Bài tập về quan he tu câu ghép lớp 5

Bản mềm các dạng bài tập về câu ghép lớp 5 có đáp án. Gồm các bài tập về câu ghép trong phần luyện từ và câu của chương trình Tiếng Việt lớp 5. Có sẵn đáp án để hỗ trợ cho quá trình tự hướng dẫn bài tập về nhà cho học sinh.

Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Việc chuẩn bị trước kiến thức cho các em trước khi bước vào năm học mới rất quan trọng. Đặc biệt với bộ môn cần nhiều sự đầu tư về thời gian như môn toán. Trong độ tuổi học sinh từ lớp 4 chuyển sang lớp 5. Các em còn ham học hỏi những điều mới lạ.Trong dịp hè rất dễ lơ là việc học.

Tầm quan trọng của câu ghép.

Tiếng việt là một môn học quan trọng khi các bạn còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu như môn Toán sẽ giúp các bạn phát triển khả năng tư duy thì Tiếng Việt là môn giúp các bạn hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt và cách dùng từ trong đời sống. Và trong Tiếng việt lớp 5, Câu ghép là dạng câu các bạn được học.Đây là một dạng câu được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Câu ghép cũng là dạng câu phổ biến trong tiếng Anh. Nên khi các bạn học tốt câu ghép ở Tiếng Việt lớp 5 thì sẽ giúp ích rất nhiều khi học tiếng Anh. Vậy câu ghép là gì và các dạng bài tập về câu ghép là như thế nào?

Câu ghép là một câu mà trong câu đó có nhiều vế câu ghép lại được được nối nhau bằng dấu phẩy hay những giới từ. Còn về các dạng bài tập về câu ghép, các bạn hãy tham khảo phần sau nhé.

Các dạng bài tập về câu ghép lớp 5

Trước khi làm các bài tập về câu ghép, cần cho học sinh ôn lại kiến thức tiếng việt 5 . Các bạn có thể tham khảo bộ tài liệu Công thức tiếng việt lớp 4-5

Có các dạng bài tập về câu ghép sau:

+ Dạng 1: Phân biệt câu đơn câu ghép, xác định chủ ngữ vị ngữ. Với dạng bài tập như thế này cần bổ sung lại cho các em về định nghĩa như thế nào là câu đơn, câu ghép. Dấu hiệu của chủ ngữ vị ngữ. Định nghĩa chủ ngữ vị ngữ, chức năng của chủ ngữ vị ngữ trong câu.

+ Dạng 2: Phân loại các câu đã cho thành câu đơn, câu ghép.

+ Dạng 3: Tách câu ghép thành câu đơn.

+Dạng 4: Điền câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép.

+ Dạng 5: Xác định cách nối vế trong câu ghép.

Kết thúc năm học, các em đã hoàn thành chương trình lớp 4. Nắm được kiến thức cơ bản về môn Tiếng việt. Làm tiền đề để bước vào Tiếng việt lớp 5. Hai tháng hè tới, các em được nghỉ ngơi sau 1 năm học vất vả. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc tạm ngưng đến trường. Một số em vui chơi quá đà dẫn đến lười học. Khó tiếp tục tập trung học ở học kỳ tiếp theo. Việc tham khảo thêm tài liệu để ôn tập thêm cho các em là rất bổ ích. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp các em học tập tốt hơn.

Để khắc phục vấn đề đó. Việc ôn tập hè cho các em trước năm học là việc hữu ích. Giúp ích cho kiến thức của học sinh và quản lý được thời gian hè phù hợp cho các em.

Kinh nghiệm làm bài tập về câu ghép trong Tiếng Việt lớp 5.

Khi làm bài tập về câu ghép các bạn phải xác định rõ được chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế. Nếu như một câu chỉ có một chủ ngữ và vị ngữ thì đó sẽ là câu đơn. Dạng bài tập thường ra nhất của câu ghép là phân loại câu ghép, câu đơn. Nên các bạn phải nắm chắc được định nghĩa và cách xác định hai loại câu này. Ngoài ra, các dạng bài về đặt câu cũng rất hay có trong đề thi đặc biệt là đề thi học kì Tiếng Việt lớp 5. Và dưới đây chúng tôi có những bài tập bổ ích, mời các bạn tham khảo.

Giải bài tập Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Tìm thêm những quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh có đáp án và lời giải chi tiết

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  1. Nhận xét

1. Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép sau đây có gì khác nhau ?

  1. Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

ĐOÀN GIỎI

  1. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

TRINH ĐƯỜNG

Gợi ý:

- Con xác định các vế câu ghép trong câu.

- Xác định các từ nối trong câu.

- Nhận xét cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong từng câu ghép.

Trả lời:

  1. Vì con khỉ này rất nghịch // nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
  1. Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

* Nhận xét:

- Cách nối:

+ Câu a: 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì... nên thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.

+ Câu b: 2 vế câu được nối với nhau chỉ bằng một quan hệ từ vì, thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.

- Cách sắp xếp các vế câu:

+ Câu a: Vế 1 chỉ nguyên nhân - vế 2 chỉ kết quả.

+ Câu b: Vế 1 chỉ kết quả - Vế 2 chỉ nguyên nhân.

2. Tìm thêm những quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi trả lời.

Trả lời:

- Các quan hệ từ: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, do vậy,...

- Cặp quan hệ từ: vì ... nên, bởi vì ... cho nên, tại vì ... cho nên, nhờ ... mà, do ... mà

II. Luyện tập

1. Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu này trong những ví dụ sau :

a]

Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.

CA DAO

  1. Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

TRINH ĐƯỜNG

  1. Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.

TRINH MẠNH

Gợi ý:

- Con xác định các vế câu trong từng trường hợp

- Xác định vế chỉ nguyên nhân và vế chỉ kết quả

- Tìm quan hệ từ trong câu.

Trả lời:

Câu

Vế chỉ nguyên nhân

Vế chỉ kết quả

Quan hệ từ

a

Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai

Bởi chưng - cho nên

b

Vì nhà nghèo quá

chú phải bỏ học

c

vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được

Lúa gạo quý

c

vì nó rất đắt và hiếm

Vàng cũng quý

2. Từ một câu ghép đã dẫn ở bài tập 1, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu [có thể thêm bớt từ nếu thấy cần thiết].

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

  1. Tôi phải băm bèo, thái khoai vì gia đình tôi nghèo.
  1. Chú phải bỏ học vì gia đình nghèo không đủ tiền cho chú ăn học
  1. Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Vì vàng rất đắt và hiếm nên vàng cũng rất quý.

3. Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống. Giải thích vì sao em chọn quan hệ từ ấy.

  1. ... thời tiết thuận nên lúa tốt.
  1. ... thời tiết không thuận nên lúa xấu.

[tại, nhờ]

Gợi ý:

- Tại: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc không tốt, không hay xảy ra.

- Nhờ: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân cho một sự việc tốt xảy ra.

Trả lời:

  1. Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.

Ta sử dụng từ nhờ là bởi vì từ này biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn tới một kết quả khả quan được nói tới. Trong câu a thì thời tiết là một nguyên nhân dẫn tới một kết quả tốt là lúa tốt.

  1. Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.

Ta sử dụng từ tại là bởi vì từ này biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn tới một kết quả không hay được nói tới. Trong câu b thì thời tiết lại là một nguyên nhân dẫn tới một kết quả không hay là lúa xấu.

4. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả :

  1. Vì bạn Dũng không thuộc bài ...
  1. Do nó chủ quan ...
  1. ... nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống.

Trả lời:

  1. Vì Dũng không thuộc bài nên bạn ấy bị thầy nhắc nhở.
  1. Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
  1. Nhờ chăm chỉ, khiêm tốn học thầy hỏi bạn nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
  • Tập làm văn: Trả bài văn tả người trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Tập làm văn: Trả bài văn tả người trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
  • Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải bài tập Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động trang 32 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Đề bài: Lập chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ lụt [Lớp 5A].
  • Soạn bài Tiếng rao đêm trang 30 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Tiếng rao đêm trang 30 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?
  • Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 29 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 29 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 28 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trang 28 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 3. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

Chủ Đề