B

Xét N và P, hai nguyên tố này thuộc cùng nhóm V trong bảng tuần hoàn.

Mà trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần, vậy tính phi kim N > P → loại C.

Câu 4: Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau:

  1. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu.
  1. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh.
  1. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh.
  1. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu.

Lời giải:

Đáp án B

X là nguyên tố đứng đẩu chu kì nên X thuộc nhóm I, là kim loại mạnh.

Y là nguyên tố đứng cuối chu kì, nhưng trước khí hiếm nên Y thuộc nhóm VII, là phi kim mạnh.

Câu 5: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. chu kỳ 3, nhóm II.
  1. chu kỳ 3, nhóm III.
  1. chu kỳ 2, nhóm II.
  1. chu kỳ 2, nhóm III.

Lời giải:

Đáp án B

X có 3 lớp electron → X thuộc chu kỳ 3.

Lớp ngoài cùng có 3 electron → X thuộc nhóm III.

Câu 6. Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 12+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. chu kỳ 3, nhóm II.
  1. chu kỳ 3, nhóm III.
  1. chu kỳ 2, nhóm II.
  1. chu kỳ 2, nhóm III.

Lời giải:

Đáp án A

X có 3 lớp electron → X thuộc chu kỳ 3

Lớp ngoài cùng của X có 2 electron → X thuộc nhóm II.

Câu 7: Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 10. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

  1. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 10+, nguyên tử có 10 electron.
  1. Nguyên tử X cuối chu kỳ 2.
  1. X là một khí hiếm.
  1. X là 1 kim loại hoạt động yếu.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 8. Cho 0,69 gam một kim loại G thuộc nhóm IA tác dụng với nước thì thu được 336 ml khí ở đktc. Kim loại G là

  1. Li.
  1. K.
  1. Na.
  1. Cs.

Lời giải:

Đáp án C

2G + 2H2O → 2GOH + H2

0,03…………………….0,015 mol

Vậy kim loại G là Na.

Câu 9: Một nguyên tử Y có tổng các hạt [proton, nơtron và electron] là 54, trong đó số hạt mang điện gấp 1,7 lần số hạt không mang điện. Số thứ tự của Y trong bảng tuần hoàn là

  1. 10.
  1. 17.
  1. 16.
  1. 19.

Lời giải:

Đáp án B.

Gọi các hạt proton, nơtron và electron lần lượt là p, n và e [trong đó p = e]

Số hạt trong Y là 54 nên p + n + e = 54 hay 2p + n = 54 [1]

Trong Y số hạt mang điện bằng 1,7 lần số hạt không mang điện, nên:

[p + e] = 1,7n hay 2p – 1,7n = 0 [2]

Từ [1] và [2] có p = 17 và n = 20.

Vậy số thứ tự của Y trong bảng tuần hoàn là 17.

Câu 10: Một hợp chất khí của R với H có công thức là RH3, trong đó R chiếm 91,1765% về khối lượng. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là

  1. chu kì 2, nhóm III.
  1. chu kì 2, nhóm II.
  1. chu kì 3, nhóm V.
  1. chu kì 2, nhóm V.

Lời giải:

Đáp án C

Trong hợp chất RH3, R chiếm 91,1765% về khối lượng:

Vậy R là photpho. Mà photpho thuộc chu kỳ 3, nhóm V → chọn C.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 chọn lọc, có lời giải chi tiết hay khác:

  • Bài tập về Hợp chất của cacbon có lời giải
  • Bài tập Viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ có lời giải
  • Bài tập Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có lời giải
  • Bài tập về Metan có lời giải
  • Bài tập về Etilen có lời giải

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

  • Giải bài tập Hóa học 9
  • Giải sách bài tập Hóa 9
  • Đề thi Hóa học 9
  • Wiki 200 Tính chất hóa học
  • Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề