Bài tập trắc nghiệm nguyên phân giảm phân năm 2024

Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi à:

  • A. Chu kì tế bào.
  • B. Quá trình phân bào.
  • C. Phân chia tế bào.
  • D. Phân cắt tế bào.
  • Câu 2:Mã câu hỏi: 145140 Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự:
  • A. G1– G2 – S – nguyên phân.
  • B. G2 – G1 – S – nguyên phân.
  • C. G1 – S – G2 – nguyên phân.
  • D. S – G1 – G2– nguyên phân.

Bài tập trắc nghiệm nguyên phân giảm phân năm 2024

  • Câu 3:Mã câu hỏi: 145142 Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là:
  • A. Kì trung gian.
  • B. Kì đầu.
  • C. Kì giữa.
  • D. Kì cuối.
  • Câu 4:Mã câu hỏi: 145144 Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kì trung gian là:
  • A. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
  • B. Trung thể tự nhân đôi.
  • C. NST tự nhân đôi.
  • D. ADN tự nhân đôi.
  • Câu 5:Mã câu hỏi: 145146 Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà gần như không phân chia là:
  • A. Tế bào cơ tim.
  • B. Hồng cầu.
  • C. Bạch cầu.
  • D. Tế bào thần kinh.
  • Câu 6:Mã câu hỏi: 145148 Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là:
  • A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
  • B. Nhân đôi ADN và NST.
  • C. NST tự nhân đôi.
  • D. ADN tự nhân đôi.
  • Câu 7:Mã câu hỏi: 145150 Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là:
  • A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
  • B. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
  • C. Tổng hợp tế bào chất và bào quan.
  • D. Phân chia tế bào.
  • Câu 8:Mã câu hỏi: 145153 Loại TB nào xảy ra quá trình nguyên phân?
  • A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.
  • B. Tế bào sinh dưỡng.
  • C. Tế bào sinh giao tử.
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai.
  • Câu 9:Mã câu hỏi: 145155 Quá trình nguyên phân diễn ra gồm các kì:
  • A. Kì đầu, giữa, sau, cuối.
  • B. Kì đầu, giữa, cuối, sau.
  • C. Kì trung gian, giữa, sau, cuối.
  • D. Kì trung gian, đầu, giữa, cuối.
  • Câu 10:Mã câu hỏi: 145159 Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc là nơi:
  • A. Gắn NST.
  • B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các TB con.
  • C. Tâm động của NST bám và trượt về các cực của TB.
  • D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của NST.
  • Câu 11:Mã câu hỏi: 145161 Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào:
  • A. Kỳ giữa.
  • B. Kỳ cuối.
  • C. Kỳ sau.
  • D. Kỳ đầu.
  • Câu 12:Mã câu hỏi: 145165 Ở kỳ sau của nguyên phân….(1)….trong từng NST kép tách nhau ở tâm động xếp thành hai nhóm….(2)….tương đương, mỗi nhóm trượt về 1 cực của tế bào.
  • A. (1) : 4 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể.
  • B. (1) : 2 crômatit ; (2) : nhiễm sắc thể đơn.
  • C. (1) : 2 nhiễm sắc thể con; (2) : 2 crômatit.
  • D. (1) : 2 nhiễm sắc thể đơn; (2) : crômatit.
  • Câu 13:Mã câu hỏi: 145168 Gà có 2n =78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
  • A. 78 NST đơn.
  • B. 78 NST kép.
  • C. 156 NST đơn.
  • D. 156 NST kép.
  • Câu 14:Mã câu hỏi: 145171 Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là:
  • A. 23 NST đơn.
  • B. 46 NST kép.
  • C. 46 NST đơn.
  • D. 23 NST kép.
  • Câu 15:Mã câu hỏi: 145175 Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kỳ sau của nguyên phân trong một tế bào có:
  • A. 8 NST đơn.
  • B. 16 NST đơn.
  • C. 8 NST kép.
  • D. 16 NST kép.
  • Câu 16:Mã câu hỏi: 145177 NST ở trạng thái kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở:
  • A. Kì trung gian đến hết kì giữa.
  • B. Kì trung gian đến hết kì sau.
  • C. Kì trung gian đến hết kì cuối.
  • D. Kì đầu, giữa và kì sau.
  • Câu 17:Mã câu hỏi: 145180 Với di truyền học sự kiện quan trọng nhất trong phân bào là:
  • A. Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST.
  • B. Sự thay đổi hình thái NST.
  • C. Sự hình thành thoi phân bào.
  • D. Sự biến mất cảu màng nhân và nhân con.
  • Câu 18:Mã câu hỏi: 145181 Sự tháo xoắn và đóng xoắn của NST thể trong phân bào có ý nghĩa:
  • A. Thuận lợi cho sự nhân đôi và phân li của NST.
  • B. Thuận lợi cho việc gắn NST vào thoi phân bào.
  • C. Giúp tế bào phân chia nhân một cách chính xác.
  • D. Thuận lợi cho sự tập trung của NST.
  • Câu 19:Mã câu hỏi: 145182 Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra:
  • A. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n giống TB mẹ.
  • B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n khác TB mẹ.
  • C. 4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n.
  • D. Nhiều cơ thể đơn bào.
  • Câu 20:Mã câu hỏi: 145183 Số lượng tế bào con được sinh ra qua n lần nguyên phân từ 1 tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai là:
  • A. 2n
  • B. 2n
  • C. 4n
  • D. 2(n)
  • Câu 21:Mã câu hỏi: 145186 Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
  • A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
  • B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
  • C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn.
  • D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
  • Câu 22:Mã câu hỏi: 145188 Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là:
  • A. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
  • B. Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên.
  • C. Sự nhân đôi đồng loạt của các cơ quan tử.
  • D. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
  • Câu 23:Mã câu hỏi: 145190 Từ một hợp tử của ruồi giấm( 2n = 8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu?
  • A. 128.
  • B. 256.
  • C. 160.
  • D. 64.
  • Câu 24:Mã câu hỏi: 145191 Bộ NST của 1 loài là 2n = 14( Đậu Hà lan ), số lượng NST kép, số crômatit, số tâm động ở kì giữa của nguyên phân là:
  • A. 14, 28, 14.
  • B. 28, 14, 14.
  • C. 7, 14, 28.
  • D. 14, 14, 28.
  • Câu 25:Mã câu hỏi: 145192 Số lượng tế bào ban đầu, biết số tế bào con được sinh ra là 384 tế bào đã trãi qua 5 lần nguyên phân:
  • A. 12
  • B. 22
  • C. 32
  • D. 42
  • Câu 26:Mã câu hỏi: 145193 Có 8 tế bào sinh dưỡng của ngô cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt, người ta thấy môi trường nội bào phải cung cấp 2400 NST đơn để hình thành các tế bào con. Bộ NST của tế bào sinh dưỡng của ngô là:
  • A. 75
  • B. 150
  • C. 20
  • D. 40
  • Câu 27:Mã câu hỏi: 145194 Một tế bào sinh dưỡng của cà chua (2n = 24) thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Ở đợt nguyên phân cuối cùng, vào kì giữa số cromatit là:
  • A. 192
  • B. 384
  • C. 96
  • D. 0
  • Câu 28:Mã câu hỏi: 145195 Bộ NST của loài được kí hiệu AaBbDd, kí hiệu bộ NST của loài ở kì đầu của nguyên phân là:
  • A. AAaaBBbbDDdd.
  • B. AABBDD và aabbdd.
  • C. AaBbDd.
  • D. AaBbDd và AaBbDd.
  • Câu 29:Mã câu hỏi: 145196 Loại TB xảy ra quá trình giảm phân:
  • A. Tế bào sinh dục chín.
  • B. Tế bào sinh dục sơ khai.
  • C. Tế bào sinh dưỡng.
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh giao tử ở giai đoạn chín.
  • Câu 30:Mã câu hỏi: 145197 Khi giảm phân, hiện tượng trao đổi đoạn trên cặp NST kép tương đồng xảy ra ở:
  • A. Kì đầu I
  • B. Kì sau I
  • C. Kì giữa I
  • D. Kì cuối I
  • Câu 31:Mã câu hỏi: 145198 Các hoạt động của NST trong kì đầu của giảm phân I theo thứ tự là: (1)- Các NST kép co xoắn. (2)-Từng cặp NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau. (3)- Có thể trao đổi chéo (4)- Các NST kép trong cặp tương đồng tách rời (5)- NST nhân đôi. Phương án đúng: