Bài tập về hno3 lớp 11

Câu1: Hòa tan hết m[g] Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí [đktc] gồm NO và NO2 có thể tích là 8.96 lit và có tỷ khối đối với hiđrô là 16.75. giá trị của m là:

A. 9.1125 B. 2.7g C. 8.1g D. 9.225g

Câu2: Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6.72lit [đktc] khí NO bay ra. Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là:

A.2.7g, 11.2g B.5.4g, 5.6g C. 0.54g, 0.56g D. kết quả khác

Câu3: Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe và Cu[ tỷ lệ mol 1:1] bằng axit HNO3, thu được V lit[ đktc] hỗn hợp khí X [gồm NO và NO2], và dd Y[ chỉ chứa 2 muối và axit dư]. tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V[lit] là:

A. 2.24 B.5.6 C.3.36 D.4.48

Câu4: Cho m[g] Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 11.2lit[đktc] hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của m là:

A. 16.47g B. 23g C. 35.1g D. 12.73g

Câu5: Cho 0.28mol Al vào dd HNO3 dư thu được khí NO và dd chứa 62.04g muối. Số mol khí NO thu được là:

A. 0.2 B. 0.28 C. 0.1 D. 0.14

Câu6: Cho m[g] Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 tạo ra hỗn hợp khí A gồm 0.15mol NO và 0.05mol N2O. Giá trị của m là: A. 7.76g B. 7.65g C. 7.85g D. 8.85

Câu7: Cho 18.5g hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào 200ml dd HNO3 đun nóng, khuấy kỹ thu được 2.24lit khí NO[đktc], dd Y và 1.46g kim loại . Nồng độ đ HNO3 đã dùng là:

A. 1.2M B. 2.4M C. 3.2M D. 2M

Câu8: Cho 0.9mol Cu vào 400ml dd H2SO4 1M và NaNO3 1M. Số mol khí NO thu đựoc là:

A. 0.2 B. 0.4 C. 0.6 D. 0.8

Câu9: Hòa tan 5g Cu trong 100ml dd chứa đồng thời 2 axit HNO3 1M và H2SO4 0.5M thì giải phóng khí NO duy nhất. Thể tích khí đo ở đktc bằng: A. 0.56lit B. 1.12lit C. 1.17lit D. 2.24lit

Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 11 - Một số dạng bài tập về HNO3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ HNO3 Câu1: Hòa tan hết m[g] Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí [đktc] gồm NO và NO2 có thể tích là 8.96 lit và có tỷ khối đối với hiđrô là 16.75. giá trị của m là: A. 9.1125 B. 2.7g C. 8.1g D. 9.225g Câu2: Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6.72lit [đktc] khí NO bay ra. Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp đầu lần lượt là: A.2.7g, 11.2g B.5.4g, 5.6g C. 0.54g, 0.56g D. kết quả khác Câu3: Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe và Cu[ tỷ lệ mol 1:1] bằng axit HNO3, thu được V lit[ đktc] hỗn hợp khí X [gồm NO và NO2], và dd Y[ chỉ chứa 2 muối và axit dư]. tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V[lit] là: A. 2.24 B.5.6 C.3.36 D.4.48 Câu4: Cho m[g] Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 11.2lit[đktc] hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2:2. Giá trị của m là: A. 16.47g B. 23g C. 35.1g D. 12.73g Câu5: Cho 0.28mol Al vào dd HNO3 dư thu được khí NO và dd chứa 62.04g muối. Số mol khí NO thu được là: A. 0.2 B. 0.28 C. 0.1 D. 0.14 Câu6: Cho m[g] Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 tạo ra hỗn hợp khí A gồm 0.15mol NO và 0.05mol N2O. Giá trị của m là: A. 7.76g B. 7.65g C. 7.85g D. 8.85 Câu7: Cho 18.5g hỗn hợp Fe và Fe3O4 vào 200ml dd HNO3 đun nóng, khuấy kỹ thu được 2.24lit khí NO[đktc], dd Y và 1.46g kim loại . Nồng độ đ HNO3 đã dùng là: A. 1.2M B. 2.4M C. 3.2M D. 2M Câu8: Cho 0.9mol Cu vào 400ml dd H2SO4 1M và NaNO3 1M. Số mol khí NO thu đựoc là: A. 0.2 B. 0.4 C. 0.6 D. 0.8 Câu9: Hòa tan 5g Cu trong 100ml dd chứa đồng thời 2 axit HNO3 1M và H2SO4 0.5M thì giải phóng khí NO duy nhất. Thể tích khí đo ở đktc bằng: A. 0.56lit B. 1.12lit C. 1.17lit D. 2.24lit Câu10: Một hỗn hợp bột gồm 2 kim loại Mg và Al được chia thành 2 phần bằng nhau Phần1: cho tác dụng với dd HCl dư thu được 3.36 lit khí H2 Phần2: hòa tan hết trong dd HNO3 loãng dư thu được một khí không màu hóa nâu trong không khí [ thể tích các khí đo ở đktc]. Giá trị của V là: A. 2.24lit B. 3.36lit C. 4.48lit D. 5.6lit Câu11: Cho ag Al tác dụng vừa đủ với dd HNO3 loãng, thu được dd A và 0.1792lit hỗn hợp khí X gồm N2 và NO có dX/H2 = 14.25. Tính a Câu12: Hòa tan 16.2g một kim loại chưa rõ hóa trị bằng dd HNO3 loãng, sau pư thu được 4.48lit[đktc] hỗn hợp khí X gồm N2O và N2 . Biết tỷ khối của X đối với H2 bằng 18, dd sau pư không có muối NH4NO3. Kim loại đó là: A. Ca B. Mg C. Al D. Fe Câu13: cho hỗn hợp gồm 0.2mol Fe và 0.3mol Mg vào dd HNO3 dư thu được 0.4mol một sản phẩm khử chứa N duy nhất , sản phẩm đó là: A. NH4NO3 B. N2O C. NO D. NO2 Câu 14: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 [dư], sinh ra 2,24 lít khí X [sản phẩm khử duy nhất, ở đktc]. Xác định khí X. Câu 15: Hòa tan 9,6g Mg trong dung dịch HNO3 tạo ra 2,24 lít khí X. Xác định công thức khí đó. A. NO B. N2O C. NO2 D. N2 Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 11,2g Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X? A. NO B. N2O C. NO2 D. N2 Câu17 Hòa tan hoàn toàn 15.9g hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dd HNO3 thu được 6.72 lit khí NO và dd X. Đem cô cạn dd X thì thu được khối lượng muối khan là: A. 77.1g B. 71.7g C. 17.7g D. 53.1 Câu18: Cho 8,4 gam Fe tác dụng với 400ml dung dịch HNO3 1M , sau phản ứng thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan. Câu19: cho 11,2 gam Fe vào 1lit dung dịch HNO3 0,6M thu được dung dịch X và NO là spk duy nhất . sau phản ứng cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan. Câu20: cho 25,6 gam Cu vào dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được hỗn hợp X và 4,48lít [đktc] khí NO duy nhất . Cho tiếp 100ml dung dịch HCl 0,8 M vào X thì có thu được khí nữa không, bao nhiêu lit[đktc] Câu21 Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 [dư]. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO [ở đktc] và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X. Câu22: Khi cho 1,92g hỗn hợp X gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1:3 tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có thể tích 1,736 lít [đktc]. Tính khối lượng muối tạo thành và số mol HNO3 đã phản ứng. A. 8,074gam và 0,018mol B. 8,4gam và 0,8mol C. 8,7gam và 0,1mol D. 8,74gam và 0,1875mol Câu23: Cho 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được 4,928 lit [đktc] hỗn hợp NO và NO2 . tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 ban đầu. Câu24: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y [có hoá trị duy nhất] trong dung dịch axit HNO3 thu được hỗn hợp khí B gồm 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng Câu25 Để hoà tan hết 0,06 mol Fe thì cần số mol HNO3 tối thiểu là [sản phẩm khử duy nhất là NO]: Câu26: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO [sản phẩm khử duy nhất, ở đktc]. Giá trị của V là Câu27: Thể tích dung dịch HNO3 1M [loãng] ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là [biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO] Câu28: Cho 2,56g đồng tác dụng với 40ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được NO. Sau phản ứng cho thêm H2SO4 dư vào lại thấy có NO bay ra. Thể tích khí NO [ở đktc] bay ra khi cho thêm H2SO4 dư vào là? A. 1,49lít B. 0,149lít C. 14,9lít D. 9,14 lít. Câu29: Cho 1,92 g Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch A. Thể tích khí sinh ra [ở đktc] là? A. 3,584lít B. 0,3584lít C. 35,84lít D. 358,4lít Câu30: nung 67.2g hỗn hợp Fe[NO3]3, Cu[NO3]2 sau pư thu được 4.48lit khí oxi[đktc]. Chất rắn sau khi nung có khối lượng là: A. 64g B. 24g C. 34g D. 46g Câu31: Cho 17,7 gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X thu được 67,3gam muối khan[ không có NH4NO3 ].Nung hỗn hợp muối khan này đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.

Bài tập hợp chất tác dụng với HNO3 và cách giải – Hóa học lớp 11

A. Lý thuyết ngắn gọn

HNO3 đặc oxi hóa được hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông,… bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
4HNO3 + FeO → Fe[NO3]3 + NO2 + 2H2O

4HNO3 + FeCO3 → Fe[NO3]3 + NO2 + 2H2O + CO2

Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe[NO3]3 + NO2 + 5H2O

B. Phương pháp giải

Bước 1: Lập sơ đồ phản ứng biểu diễn quá trình chuyển hóa giữa các chất.

Bước 2: Xác định đầy đủ, chính xác chất khử và chất oxi hóa, trạng thái số oxi hóa của chất khử, chất oxi hóa trước và sau phản ứng; không cần quan tâm đến số oxi hóa của chất khử và chất oxi hóa ở các quá trình trung gian nếu phản ứng xảy ra nhiều giai đoạn.

Bước 3: Thiết lập phương trình toán học: Tổng số mol electron chất khử nhường bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận, kết hợp với các giả thiết khác để lập các phương trình toán học khác có liên quan. Giải hệ phương trình để suy ra kết quả mà đề yêu cầu.

Chú ý: Nếu hỗn hợp gồm cả kim loại và oxit kim loại phản ứng với HNO3 [và giả sử tạo ra khí NO] thì nHNO3[phan  ung]=4nNO+2nO[trong  oxit  kim  loai]

C. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, dư thì thu được 0,224 lít khí NO2 [đktc]. Tính khối lượng muối Fe[NO3]3 tạo thành sau phản ứng

A. 7,26 gam.

B. 7,20 gam.

C. 7,06 gam.

D. 6,02 gam.

Lời giải chi tiết

nNO2=0,22422,4=0,01  mol

Trong hỗn hợp chỉ có FeO phản ứng tạo thành chất khí.

Phương trình hóa học:

FeO+4HNO3→Fe[NO3]3+NO2+2H2O

Theo phương trình: nFeO=nNO2=0,01  mol

Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe[NO3]3=nFeO+2nFe2O3=0,03  mol

→mFe[NO3]3=0,03.242=7,26g

Chọn A.

Ví dụ 2: Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3, thu được 13,44 lít khí NO [đktc]. Phần trăm khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là

A. 69%.

B. 96%.

C. 4%.

D. 31%.

Lời giải chi tiết

nNO=13,4422,4=0,6  mol

Phương trình hóa học:

3Cu+8HNO3→3Cu[NO3]2+2NO+4H2O [1]

CuO+2HNO3→Cu[NO3]2+H2O [2]

Theo phương trình [1]: nCu=32nNO=32.0,6=0,9  mol

→mCu=0,09.64=57,6g

→%mCu=57,660.100%=96%

→%mCuO=100%−96%=4%

Chọn C.

Ví dụ 3: Hòa tan hết hỗn hợp chứa 10 gam CaCO3 và 17,4 gam FeCO3 bằng dung dịch HNO3 loãng, nóng. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

A. 0,8 mol.

B. 0,5 mol.

C. 0,7 mol.

D. 0,2 mol.

Lời giải chi tiết

nCaCO3=10100=0,1  mol;nFeCO3=17,4116=0,15  mol

Phương trình hóa học:

CaCO3+2HNO3→Ca[NO3]2+CO2+H2O

3FeCO3+10HNO3→3Fe[NO3]3+NO+3CO2+5H2O

Theo phương trình: nHNO3=2nCaCO3+103nFeCO3=2.0,1+103.0,15=0,7  mol

Chọn C.

D. Bài tập tự luyện

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S vào axit HNO3 [vừa đủ], thu được dung dịch X [chỉ chứa hai muối sunfat] và khí duy nhất NO. Tỉ lệ x : y là

A. 1:3.

B. 3:1.                      

C. 1:2.                      

D. 2:1

Câu 2: Cho 18,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất [đktc], dung dịch D và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là

A. 3,2M.

B. 3,5M.    

C. 2,6M.   

D. 5,1M.

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X [đktc] và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là

A. NO2.

B. N2O.

C. NO.

D. N2.

Câu 4: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 [dư], thoát ra 1,68 lít [đktc] NO2 [là sản phẩm khử duy nhất]. Giá trị của m là

A. 2,52 gam.

B. 2,22 gam.            

C. 2,62 gam.

D. 2,32 gam.

Câu 5: Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp A có khối lượng 12 gam gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn với axit nitric dư thấy giải phóng ra 2,24 lít khí duy nhất NO. Giá trị của m và số mol HNO3 đã phản ứng là

A. 10,08 gam và 0,64 mol.

B. 8,88 gam và 0,54 mol.

C. 10,48 gam và 0,64 mol.

D. 9,28 gam và 0,54 mol.

Câu 6: Đun nóng 28 gam bột sắt trong không khí một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hết A trong lượng dư dung dịch HNO3 đun nóng, thu được dd B và 2,24 lít khí NO duy nhất [đktc]. Giá trị của m là

A. 35,2 gam.

B. 37,6 gam.

C. 56 gam.

D. 40 gam.

Câu 7: Trộn 0,81 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO [sản phẩm khử duy nhất] ở đktc. Giá trị của V là

A. 0,224 lít.         

B. 0,672 lít.         

C. 2,24 lít.           

D. 6,72 lít.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO duy nhất [đktc] và dung dịch Y. Thêm Ba[OH]2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 81,55.                                

B. 110,95.

C. 115,85.                              

D. 14,20.

Câu 9: Cho dung dịch HNO3 loãng tác dụng với m gam hỗn hợp Zn và ZnO tạo ra dung dịch có chứa 8 gam NH4NO3 và 132,3 gam Zn[NO3]2. Giá trị của m bằng

A. 82,7 gam.                 

B. 50,3 gam.                 

C. 102,2 gam.               

D. 51,1 gam.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn m gam FeCO3 trong dung dịch HNO3 thu được 10,08 lít hỗn hợp 2 khí [ở đktc] có tỉ khối so với H2S bằng 1,294. Giá trị của m bằng:

A. 23,2 gam.                 

B. 46,4 gam.                 

C. 34,8 gam.                 

D. 38,7 gam.

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

C

D

A

A

B

D

B

B

B

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Bài tập xác định chất khử, sản phẩm khử và cách giải

Bài tập nhiệt phân muối nitrat và cách giải

Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

Công thức tính nhanh số mol HNO3 phản ứng

Công thức tính nhanh khối lượng muối nitrat

Video liên quan

Chủ Đề