Bài 15 trang 51 sbt toán 9 tập 2

\(\displaystyle- {2 \over 5}{x^2} - {7 \over 3}x = 0 \Leftrightarrow 6{x^2} + 35x = 0\)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • LG a
  • LG b
  • LG c
  • LG d

Giải các phương trình

LG a

\(7{x^2} - 5x = 0\)

Phương pháp giải:

Đặt nhân tử chung để đưa về phương trình tích.

Lời giải chi tiết:

\(7{x^2} - 5x = 0 \)\(\Leftrightarrow x\left( {7x - 5} \right) = 0\)

\(\Leftrightarrow x = 0\)hoặc\(7x - 5 = 0\)

\(\Leftrightarrow x = 0\)hoặc\(x = \displaystyle {5 \over 7}\)

Vậy phương trình có hai nghiệm:\({x_1} = 0;{x_2} = \displaystyle{5 \over 7}\)

LG b

\(- \sqrt 2 {x^2} + 6x = 0\)

Phương pháp giải:

Đặt nhân tử chung để đưa về phương trình tích.

Lời giải chi tiết:

\(- \sqrt 2 {x^2} + 6x = 0 \)\(\Leftrightarrow x\left( {6 - \sqrt 2 x} \right) = 0\)

\( x = 0\) hoặc\(6 - \sqrt 2 x = 0\)

\( x = 0\) hoặc\(x = 3\sqrt 2 \)

Vậy phương trình có hai nghiệm:\({x_1} = 0;\;{x_2} = 3\sqrt 2 \)

LG c

\(3,4{x^2} + 8,2x = 0\)

Phương pháp giải:

Đặt nhân tử chung để đưa về phương trình tích.

Lời giải chi tiết:

\(3,4{x^2} + 8,2x = 0 \)\(\Leftrightarrow 34x^2 + 82x = 0\)

\(\Leftrightarrow 2x\left( {17x + 41} \right) = 0\)

\(2 x = 0\) hoặc \(17x + 41 = 0\)

\( x = 0\) hoặc\(x = \displaystyle- {{41} \over {17}}\)

Vậy phương trình có hai nghiệm:\({x_1} = 0;{x_2} = - \displaystyle{{41} \over {17}}\)

LG d

\(\displaystyle- {2 \over 5}{x^2} - {7 \over 3}x = 0\)

Phương pháp giải:

Đặt nhân tử chung để đưa về phương trình tích.

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle- {2 \over 5}{x^2} - {7 \over 3}x = 0 \Leftrightarrow 6{x^2} + 35x = 0\)

\(\Leftrightarrow x\left( {6x + 35} \right) = 0\)

\( x = 0\) hoặc \(6x + 35 = 0\)

\( x = 0\) hoặc\(x = \displaystyle- {{35} \over 6}\)

Vậy phương trình có hai nghiệm:\({x_1} = 0;{x_2} = - \displaystyle{{35} \over 6}\)